Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnEU tăng cường quan hệ thương mại với châu Á – Thái Bình Dương giữa lúc Hoa Kỳ rút lui

EU tăng cường quan hệ thương mại với châu Á – Thái Bình Dương giữa lúc Hoa Kỳ rút lui

EU

Trong khi Washington có dấu hiệu rút lui về mặt thương mại thì Brussels đã thúc đẩy các cuộc đàm phán trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hai tháng trước khi diễn ra bầu cử Mỹ vào năm ngoái, đã có nhận định về việc tại sao Liên minh châu Âu (EU) sẽ được trao cơ hội vàng để dẫn dắt thương mại quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nếu như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tan rã. Nhận định đó cho rằng “…nếu từ bỏ Hiệp định TPP, Hoa Kỳ sẽ đánh mất vị trí dẫn đầu và vai trò thiết lập các hiệp định thương mại trong tương lai, hiển nhiên EU sẽ là người thay thế”

EU đã chủ động, có thể nói là rất tích cực trong việc tiếp cận các thỏa thuận thương mại kể từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định TPP. Khu vực này hiện đang đẩy nhanh việc đàm phán song song với các quốc gia từng là thành viên của Hiệp định TPP. Hiện nay EU không có hiệp định thương mại tự do nào với các quốc gia Đông Nam Á và họ đang nhanh chóng thiết lập mối quan hệ này. Bất chấp mối bận tâm về Brexit, rõ ràng EU rất mong muốn tận dụng giai đoạn rút lui của Hoa Kỳ trong vấn đề thương mại quốc tế để tiếp cận các thị trường mới.

EU vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện EU-Canada (CETA) mà sẽ bắt đầu có hiệu lực trong tháng 9 tới. Đồng thời, Hiệp định Chính trị EU-Nhật Bản cũng đã được chính thức thông qua hồi tháng 7/2017. Đúng như tên gọi của nó, Hiệp định chính trị EU-Nhật Bản đơn thuần chỉ là một “thỏa thuận đối tác kinh tế” chứ không phải là một Hiệp định thương mại tự do sâu rộng. Ý định của EU ở đây là rất rõ ràng: thiết lập một hiệp định chính trị chung như là một bước khởi đầu trong việc hình thành một Hiệp định thương mại. Bằng cách đó, họ cố gắng đảm bảo rằng EU sẽ là đối tác thương mại mới, vượt trội hơn hẳn so với Hoa Kỳ. Có thể thấy rằng, đây cũng là bước đi khôn ngoan về mặt chính trị trong việc giương ngọn cờ đầu về thương mại tự do.

Ngoài Canada và Nhật Bản, một trong những quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định TPP  chính là Việt Nam. Thời gian qua, Việt Nam cũng đã từng bước làm sâu sắc thêm mối quan hệ với EU. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ loại bỏ gần như tất cả các dòng thuế (99%) giữa hai bên. EVFTA được ký kết vào năm 2015 và dự kiến sẽ sớm có hiệu lực. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang nổ lực đẩy nhanh tiến trình của hiệp định EVFTA sau khi TPP sụp đổ. Gần đây ông cũng đã thể hiện điều này trong cuộc gặp với Thủ tướng Mark Rutte tại Hà Lan, ông nói Việt Nam sẽ nới lỏng  “room” cho nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực như viễn thông và dịch vụ tài chính. Theo thông báo công bố hồi tháng 06/2017, cuộc đàm phán giữa EU và Malaysia vốn bị đình trệ cũng sẽ được khởi động lại vào cuối năm nay.

Brussel không ngờ tới các khó khăn của các cuộc đàm phán thương mại được ký kết theo kiểu này (ký kết các hiệp định chính trị trước rồi mới phê chuẩnhiệp định thương mại tự do sau). Hiệp định Thương mại tự do EU-Singapore là một ví dụ, thỏa thuận này đã ở trạng thái chờ được phê duyệt trong một thời gian dài đến kinh ngạc đối với những quốc gia xem việc ký kết của hiệp định như là một bệ phóng cho các thỏa thuận khác trong tương lai với các thành viên ASEAN. Việc trì hoãn này cũng làm dấy lên nghi ngờ về khả năng đàm phán thương mại trong tương lai của EU.

Tòa Tư pháp châu Âu giải thích sự chậm trễ là do sự phân quyền giữa Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên. Cũng theo Tòa Tư pháp châu Âu, Hiệp định EU-Singapore tồn tại hai vấn đề (đầu tư gián tiếp nước ngoài và các chế độ điều chỉnh giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư và các quốc gia) mà phải được thông qua bởi tất cả các nước thành viên. Điều này có nghĩa là nếu hiệp định không có các chương này thì quá trình phê chuẩn sẽ diễn nhanh hơn vì không phải đợi quốc hội của từng quốc gia thành viên thông qua.

Ngoài ra, Đàm phán FTA giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (gồm 3 nước Brazil, Paraguay và Uruguay) được khởi động từ năm 1999  cũng đã có bước tiến triển vào năm ngoái. Một lần nữa, việc các quốc gia Mỹ Latinh nghiêm túc xem xét các thỏa thuận với EU cho thấy khối kinh tế Mỹ Latinh đặc biệt lo ngại về vấn đề Hoa Kỳ rút lui khỏi các hiệp định thương mại. Kết thúc vòng đàm phán thứ 28 vào đầu tháng 7 vừa qua, các nước đã đạt được thỏa thuận trong nhiều lĩnh vực, mặc dù vẫn tiếp tục gặp khó khăn đối với vấn đề nông nghiệp và tiếp cận thị trường. Cao ủy Thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom bày tỏ sự tin tưởng về việc thỏa thuận này sẽ được ký kết vào cuối năm nay trong khi vẫn lưu ý sự cần thiết trong việc đối phó với “thế lực ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ” ở các nơi khác trên thế giới. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ diễn ra vào tháng 9 và tháng 10.

Vì những vấn đề trên, đã có một số câu hỏi được đặt ra xung quanh lợi ích của một hiệp định thương mại sẽ là gì nếu như không tìm được cách giải quyết các vấn đề gây tranh cãi. Có nhiều rào cản tương tự như vậy đối với khối thị trường chung Nam Mỹ – từ thịt bò đến ethanol của châu Âu, các tiêu chuẩn liên quan đến sở hữu trí tuệ và sản phẩm của nhà sản xuất cuối cùng tại khối thị trường chung Nam Mỹ – có vẻ như vẫn chưa có cách giải quyết. Trái lại, nếu được ký kết, việc cắt giảm thuế quan thương mại giữa hai khối ước tính có thể giúp các nhà xuất khẩu châu Âu giảm 4,4 tỷ USD chi phí trong một năm, chưa tính đến tỉ trọng gia tăng xuất khẩu tiềm năng của cả hai bên.

Trong khi Liên minh châu Âu theo đuổi các cơ hội kể trên thì mối quan tâm về thương mại đối với Hoa Kỳ cũng thúc giục quốc gia này có cách tiếp cận hợp lý hơn về thương mại cũng như sự liên kết với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cụ thể là mối quan hệ căng thẳng tồn tại giữa chính quyền Trump và Trung Quốc. Ví dụ, hai nhà sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới là Hiệp hội Thức ăn và Ngũ cốc Mỹ và Hiệp hội xuất khẩu ngũ cốc Bắc Mỹ mới đây đã đệ trình lên chính quyền về việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do, trong đó họ kêu gọi tăng cường hơn nữa các Hiệp định thương mại với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Vì vậy, EU cần phải thận trọng trong việc thực hiện các cam kết trong khu vực vì Hoa Kỳ có thể sẽ thay đổi bất kỳ lúc nào để thúc đẩy các hiệp định thương mại quốc tế trong khi Anh sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại riêng. Với nhiều sự thay đổi diễn ra trong năm, việc EU tăng cường tiếp cận châu Á – Thái Bình Dương sau khi TPP sụp đổ là mộtvấn đề đặc biệt đáng chú ý và chắc chắn điều này sẽ củng cố mối quan hệ ngoại giao cũng như kinh tế khu vực trong những năm tiếp theo.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: EU, tăng cường, quan hệ thương mại, châu Á, Thái Bình Dương, Hoa Kỳ, rút lui

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412369
Go to top