Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếSố hóa đóng vai trò quan trọng để ASEAN thu hút làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc giữa bối cảnh chiến tranh thương mại

Số hóa đóng vai trò quan trọng để ASEAN thu hút làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc giữa bối cảnh chiến tranh thương mại

so hoa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến các nhà sản xuất tại Đông Nam Á đối mặt không ít thách thức cũng như cơ hội lớn, tại thời điểm công nghệ và hoạt động địa chính trị đang định hình lại hoạt động sản xuất toàn cầu.

Các công nghệ số như in 3-D, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ rô-bốt tiên tiến và internet vạn vật đang thay đổi cách thức các nhà máy sản xuất hàng hóa; cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, ở một khía cạnh khác cũng đang tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời thúc đẩy hàng loạt doanh nghiệp chuyển cơ sở sản xuất khỏi Trung Quốc nhằm tránh bị đánh thuế khốc liệt. Hai quá trình này có tác động mạnh mẽ đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - nền kinh tế đứng thứ 5 toàn cầu trong lĩnh vực chế tạo – khuyến khích khối này chuyển dịch nền tảng kinh tế dựa vào lao động giá rẻ sang áp dụng công nghệ mới, qua đó hưởng lợi từ sự kết nối toàn cầu.

Malaysia, Thái Lan và Việt Nam là những người được hưởng lợi sớm nhất từ việc đón dòng vốn đầu trong lĩnh vực chế biến chế tạo từ Trung Quốc, với việc các hãng lớn như Panasonic hay Daikin chuyển cơ sở sản xuất của mình sang các quốc gia Đông Nam Á. Hoạt động dịch chuyển này chủ yếu diễn ra ở các ngành như phụ tùng và linh kiện điện tử dùng cho ô tô, và hàng tiêu dùng điện tử - đây đều là những lĩnh vực công nghiệp trọng yếu tại ASEAN, và là những lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất từ những thay đổi công nghệ.

Mặc dù dòng đầu tư vào ASEAN là khá rõ ràng, nhưng để xây dựng năng lực cạnh tranh dài hạn cho khu vực, các quốc gia thành viên ASEAN phải tận dụng một cách toàn diện cuộc Cánh mạng công nghiệp lần thứ 4.

Áp dụng cách mạng số có thể giúp các nhà sản xuất tại ASEAN có thể cùng lúc đạt được hai mục tiêu - hiệu quả và tăng trưởng. Điều này rất quan trọng, trong bối cảnh lĩnh vực chế tạo đóng vai trò dẫn dắt trọng yếu trong tăng trưởng kinh tế - công nghiệp chế tạo chiếm 1/5 tổng GDP toàn khối và dự kiến sẽ tăng lên đến 1.4 nghìn tỷ đô la vào năm 2028 (gấp đôi con số hiện tại). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy công nghệ mới có thể giúp ASEAN có thêm 250 đến 275 tỷ đô la trong giai đoạn đã nêu, thông qua thúc đẩy năng suất và khai mở những dòng vốn mới.

Tuy nhiên, việc ASEAN chậm thực hiện số hóa có thể khiến những con số nêu trên không thể thành hiện thực. Điều này cũng khiến khu vực Đông Nam Á khó có thể đón dòng vốn đầu tư lớn trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ - Trung vẫn còn kéo dài. Câu hỏi đặt ra không phải là tại sao mà làm thế nào để tham gia và bứt tốc trong Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tính cạnh tranh của ASEAN bị bào mòn

Công nghệ mới được định hình bởi các hệ thống thông minh và liên kết giữa máy móc và con người đã giúp các cường quốc công nghiệp như châu Âu hay Hoa Kỳ trỗi dậy sau hàng thập kỷ giảm sút vị thế. Lợi thế về giá của ASEAN bị xói mòn nhanh chóng khi các đối thủ từ các nền kinh tế phát triển sử dụng công nghệ để giảm giá thành, cải thiện tốc độ và tính bền vững.

Ví dụ, Adidas, cho đến thời gian gần đây đã đóng cửa hầu hết nhà máy trừ những công xưởng của họ tại Đức, đồng thời chuyển dây chuyền sản xuất đến Việt Nam và Indonesia; tuy nhiên vào năm 2015, họ đã khai trương một nhà máy tự động hóa toàn diện tại Ansbach. Với việc rô bốt kiểm soát các công đoạn sản xuất và lợi thế gần gũi về địa lý với châu Âu, Adidas cắt ngắn thời gian đưa sản phẩm của mình ra thị trường từ 18 tháng xuống còn 4 tháng. Theo dự kiến, 2 năm tới, họ sẽ xây dựng một nhà máy tương tự ở Atlanta để đáp ứng nhu cầu thị trường Hoa Kỳ.

Một số nhà sản xuất trong ASEAN cũng đang chuyển đổi. Một công ty xi măng lớn của Thái Lan đang số hóa việc kiểm tra, đánh giá nhân công và thiết bị theo thời gian thực nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thông qua cải thiện tính hiệu quả và giảm chi phí sản xuất. Một nhà sản xuất ô tô tại Indonesia thì lại hướng đến mục tiêu tăng 30% hiệu quả vận hành thông qua sử dụng rô-bốt, internet vạn vật, học máy, trí tuệ nhân tạo và theo dõi tự động nhằm kiểm tra sản phẩm và áp dụng blockchain trong hoạt động logistics.

Nhiều công ty thiếu sự chuẩn bị về công nghệ số

Phần lớn các quốc gia và các công ty sản xuất trong ASEAN thiếu sự chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Một nghiên cứu mới công bố bởi WEF và A.T. Kearney vào năm ngoái cho thấy trừ Malaysia và Singapore, những quốc khác tại Đông Nam Á sẽ đối mặt nguy cơ lớn về đổ vỡ cấu trúc kinh tế. Sự ngần ngại của các nước trong việc áp dụng công nghệ số một phần là do sự khác biệt về trình độ phát triển, phần nữa là do lo ngại máy móc sẽ thay thế lao động con người. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tình trạng mất việc làm sẽ không quá lớn như tưởng tượng và công nghệ mới sẽ tạo ra nhiều công việc hơn cho người lao động, nhưng việc tập trung chủ yếu vào vấn đề việc làm cũng đồng nghĩa với việc các chính phủ trong vùng đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai chiến lược số hóa. Thậm chí ở các nước này, đầu tư cho sản xuất vẫn khá hạn chế, mà sự tập trung chủ yếu đổ dồn cho lĩnh vực dịch vụ và thương mại điện tử.

Không như Singapore, vốn đang triển khai những biện pháp nhằm phát triển năng lực chế tạo và thậm chí đã xây dựng những nhà máy mẫu nơi mà các doanh nghiệp có thể cùng phát triển và thử nghiệm công nghệ, các quốc gia lớn còn lại trong ASEAN đang chỉ mới bắt đầu. Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam hiện chỉ tập trung vào cải thiện năng suất lao động và thu hút thêm đầu tư.

Ngay cả ở cấp độ doanh nghiệp, mặc dù các công ty sản xuất lớn đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của công nghệ, việc ứng dụng công nghệ nói chung vẫn diễn ra chậm và không đồng bộ. Chúng tôi đã phóng vấn nhiều công ty sản xuất tại hàng loạt ngành công nghiệp và nhận ra rằng họ mới chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình số hóa, và vẫn đang sử dụng những công nghệ lạc hậu của giai đoạn Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 – chủ yếu tập trung vào tự động hóa trên nền tảng điện tử và công nghệ thông tin.

275 tỷ đô la đang chờ đợi

Với con số hấp dẫn dự kiến lên đến 275 tỷ đô la, các nhà sản xuất ASEAN không thể chỉ mãi áp dụng phương thức ‘quan sát và chờ đợi’. Họ phải chuẩn bị cho các kịch bản kinh doanh trong tương lai bằng việc áp dụng những thử nghiệm và thuật toán mới vào quá trình giải quyết những vấn đề hiện tại, đồng thời áp dụng những tầm nhìn dài hạn và chiến lược dài hơi cho quá trình chuyển đổi.

Khi chuỗi cung ứng toàn cầu đang được cơ cấu lại, các nhà sản xuất khu vực phải hành động mau lẹ để có thể nhảy cóc lên vũ đài thế giới, qua đó nâng cao vị thế của ASEAN trong lĩnh vực chế tạo khu vực với nhiều sự đổi thay nhanh chóng.

Nguồn: Business Times

Từ khóa: ASEAN, chuyển đổi số, công nghệ số, sản xuất.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401093
Go to top