Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnTrung Quốc thu hẹp nội dung Thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ trước các cuộc đàm phán

Trung Quốc thu hẹp nội dung Thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ trước các cuộc đàm phán

tq 1

Các quan chức Trung Quốc đang đánh tiếng rằng họ không sẵn sàng cho hiệp định thương mại toàn diện với chính quyền Tổng thống Trump trước các cuộc đàm phán dự kiến tổ chức vào tuần này – làm dấy lên hy vọng một thỏa thuận đình chiến có thể đạt được giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo giới thạo tin, trong cuộc gặp với các quan khách Mỹ viếng thăm Bắc Kinh những tuần gần đây, quan chức cấp cao của quốc gia đông dân nhất thế giới đã mong đợi thu hẹp các chủ đề thảo luận trong những phiên đàm phán với Hoa Kỳ.

Nguồn tin cho biết Phó Thủ tướng Liu He, trưởng đoàn đàm phán phía Trung Quốc đã nói với các quan khách từ xứ cờ hoa rằng trong phiên thảo luận cấp cao tổ chức vào thứ Năm tuần này, nền kinh tế số 2 thế giới sẽ mang đến Washington bản đề xuất đàm phán mới với nội dung không bao gồm các cam kết về cải cách chính sách công nghiệp, trợ cấp chính phủ – những chủ đề Mỹ thường phàn nàn bấy lâu nay.

Bản đề xuất nêu trên sẽ loại bỏ các chủ đề thảo luận chính mà chính quyền Trump đã theo đuổi suốt những năm qua. Theo các nhà phân tích, điều này cho thấy Trung Quốc đang có lợi thế trong bối cảnh Tổng thống Trump đang phải đối mặt phải với nguy cơ bị luận tội – vụ việc cũng liên quan một phần đến đất nước hơn 1 tỷ dân – và tình trạng suy thoái kinh tế mà theo lời các doanh nghiệp nước này gây ra bởi cuộc chiến thương mại do chủ nhân Nhà Trắng tiến hành.

Nguồn tin thân cận của chính quyền Trump nhận định cuộc điều tra luận tội không có ảnh hưởng gì đến các cuộc thảo luận thương mại với Trung Quốc. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm giải thích tình hình hiện tại của Hoa Kỳ trong các cuộc đàm phán – theo ý kiến của nguồn tin đã nêu – đều là những tính toán sai lầm của Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao và Thương mại Trung Quốc không có phản hồi gì về bình luận nêu trên. Chính phủ Trung Quốc sẽ trở lại hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ quốc khánh kéo dài một tuần vào thứ Ba này

Chứng khoán Mỹ giảm, đồng Yên tăng giá, trong khi đó Nhân dân tệ chứng kiến sự suy giảm vào thứ Hai tuần này sau khi thông tin về nội dung đàm phán được tiết lộ. Giá trị các tài sản khác bật tăng.

Trung Quốc – vốn đang đau đầu về tình hình căng thẳng leo thang tại Hong Kong – lại bị cuốn vào cuộc tranh cãi tại chính xứ cờ hoa sau khi Tổng thống Trump, vào tuần rồi kêu gọi chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới điều tra về ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ - Cựu Phó Tổng thống Joe Biden và con trai chỉ vài phút sau khi đe dọa đẩy cuộc chiến thương mại song phương đi xa hơn.

Tổng thống Trump khẳng định lại vào hôm thứ Sáu tuần trước rằng hai việc này không có liên hệ với nhau. Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo Trung Quốc vốn đã khó chịu với tính cách thất thường của ông chủ Nhà Trắng trong quá trình thảo luận thương mại giữa hai nước lại nhìn ra đây là cơ hội để giành lợi thế trên bàn đàm phán.

Bà Jude Blanchette, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế nhận định “Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể coi tiến trình luận tội Tổng thống là minh chứng cho vị thế đang yếu đi của ông Trump hoặc ít ra nguyên cớ buộc ông chủ Nhà Trắng bớt tập trung vào cuộc đàm phán sắp tới”.

“Phía Trung Quốc cho rằng Tổng thống Trump cần một chiến thắng” do vậy sẽ thỏa hiệp về những vấn đề mang đến kết quả ngay – chuyên gia Jude Blanchette cho biết.

Một thỏa thuận khó khăn

Tổng thống Mỹ lặp lại rằng ông sẽ chỉ ủng hộ một thỏa thuận toàn diện với nền kinh tế số hai thế giới. Những người thân cận của chủ nhân Nhà Trắng cho biết ông Trump vẫn kiên định với quan điểm của mình.

Ông Trump nói với các phóng viên hôm thứ Sáu rằng “Chúng tôi có những bình luận tích cực cũng như không tích cực đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Mỹ và Trung Quốc đang trong giai đoạn cuối của việc đạt được một thỏa thuận thương mại. Vậy nhưng, chúng tôi đang đàm phán một thỏa thuận khó khăn. Nếu hiệp định này không đáp ứng 100% yêu cầu của chúng tôi, phía Mỹ sẽ không tiến đến một thỏa thuận với Trung Quốc”.

Giới thạo tin cho biết các cuộc thảo luận được nối lại vào mùa hè này sau khi đổ vỡ vào tháng Năm chỉ tập trung vào việc khởi động lại đàm phán và cách thức tránh làm leo thang căng thẳng cuộc chiến thuế quan – vốn đã và đang gây đau đầu thị trường tài chính.

Những phiên đàm phán tập trung nhiều vào khung thời gian để đạt được một thỏa thuận thương mại hạn chế giữa hai quốc gia thay vì cố gắng đi đến đồng thuận về các vấn đề còn bất đồng giữa hai phía.

Cũng theo giới thạo tin, quan chức chính quyền Mỹ tập trung thảo luận về quá trình 3 bước trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Bước đầu tiên là việc buộc Trung Quốc mua lượng lớn hàng nông sản và năng lượng từ Mỹ, tiếp theo là tiến hành thực thi các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, và cuối cùng là Mỹ dỡ bỏ tạm thời một số loại thuế quan đã áp lên hàng xuất khẩu của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Blooberg News đưa ra thông báo vào tháng 9 rằng đội ngũ của Tổng thống Mỹ đang bàn thảo về một thỏa thuận hạn chế bao gồm những vấn đề nêu trên. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các cuộc đàm phán sâu, rộng hơn vào năm tới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc khăng khăng rằng họ sẽ không thỏa hiệp gì về vấn đề chính sách công nghiệp, những kế hoạch đàm phán đã nêu sẽ đổ vỡ.

Những tranh chấp cơ bản

Cũng theo thông tin từ đoàn đàm phán Mỹ, hy vọng rất mong manh về việc Trung Quốc sẽ đồng ý từ bỏ mô hình kinh tế trong các cuộc thảo luận thương mại song phương với Hoa Kỳ. Bản thỏa thuận đạt được vào tháng Tư năm nay trước khi những phiên đàm phán đổ vỡ bao gồm những cam kết mạnh mẽ từ nền kinh tế số hai thế giới về việc từ bỏ chính sách công nghiệp – chủ đề mà Tổng thống Trump và các chính quyền tiền nhiệm thường xuyên phàn nàn.

Bản dự thảo trước đây cũng tập trung vào việc buộc Trung Quốc phải minh bạch hơn về vấn đề trợ cấp, bao gồm cả lời cam kết cụ thể liên quan đến việc hủy bỏ chương trình Made in China 2025 – kế hoạch của chủ tịch Tập Cận Bình nhằm đưa đất nước đông dân nhât thế giới thống trị những ngành công nghiệp của thế kỷ 21 như trí tuệ nhân tạo, robot, xe điện - mặc dù khung thời gian để chính phủ Trung Quốc loại bỏ những trợ cấp này không rõ ràng.

Phía Mỹ đề xuất những điều kiện đã nêu là do Đại diện thương mại Robert Lighthizer muốn chính phủ nền kinh tế số hai thế giới phải tiến hành những thay đổi thực chất thay vì chỉ kêu gọi chung về việc từ bỏ chính sách công nghiệp mà quốc gia hơn 1 tỷ dân đang áp dụng – yếu tố mà giới chính khách diều hâu thường đề cập.

Ông Lighthizer, thông qua các trợ lý của mình trừ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào nào về tiến trình đàm phán. Theo những người thân cận với vị Đại diện thương mại, trưởng đoàn đàm phán phía Hoa Kỳ khó chấp nhận những đề xuất từ chính phủ Trung Quốc nếu không đi kèm các nhượng bộ về chính sách và trợ cấp công nghiệp, tuy nhiên, Lighthizer sẵn sàng chấp nhận một hiệp định nhiều giai đoạn cũng như một thỏa thuận sớm tiền đề cho những cuộc họp song phương trong tương lai.

Bên cạnh đó, giới thạo tin cũng nói trợ lý thương mại chính của Tổng thống Trump sẽ cần một số cam kết tương tự như những nhượng bộ về trợ cấp về chính sách thương mại để giúp thỏa thuận thương mại song phương được chấp thuận tại chính phủ.

Thỏa thuận Mỹ - Nhật

Một ví dụ về phiên bản thỏa thuận thương mại giới hạn đã được giới thiệu vào tháng trước giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản; nội dung của hiệp định tập trung vào những vấn đề như nông nghiệp, thương mại điện tử, và thuế công nghiệp – bước đầu tiên mở đường cho các cuộc đàm phán sâu rộng hơn trong tương lai.

Bất kỳ thỏa thuận nào tương tự như hiệp định Mỹ - Nhật nêu trên có thể khiến những yêu cầu căn bản của chính quyền Trump trong các cuộc đàm phán thương mại trở nên vô giá trị, cũng như đặt Tổng thống Mỹ vào vị thế bất lợi trước tổng tuyển cử vào năm 2020.

Nhận định những vấn đề như trợ cấp công nghiệp là nguyên nhân cốt lõi cho cuộc chiến thương mại hiện tại - ông Rufus Yerxa, cựu quan chức thương mại Mỹ - người đứng đầu Hội đồng Ngoại thương quốc gia – một tổ chức vận động hành lang thường chỉ trính cuộc chiến thương mại do chủ nhân Nhà Trắng phát động nhận định “Chính quyền sẽ cần nhiểu lời giải thích nếu những đòi hỏi chính của họ không xuất hiện trong các hiệp định thương mại song phương”.

Ông David Dollar, cựu đại diện Bộ Tài chính tại Trung Quốc – hiện tại là thành viên Viện Brookings Institution cho biết việc Trung Quốc muốn thu hẹp nội dung hiệp định thương mại giữa hai quốc gia là minh chứng rõ nhất cho việc Hoa Kỳ và nền kinh tế số hai thế giới đang trở nên cứng rắn hơn trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông David Dollar cũng cho biết Mỹ và Trung Quốc có nhiều lý do để đồng ý về một hiệp định thương mại giới hạn và tránh leo thang căng thẳng. Quốc gia đông dân nhất thế giới cần những sản phẩm như thịt lợn - ở chiều ngược lại, ông Trump cũng muốn Trung Quốc tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ nhằm trấn an người nông dân của xứ cờ hoa. Ngay cả một số quan chức trong Nhà Trắng cũng cho biết chính quyền có cơ sở để tránh việc áp thêm thuế qua đó loại trừ khả năng nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái nặng nề hơn trong năm 2020.

“Đây là một cuộc đàm phán khá vui nhộn khi cái được gọi là nhượng bộ từ hai phía đều là những thứ mà cả Trung Quốc và Mỹ đều mong muốn”.

Nguồn: Bloomberg

Từ khóa: Mỹ, Trung Quốc, đàm phán, thỏa thuận, chiến tranh thương mại.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007427970
Go to top