Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnĐàm phán NAFTA _ “phép thử” quan trọng dành cho Trump

Đàm phán NAFTA _ “phép thử” quan trọng dành cho Trump

nafta 11

Vào thứ tư vừa rồi, các quan chức Mexico và Canada đã đến Washington để đàm phán về Hiệp định thương mại tự do khối Bắc Mỹ (NAFTA) đã có lịch sử 23 năm mà đã có lần Tổng thống Donald Trump tuyên bố muốn rút khỏi Hiệp định. Cuộc đàm phán này sẽ tạo đà cho các đàm phán thương mại tiếp theo dưới thời tổng thống Trump.

Các nhà phân tích cho rằng tình hình đang diễn biến tốt đẹp, ba bên sẽ nâng cấp thành công NAFTA trước năm 2018. Chỉ riêng  giải quyết vấn đề kỹ thuật cũng sẽ là một nhiệm vụ nặng nề, vì Hiệp định NAFTA ban đầu được ký kết từ thời kỳ mà điện thoại di động còn to gần bằng cục gạch và chưa có kinh tế số.

Mỹ đề xuất tái đàm phán NAFTA sau khi Trump lo ngại rằng Mỹ không được đối đãi công bằng trong NAFTA, và Trung Quốc có thể lợi dụng Hiệp định này làm sân sau để tuồng hàng hóa vào khu vực Bắc Mỹ. Một điểm nữa khiến Trump lo ngại là việc Mexico đang thặng dư thương mại hơn 60 tỷ USD với Mỹ.

Ông Dana Peterson, nhà kinh tế học thuộc Citigroup cho rằng “Giao dịch thương mại của Mexico và Canada đang phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Canada là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, sau đó mới đến Trung Quốc. Vì vậy, Canada đang ở thế bị đe dọa. Chúng ta đã thấy rõ cách đàm phán của Chính quyền Trump. Họ thường đưa gậy trước sau đó mới đưa cà rốt”. Nước Mỹ đã thâm hụt thương mại 12,5 tỷ USD với Canada trong năm 2016. Trong năm qua, trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa Mỹ và Canada là 628 tỷ USD, và giữa Mỹ với Mexico là 580 tỷ USD.

Đàm phán NAFTA là một “phép thử” quan trọng cho chính quyền Trump để ghi điểm sau hàng loạt các thất bại trong thời gian qua tại Mỹ. Ông Jonathan Lieber, người đứng đầu Tập đoàn Eurasia cho rằng “Chính quyền Trump đang lên kế hoạch ghi điểm chính trị, và để xúc tiến kế hoạch đó, họ sẽ phải tập trung vào nhiệm vụ chính là tái đàm phán NAFTA”

Ông Lieber cũng cho rằng Trump rất khó để chiến thắng trong đàm phán NAFTA lần này. “Nếu chính quyền Trump áp đặt rào cản lên hàng xuất khẩu của Mexico, Quốc hội Mỹ sẽ lên án việc làm trên. Rất khó để Trump đảo ngược tình thế để chiến thắng”.

Các nhà phân tích cho rằng mục tiêu của Mỹ ở NAFTA cũng giống như  ở Hiệp định TPP, hiệp định thương mại mà Trump đã kịch liệt phản đối từ khi còn lại ứng cử viên và ngay khi  Trump đắc cứ tổng thống, Trump đã lập tức rút nước Mỹ khỏi TPP. Hiệp định TPP bao gồm 12 nước ở bán cầu Tây lẫn các nước châu Á như Nhật Bản và Singapore. Lieber cho rằng NAFTA có thể được chỉnh sửa lại để bao gồm các quy tắc giống như trong TPP.

Ngành mà được lợi nhất từ NAFTA là công nghệ ô tô, nông nghiệp và năng lượng. Những ngành này cũng sẽ lỗ nặng nhất nếu NAFTA tan rã. Chuỗi cung ứng trong công nghiệp ô tô trải dài khắp 3 quốc gia, trong đó, Mexico là nhà sản xuất lớn cả ô tô lẫn linh kiện. Ông Peterson cho rằng kịch bản tốt nhất là có thể hoàn tất được 6 đến 8 phiên họp trước tháng 12/2017 sau đó là gấp rút thông qua Hiệp định trước đợt bầu cử ở Mỹ và Mexico vào năm sau. Còn kịch bản xấu nhất, với xác suất 10%, là sẽ có nước rút khỏi Hiệp định, hoặc Mỹ không giữ lời hứa.

Ngoài ra, đàm phán NAFTA cũng phải chú trọng để việc tính toán thời gian vì năm sau Mexico sẽ bầu cử tổng thống, có thể dẫn đến một Đảng khác lên cầm quyền, và Đảng đó có thể không muốn tái đàm phán NAFTA. Cũng trong năm sau, Mỹ sẽ bầu cử Quốc hội. Ông Juan Carlos Hartasanchez – giám đốc Albright Stonebridge cho rằng “Mục tiêu chính của Mexico là muốn đảm bảo rằng Mexico vẫn tiếp tục được thâm nhập vào thị trường Mỹ”. Ông Hartasanchez cho rằng Mexico muốn bảo vệ những gì vốn dĩ đang có: không thuế, không hạn ngạch hay bất kỳ biện pháp quản lý thương mại nào khác.

Đàm phán NAFTA cũng vấp phải một số trở ngại. Một trong số đó là việc Mỹ yêu cầu thay đổi cách giải quyết tranh chấp thương mại. Thay vì đưa ra hội đồng gồm đại diện của ba nước thì Mỹ lại yêu cầu tranh chấp có thể được giải quyết ở những nơi khác, bao gồm ở tòa án Mỹ. Tất nhiên, Canada và Mexico không đồng ý vấn đề này. Peterson nói “Chính quyền Trump muốn bằng mọi cách bảo vệ nền thương mại Mỹ”. Nếu quy tắc bị thay đổi, các nước có thể đánh thuế trả đũa thậm chí trước khi các vụ tranh chấp được giải quyết.

Về vấn đề thương mại điện tử, Mỹ muốn nâng mức giới hạn mua hàng không chịu thuế nhập khẩu lên thành 800 USD như đang áp dụng hiện nay tại Mỹ, trong khi ở Mexico mức giới hạn này là 50 USD và ở Canada là 20 USD. Các nhà bán lẻ Canada lo ngại nếu sửa mức giới hạn như trên sẽ giúp cho hàng trên mạng sẽ có giá thấp, cạnh tranh với các cửa hàng bán lẻ. Mexico cũng lo ngại sự thay đổi này sẽ mở cửa cho hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á ồ ạt tràn sang. Quy định mới nếu được áp dụng sẽ có lợi cho eBay và Amazon.

Mexico và Canada còn lo ngại rằng Mỹ luôn muốn “Nước Mỹ trên hết”, phải mua hàng Mỹ. Ông Peterson nói “Canada muốn có cơ hội tiếp cận sâu hơn nữa trong hoạt động mua sắm chính phủ của các nước trong khi Mỹ lại muốn hạn chế việc này. Mỹ chỉ muốn mua hàng hóa và dịch vụ trong nước Mỹ và với người Mỹ”.

Canada cũng phản đối Mỹ trong việc ngăn chặn việc dịch chuyển lao động giữa các nước, cụ thể là việc Mỹ đang muốn xây dựng bức tường biên giới với Mexico để ngăn chặn người nhập cư.

Mỹ cũng muốn đàm phán lại về quy tắc xuất xứ, yêu cầu hàm lượng giá trị tối thiểu là 40%. Hartasanchez nói “Ta có thể thấy rõ mục tiêu của Mỹ, họ thảo luận về quy tắc xuất xứ chung, nhưng lại phát biểu là quy tắc xuất xứ mới nên sửa lại theo hướng bảo vệ hàng hóa của Mỹ và Bắc Mỹ. Họ muốn Mỹ được ưu tiên trên hết trong khi chúng ta đang muốn củng cố sức mạnh khu vực. Nếu Mỹ xúc tiến quy tắc xuất xứ riêng của Mỹ, thì sẽ làm phức tạp thêm cho đàm phán”. Hartasanchez cũng nói thêm “Nếu như Mỹ muốn giảm thâm hụt thương mại bằng quy tắc xuất xứ tiêu chuẩn cao và phi thực tế như vậy, thì sẽ làm tình hình thêm xấu đi. Mexico sẽ không còn lựa chọn nào khác là từ bỏ đàm phán”.

Khi tham gia đàm phán TPP, Mexico cũng đã đồng ý thay đổi các vấn đề môi trường và lao động để có thể tương đồng với Mỹ, và ông Lieber cho rằng điều này có thể một khởi đầu tích cực. Ở Mexico, cơ sở hạ tầng đã có cải thiện nhưng tiền lương thì vẫn chưa. Vì vậy, vẫn có tình trạng chênh lệch giá nhân công: lao động ở Michigan kiếm được 30 USD/giờ có kèm chăm sóc y tế, trong khi lao động ở Mexico chỉ kiếm được 5 USD/giờ và không được chăm sóc y tế. Nếu chúng ta có thể nâng cấp một số các quy định hiện nay ở Canada, Mỹ và Mexico, chúng ta có thể tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho lao động của 3 nước”.

Còn về mặt hàng bơ sữa và gỗ mềm, Mỹ và Canada đang có mâu thuẫn do Mỹ đang đánh thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Peterson nói “Mỹ cáo buộc Canada đang trợ cấp cho bơ sữa. Canada thì tranh cãi rằng lượng xuất khẩu mặt hàng này từ Mỹ vào Canada cao gấp 5 lần giá trị Canada xuất sang Mỹ

Nguồn: CNBC

Từ khóa: đàm phán, NAFTA, phép thử, quan trọng, dành cho, Trump

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007429739
Go to top