Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnNhững điều cần biết về tái đàm phán NAFTA

Những điều cần biết về tái đàm phán NAFTA

XNK truc tuyen

Hôm 16/8/2017, các đại diện thương mại từ Hoa Kỳ, Mê-xi-cô và Canada đã có phiên đàm phán đầu tiên trong số bảy phiên đàm phán đã được lên lịch trước liên quan đến việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Sự kiện thu hút sự quan tâm của truyền thông trong nước lẫn quốc tế do tầm ảnh hưởng của Hiệp định này. 

Nhằm cung cấp những nhận định thực tế đến các đọc giả thuộc các ngành công nghiệp trọng yếu, bài viết của chúng tôi sẽ tập trung vào bối cảnh đàm phán, mục tiêu và lợi ích các bên được công bố trước các cuộc đàm phán, cũng như lưu ý về những vấn đề cần theo dõi trong quá trình đàm phán NAFTA.

Bối cảnh

NAFTA liên tục hứng chịu chỉ trích trong suốt giai đoạn diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016, đồng thời bị Tổng thống Donald Trump coi là nguyên nhân gây thâm hụt thương mại giữa nước này và Mê-xi-cô. Ông Trump nhận định rằng thâm hụt thương mại với Mê-xi-cô phản ánh những bất công nghiêm trọng do NAFTA gây nên đối với quyền lợi của người lao động và doanh nhân Mỹ, đồng thời nói thêm rằng ông đã xúc tiến việc đưa Hoa Kỳ rời khỏi NAFTA vào cuối tháng 4/2017.

Tuy vậy, hôm 18/5/2017, chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu tái đàm phán với ý định “làm mới” NAFTA. Nhưng theo lời các quan chức, Mỹ vẫn có thể đơn phương rút khỏi Hiệp định nếu họ không đạt được một “thỏa thuận” công bằng cho nước Mỹ. Theo quy định của Luật về Ưu tiên Thương mại và Trách nhiệm năm 2015 của Quốc hội Mỹ, Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ đã soạn thảo bảng tóm tắt các mục tiêu cho các cuộc đàm phán sắp tới. Tuy văn bản này rất quan trọng, nhưng nội dung của nó vẫn còn khá mơ hồ, chưa nêu cụ thể những điểm sửa đổi nào mà phía Mỹ đang mong muốn.

Quá trình đàm phán chạy đua với thời gian

Các bên tham gia đàm phán đang chịu sức ép từ nhiều phía nhằm nhanh chóng kết thúc đàm phán. Điều này cực kỳ thử thách vì các cuộc đàm phán thương mại thường phức tạp và kéo dài.

Đầu tiên, thẩm quyền của Tổng thống Mỹ trong việc xúc tiến đàm phán thương mại sẽ hết hiệu lực vào tháng 7/2018; điều này có nghĩa là, nếu cuộc đàm phán bị kéo dài, Tổng thống sẽ cần sự ủy quyền mới từ Quốc hội nước này. Khả năng vừa nêu đang gặp nhiều thách thức do cả hai Đảng lớn trong Quốc hội Mỹ tỏ ra nghi ngờ các thỏa thuận thương mại nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia tiếp nhận đầu tư nói riêng.

Thứ hai, Mê-xi-cô sẽ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 7/2018 và Tổng thống Enrique Peña-Nieto vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại phủ Tổng thống cho đến khi Tổng thống mới nhậm chức vào tháng 1/2019. Chính phủ Mê-xi-cô tại thời gian này khó có thể đưa ra bất kỳ một cam kết chính thức chắc chắn nào nhất là trong trường hợp Đảng của Tổng thống đương nhiệm thất bại trong cuộc bầu cử.

Thứ ba, các vòng đàm phán được dự đoán sẽ là một trong các chủ đề được nói đến trong các chiến dịch tranh cử của những ứng viên tham gia cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra vào tháng 11/2018.

Trên cơ sở những sức ép vừa nêu, các bên tham gia đàm phán đều muốn thúc đẩy kết thúc sớm các cuộc thương lượng. Nhờ các điều khoản trong dự thảo của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã có sẵn, các thành viên đoàn đàm phán sẽ có căn cứ để làm mới lại một số quy định trong NAFTA-cho dù TPP đã bị Tổng thống Donald Trump chối bỏ. Từ trước đến giờ, các cuộc đàm phán thương mại thường kéo dài hàng năm trời, nên nếu các bên có thể nhanh chóng đạt được đồng thuận về những điểm thay đổi trong NAFTA,  NAFTA có thể kết thúc sớm hơn các cuộc đàm phán thông thường.

Các vấn đề quan trọng trên bàn đàm phán

Canada, Mê-xi-cô và Hoa Kỳ, mỗi quốc gia đều công khai các ưu tiên của mình trước mỗi vòng thương lượng, ví dụ như Đại diện thương mại Mỹ đã công bố các mục tiêu đàm phán vào ngày 17/7/2017. Cả ba quốc gia đều cẩn trọng trong việc xác định mục tiêu trong việc cập nhật và làm mới lại NAFTA, cũng như tránh những nguy cơ có thể làm tổn hại đến quá trình đàm phán. Tâm lý này của các nước phản ánh mối lo ngại việc Hoa Kỳ rời khỏi NAFTA sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế lẫn chính trị; viễn cảnh Mỹ đơn phương rút khỏi NAFTA có thể gây hại nghiêm trọng đến người tiêu dùng, nhà sản xuất và thương nhân bán lẻ khối Bắc Mỹ.

Các nhà bình luận cũng lo lắng về quan điểm của Hoa Kỳ: sửa đổi NAFTA nhằm giải quyết thâm hụt thương mại với Mê-xi-cô. Các nhà bình luận cho rằng chính sách thương mại không phải là công cụ hữu hiệu để giải quyết thâm hụt song phương, sẽ sai lầm nếu chỉ tập trung xóa bỏ thâm hụt thương mại song phương mà không xét đến tác động tổng thể lên quan hệ thương mại nói chung.

Bỏ qua những lo ngại quanh việc Mỹ rút khỏi NAFTA hay việc Mỹ dùng NAFTA để giảm thâm hụt thương mại với Mê-xi-cô, chúng ta hãy cùng xem những sửa đổi nào trong NAFTA sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh tại Bắc Mỹ?

Quy định về lao động: Hoa Kỳ đề xuất bổ sung các quy định về lao động vào dự thảo NAFTA mới, trong đó yêu cầu các bên tham gia “thực hiện những biện pháp nhằm cấm giao thương hàng hóa có nguồn gốc từ lao động cưỡng bức”, bất kể hàng hóa này có nguồn gốc từ nước nào. Quy định mới này nhằm thúc đẩy xu hướng toàn cầu trong thực thi các quy định trong sản xuất, buộc các công ty phải chịu trách nhiệm trước các hành vi vi phạm nhân quyền.

Quy tắc xuất xứ: Hoa Kỳ có thể thắt chặt các yêu cầu về quy tắc xuất xứ đối với các sản phẩm nhằm đảm bảo tất cả hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đã đặt ra để được hưởng lợi ích từ NAFTA; việc này có thể tác động đến hàng loạt các ngành công nghiệp, đặc biệt là đối với những sản phẩm chế tạo đặc biệt hoặc xăng dầu có chứa chất làm loãng có nguồn gốc từ các quốc gia ngoài NAFTA. Mục tiêu của Mỹ là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất của các nước thuộc NAFTA, trong khi hạn chế hoạt động thuê ngoài, mặc dù về góc độ kinh tế vĩ mô, biện pháp này không rõ là có hiệu quả hay không.

Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng - Hoa Kỳ đề xuất loại bỏ Chương 19 quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp, nếu loại bỏ điều khoản này, Mỹ có thể áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa của Canada và Mexico. Điều chắc chắn là cả Mexico và Canada đều không sẵn lòng loại bỏ hoặc hạn chế hiệu lực các quy định của Chương 19; đây cũng là một vấn đề tranh cãi tiềm tàng trong quá trình đàm phán.

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư (ISDS): theo như các mục tiêu đàm phán đã được công bố của Hoa Kỳ, ISDS cần có sự thay đổi, có thể dựa theo cơ sở của TPP hoặc Hiệp định thương mại giữa Canada và EU (CETA) mới vừa kết thúc đàm phán gần đây. Theo đó, mục tiêu của Hoa Kỳ là tạo thuận lợi hơn cho bên thứ ba là các thể chế phi chính phủ có thể tham gia vào quá trình cung cấp chứng cứ cho các Hội đồng trọng tài; sự thay đổi này nhằm đáp ứng xu hướng công khai các vụ việc giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Mặc dù còn nhiều nghi ngờ trong chính phủ Mỹ đối với ISDS, các hội đoàn kinh doanh như Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất đã vận động ông Richard Lighthizer – đại diện thương mại Hoa Kỳ giữ lại ISDS trong nội dung của bản NAFTA mới.

Điều gì xảy ra khi Hoa Kỳ rút khỏi NAFTA?

Tổng thống Trump đe dọa rằng nếu cuộc đàm phán lần này không đạt đến một “thỏa thuận công bằng”, Mỹ sẽ rút khỏi NAFTA. Về mặt thực tiễn, việc Hoa Kỳ không còn là thành viên của NAFTA có nghĩa là quan hệ thương mại giữa Canada và Hoa Kỳ sẽ được điều chỉnh trở lại bởi FTA song phương giữa hai nước có hiệu lực từ năm 1988. NAFTA theo đó vẫn còn hiệu lực giữa Canada và Mexico. Vậy chỉ có quan hệ thương mại tự do giữa Hoa Kỳ và Mexico là sẽ chấm dứt.

Nếu điều đó xảy ra, hàng loạt hàng hóa Mỹ xuất sang Mexico sẽ bị đánh thuế, qua đó gây nên hậu quả khủng khiếp cho các chuỗi cung cấp đã được thiết lập tại Bắc Mỹ trong suốt một thập kỷ qua từ khi NAFTA bắt đầu có hiệu lực. Mặc dù chính quyền Tổng thống Trump mong muốn giảm thâm hụt thương mại với Mê-xi-cô nhưng theo một số phân tích, việc Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp định này chỉ làm nghiêm trọng thêm tình hình.

Các vấn đề thực tiễn chính

Mặc dù vẫn còn những rủi ro dẫn đến đàm phán lần này thất bại, tuy nhiên, lợi ích mà các bên đạt được trong NAFTA vẫn đủ lớn để hy vọng rằng các bên sẽ đạt được thỏa thuận trong sửa đổi NAFTA. Hiện giờ vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ nhận định nào về nội dung thỏa thuận, nhưng chủ thể có lợi ích liên quan nên theo sát tiến triển của các cuộc đàm phán do áp lực về thời gian sẽ thúc đẩy các bên tham gia xúc tiến nhanh quá trình này.

NAFTA chạm đến nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động thương mại, dịch vụ do đó các chủ thể có lợi ích liên quan thuộc các ngành công nghiệp trọng yếu như các nhà sản xuất (đặc biệt đối với các nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng giữa ba nước), các công ty trong lĩnh vực năng lượng cũng như các nhà sản xuất, phân phối các mặt hàng nông sản cần theo sát nhưng diễn biến của cuộc đàm phán. Ngoài các doanh nghiệp bên trong khối NAFTA, doanh nghiệp các nước không thuộc NAFTA cũng nên theo dõi sát nhằm phát hiện những cơ hội phát triển quan hệ thương mại với những quốc gia tham gia NAFTA.

Nguồn: lexology

Từ khóa: những điều cần biết, tái đàm phán, NAFTA

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007415393
Go to top