Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNghị định thư nâng cấp FTA Trung Quốc-Singapore có hiệu lực từ 16/10

Nghị định thư nâng cấp FTA Trung Quốc-Singapore có hiệu lực từ 16/10

China-Singapore

Nghị định thư nâng cấp Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Singapore đã đi vào hiệu lực và mở rộng phạm vi của hiệp định gốc.

Các nội dung được sửa đổi trong Nghị định thư lần này bao gồm: xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế, thương mại điện tử, các chính sách cạnh tranh, và môi trường.

Trung Quốc và Singapore cũng trao đổi quan điểm về việc xây dựng các dự án chung giữa hai nước, nằm trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Ngày 15/10/2019 tại tỉnh Trùng Khánh, Trung Quốc và Singapore đã chính thức thông báo về việc Nghị định thư nâng cấp Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Singapore (CSFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 16/10/2019.

Thông báo được đưa ra sau khi Phó thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính và Phó thủ tướng Singapore Heng Swee Keat đồng chủ trì 4 cuộc họp song phương quan trọng, bao gồm: cuộc họp của Hội đồng chung Trung Quốc-Singapore về hợp tác song phương lần thứ 15, cuộc họp hội đầu điều hành chung Trung Quốc-Singapore về Khu công nghiệp Suzhou lần thứ 20, cuộc họp hội đồng điều hành chung Trung Quốc-Singapore về thành phố sinh thái Thiên Tân lần thứ 11, và cuộc họp hội đồng điều hành chung Trung Quốc-Singapore về sáng kiến kết nối chiến lược (Trùng Khánh) lần thứ 3.

Nghị định thư sửa đổi những gì?

Nghị định thư nâng cấp FTA Trung Quốc-Singapore bao gồm những sửa đổi trong 6 lĩnh vực hợp tác đã có trong FTA ban đầu, bao gồm: xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế, thương mại điện tử, các chính sách cạnh tranh, và môi trường.

Một quan chức thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) tiết lộ, các thay đổi quan trọng nhất nằm trong chương ‘đầu tư’, chiếm gần một phần tư nội dung nghị định.

Hai bên đã thống nhất sẽ áp dụng mức độ bảo hộ đầu tư cao nhất – bao gồm áp dụng “ưu đãi quốc gia” và “ưu đãi tối huệ quốc” cho nhà đầu tư của hai bên.

“Ưu đãi quốc gia” nghĩa là mỗi bên sẽ không không đối xử với nhà đầu tư của bên còn lại kém ưu đãi hơn nhà đầu tư của chính nước đó, trong các vấn đề như quản lý, kiểm soát, hoạt động và bán hàng, hoặc các khâu khác trong quá trình đầu tư trên lãnh thổ của bên đó.

“Ưu đãi tối huệ quốc” nghĩa là mỗi bên sẽ không đối xử với nhà đầu tư của bên còn lại kém ưu đãi hơn nhà đầu tư từ một nước thứ ba, trong các vấn đề như quản lý, kiểm soát, hoạt động và bán hàng, hoặc các khâu khác trong quá trình đầu tư trên lãnh thổ của bên đó.

Trong lĩnh vực dịch vụ chuyển phát, Singapore lần đầu tiên đã dỡ bỏ các giới hạn về tiếp cận thị trường và áp dụng “đối xử quốc gia” cho nhà đầu tư Trung Quốc.

Ngoài ra, bên cạnh Nghị định thư sửa đổi, Trung Quốc và Singapore còn trao đổi Thư song phương (Side letter) về lĩnh vực dịch vụ tài chính. Theo đó, Singapore sẽ cấp giấy phép Qualifying Full Bank (QFB) cho một trong số các ngân hàng Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước có số lượng ngân hàng được cấp chứng nhận QFB nhiều nhất tại Singapore.

Bối cảnh ký kết nghị định thư

Trung Quốc hiện có 16 FTA đang có hiệu lực với 24 quốc gia và khu vực, trong đó có FTA ASEAN-Trung Quốc, hiệp định mà Singapore cũng là thành viên.

Vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung còn tiếp diễn, Trung Quốc đang chủ động đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế của mình với các đối tác cũ và mới, và tăng cường hợp tác với các quốc gia nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường, trong đó có Singapore.

Theo báo cáo từ chính phủ Trung Quốc, trong các cuộc họp, hai bên cũng đã trao đổi quan điểm về việc xây dựng các dự án chung trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Trung Quốc và Singapore đã thống nhất tăng cường kết nối, hỗ trợ tài chính, hợp tác bên thứ ba, hợp tác về pháp lý và xét xử trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.

Tình hình thương mại – đầu tư giữa hai nước

Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Singapore là 137.1 tỷ USD. Singapore là nước nhận được nguồn vốn FDI nhiều thứ hai từ Trung Quốc, chỉ đứng sau Hong Kong với tổng số vốn đầu tư là 4.83 tỷ USD.

Trung Quốc và Singapore đã ký kết SCFTA vào ngày 23/10/2008, và đưa hiệp định đi vào hiệu lực vào năm sau đó – ngày 1/1/2009.

Kể từ năm 2015, hai nước đã bắt đầu đàm phán về việc nâng cấp SCFTA. Sau ba năm, nghị định thư sửa đổi cuối cùng đã được ký kết vào ngày 12/11/2018.

Hiện nay, việc sửa đổi đã có hiệu lực, các nhà đầu tư trong khu vực có thể tận dụng điều này để tăng cường thương mại và đầu tư từ Trung Quốc vào Singapore và ngược lại.

Nguồn: China Briefing

Từ khóa: hiệp định thương mại, Trung Quốc-Singapore, nâng cấp, nghị định thư.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400879
Go to top