Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCạnh tranh giữa Boeing với Airbus sẽ châm ngòi cho cuộc chiến giữa Trump với châu Âu?

Cạnh tranh giữa Boeing với Airbus sẽ châm ngòi cho cuộc chiến giữa Trump với châu Âu?

Airbus-boeing

Chỉ vài tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã đến thăm nhà máy của Boeing ở North Charleston, bang South Carolina, tổ chức một cuộc mít-tinh lớn với công nhân, chiêm ngưỡng chiếc 787 Dreamliner và kêu gọi công ty cắt giảm chi phí cho các máy bay Air Force One mới.

Nhưng Boeing cũng muốn một điều gì đó từ ông Trump.

Trong một cuộc trò chuyện riêng tư tại sự kiện, giám đốc điều hành của Boeing, Dennis A. Muilenburg, đã nói chuyện với ông Trump về một cuộc tranh chấp thương mại kéo dài giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu, vốn dĩ xuất phát từ cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Boeing và Airbus, dẫn theo một nguồn tin giấu tên.

Vụ kiện, tập trung vào các khoản trợ cấp mà châu Âu trao cho Airbus, đã kéo dài nhiều năm tại Tổ chức Thương mại Thế giới, nhưng vẫn chưa đi đến hồi kết. Trong trường hợp vụ kiện được giải quyết trong nhiệm kỳ của ông Trump, ông Muilenburg kêu gọi Tổng thống thực thi phán quyết, điều này có nghĩa là Mỹ sẽ đánh thuế đối với hàng hóa châu Âu.

Vào thứ tư, Boeing đã có được điều mà họ cần. Sau thông báo của Tổ chức Thương mại Thế giới, chính quyền Trump cho biết họ sẽ đánh thuế tới 7,5 tỷ USD lên hàng xuất khẩu của châu Âu hằng năm.

Đây là lần trả đũa được cho phép lớn nhất từ ​​trước đến nay trong lịch sử của WTO, tạo ra thêm một tầng phức tạp khác cho nền kinh tế toàn cầu, vốn dĩ đã bị xáo trộn bởi các cuộc chiến thương mại, và làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu. Và đây là bước đi táo bạo nhất của chính quyền Trump nhằm bảo vệ Boeing, nhà xuất khẩu công nghiệp lớn nhất của nước Mỹ.

“Tất cả các quốc gia đó đã ăn cắp của nước Mỹ trong nhiều năm,” ông Trump nói vào hôm thứ tư tại một cuộc họp báo với Tổng thống Phần Lan, một nước thành viên của Liên minh Châu Âu. “Họ biết tôi biết rõ việc này. Chúng tôi đã có rất nhiều chiến thắng. Đây là một chiến thắng trị giá 7 tỷ đô la. Không tệ.”

Đây cũng là một chiến thắng cho Boeing, sau hơn một thập kỷ kiên trì. Boeing đã theo đuổi vụ kiện chống lại Airbus kể từ cuối thời của chính quyền Clinton, tổng hợp bằng chứng và cuối cùng thuyết phục Mỹ nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2004.

Tuy nhiên, đây không phải là một thắng lợi trọn vẹn cho Boeing. Công ty đang ở giữa cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử 103 năm thành lập, sau khi dòng 737 Max bị cấm bay vì hai vụ rơi máy bay chết người. Boeing cũng khiến nhiều khách hàng quan trọng nhất của mình phải tức điên vì cách xử lý vụng vệ của hãng. Một số hãng hàng không chịu ảnh hưởng từ vụ rơi 737 Max đã chuyển qua mua máy bay Airbus, và hiện họ phải đối mặt với viễn cảnh chi phí cao hơn do thuế quan, vì vậy họ càng bực mình với Boeing.

Hơn nữa, vụ kiện châu Âu cáo buộc Mỹ trợ cấp bất hợp pháp cho Boeing dự kiến sẽ được Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra phán quyết vào năm tới. Nếu phán quyết chống lại Mỹ, EU có thể đánh thuế đối với máy bay Boeing nhập khẩu vào châu Âu. Châu Âu cũng có thể tìm cách trả đũa mức thuế quan hiện nay của Mỹ.

“Đó là chiến thắng của Boeing”, theo Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không tại Teal Group cho biết. “Tuy nhiên, điều này có thể dẫn tới những hậu quả không lường trước và bất lợi cho Boeing”.

Các nước châu Âu đã dành cho Airbus sự hỗ trợ tài chính đáng kể dưới dạng các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, và thậm chí là được xóa nợ. Nếu không có sự hỗ trợ đó, Mỹ và Boeing lập luận, Airbus sẽ không bao giờ có thể trở thành đối thủ thực sự của Boeing. Với sự giúp đỡ từ những khoản vay đó, Airbus từ một hãng hàng không chiếm ít hơn 25% thị phần máy bay thương mại lớn vào năm 1990 đã vượt mặt Boeing vào năm 2003. Ngày nay, Airbus và Boeing đang chia nhau thị trường máy bay thương mại.

Boeing hy vọng mức thuế mới sẽ đảo ngược một số lợi ích đó. Các hãng hàng không tại Mỹ giờ đây sẽ phải trả thêm ít nhất 10% cho các máy bay Airbus đến từ châu Âu, và có khả năng họ sẽ chuyển sang các đơn hàng từ Boeing. Liên minh châu Âu có thể buộc phải xem xét lại sự hỗ trợ của mình dành cho Airbus, vì mức thuế trừng phạt của Mỹ sẽ vẫn còn đó cho đến khi hai bên đạt được thỏa thuận, hoặc khi Tổ chức Thương mại Thế giới quyết định rằng châu Âu tuân thủ các nguyên tắc của WTO.

“Sở dĩ Châu Âu phải đối mặt với mức thuế như hiện nay là vì trong nhiều năm qua Airbus đã từ chối tuân thủ các phán quyết của WTO,” Boeing cho biết trong một tuyên bố. “Thật không may, sự bất tuân của Airbus sẽ tác động tiêu cực đến các quốc gia thành viên, các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp châu Âu, cũng như các hãng hàng không khách hàng của Airbus, những người vốn dĩ hoàn toàn không liên quan đến các hành động của Airbus.”

Airbus đã chấp nhận phán quyết, đồng thời kêu gọi một cuộc đàm phán. Giám đốc điều hành của Airbus, Guillaume Faury cho biết, thuế quan “sẽ là rào cản chống lại thương mại tự do và sẽ có tác động tiêu cực đến không chỉ các hãng hàng không Mỹ mà cả đến việc làm, nhà cung cấp và khách du lịch hàng không của Mỹ.”

Các hãng hàng không bày tỏ sự không hài lòng với phán quyết tuần trước của Mỹ, và các cổ phiếu của American Airlines, United Airlines và Southwest Airlines, ba hãng hàng không nội địa sử dụng máy bay Boeing Max, đều sụt giảm trước thông tin mức thuế đang chờ có hiệu lực.

Delta gọi đó là “mức thuế bất công đối với người tiêu dùng và các công ty Mỹ.” JetBlue, vốn không sử dụng máy bay Boeing, cho biết họ “lo ngại tác động bất lợi mà mức thuế quan máy bay sẽ gây ra” và cho rằng họ sẽ “làm hại khách hàng, những người gắn bó với hãng nhờ mức giá vé rẻ và cạnh tranh.”

Các hãng hàng không lớn khác ở Mỹ không bình luận về thuế quan, tránh chỉ trích công khai ông Trump, nhưng vẫn ngấm ngầm tức giận.

Gói thuế quan có thể tệ hơn đối với châu Âu và khách hàng. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết họ đã lên kế hoạch bắt đầu đánh thuế 10% đối với máy bay châu Âu và thuế 25% đối với hàng nông sản, bao gồm rượu vang Pháp và dầu ô liu Tây Ban Nha. Những loại thuế này có thể được quản lý trong một thời gian, nhưng vẫn chừa chỗ để tăng thêm nhằm tăng áp lực trong tương lai.

Nhưng không có bên nào đạt được điều mà họ muốn. Boeing đã kỳ vọng mức thuế sẽ áp lên bộ phận máy bay của châu Âu, một động thái sẽ làm tổn thương Airbus, vì hãng này đã mở một nhà máy ở Mobile, bang Alabama, vào năm 2015. Cuối cùng, chính quyền Trump đã từ chối làm vậy, vì tin rằng đó là một động thái có thể phá hủy lĩnh vực sản xuất của bang ủng hộ Trump.

Trong khi đó, các hãng hàng không đã vận động hành lang để mức thuế quan không ảnh hưởng nhiều đến họ. Tuần trước, một nhóm lưỡng đảng gồm 34 nhà lập pháp đã gửi thư kêu gọi Robert Lighthizer, đại diện thương mại Mỹ, tránh đánh thuế và, nếu ông vẫn thực thi mức thuế, phải miễn thuế các đơn đặt hàng máy bay hiện có. Nhưng thực tế, thuế quan vẫn sẽ đánh vào các đơn đặt hàng hiện có.

Trước viễn cảnh Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện Boeing trong năm tới và trước lời đe dọa đánh thuế đáp trã từ châu Âu, khoảng thời gian Boeing tận hưởng thắng lợi có thể không kéo dài lâu. Tuy nhiên, giữa một năm cố gắng của công ty, quyết định đánh thuế này vẫn là một thông tin tốt.

“Mức độ mà các quốc gia thành viên châu Âu hỗ trợ Airbus với mục đích cạnh tranh với Boeing, một công ty mang tính biểu tượng của Mỹ, là chưa từng có,” Robert Novick, một đối tác tại công ty luật WilmerHale, người đại diện cho Boeing trong vụ kiện cho biết. “Thật vậy, mức độ thiệt hại xảy ra với Boeing, như WTO đã chỉ ra, cũng là chưa từng có.”

Nguồn: New York Times

Từ khóa: Cạnh tranh, Boeing, Airbus, châm ngòi, cuộc chiến, Trump, châu Âu.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412372
Go to top