Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam (Tập 2)

Tác Giả: Phạm Minh Đức, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold, Trịnh Minh Anh, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Phương Hiền
Năm XB: 2013
Nhà XB: The World Bank
Chủ Đề: Kinh tế vĩ mô
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Nguồn trích: http://www.worldbank.org
Mô tả ngắn:
Trong tập 2 của Báo cáo này đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn về chuỗi cung ứng trong 06 ngành – ba ngành nông nghiệp/thủy sản (cà phê, gạo, thủy sản) và ba ngành công nghiệp chế biến (dệt may, giày dép, điện tử - thiết bị điện).

 

Báo cáo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam” bao gồm 3 tập. Trong tập 2 của Báo cáo này đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn về chuỗi cung ứng trong 06 ngành – ba ngành nông nghiệp/thủy sản (cà phê, gạo, thủy sản) và ba ngành công nghiệp chế biến (dệt may, giày dép, điện tử - thiết bị điện). Báo cáo gói gọn trong 83 trang, đi theo cấu trúc chính: bắt đầu từ việc giới thiệu ngành, giá trị sản xuất và thương mại, cấu trúc của mỗi ngành cho đến việc đề ra chiến lược phát triển và thực hiện chiến lược trong thực tế. Chiến lược này, một khi được thực hiện, sẽ tăng cường sức cạnh tranh và giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Chìa khóa cho tăng trưởng tương lai là tăng cường khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu. Tạo thuận lợi thương mại là một phương thức hiệu quả để thực hiện điều này nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Vậy làm thế nào để giải quyết bài toán này và nâng cao hiệu quả trong tạo thuận lợi thương mại tại Việt Nam sẽ được tìm thấy trong trọn bộ báo cáo “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam” gồm 3 tập.

            Báo cáo được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia Phạm Minh Đức, Deepak Mishra, Kee-Cheok Cheong, John Arnold, Trịnh Minh Anh, Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Phương Hiền. Bạn đọc quan tâm có thể truy cập vào website http://hoinhap.org.vn của Tủ sách Hội nhập – Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP.HCM để được hướng dẫn mượn tài liệu. 

Thư viện Hội nhập quốc tế
(trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển)
Địa chỉ: 149 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: (08) 38205051 - Fax: (08) 39325669
Email: [email protected]