Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếHiệp định thương mại tự do: từ quá khứ đến tương lai

Hiệp định thương mại tự do: từ quá khứ đến tương lai

21.09-08

Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên được ra đời vào năm 1860 cho đến nay, đã có rất nhiều chuyện xảy ra. Trọng tâm của các FTA đã thay đổi: nếu trước đây, FTA là một cơ hội để các nước được hưởng mức thuế quan thấp hơn và có một vị thế cạnh tranh hơn trên thị trường của các nước đối tác, thì giờ đây, FTA là công cụ để tiếp cận thị trường nhanh hơn và để kiểm soát một mối quan hệ thương mại. Theo số liệu của WTO, thuế quan bình quân toàn cầu đã giảm xuống 2.59% từ mức 8.57% trong năm 1994, cho thấy tầm quan trọng của việc giảm thuế thông qua FTA là rất nhỏ. Vậy thì tại sao các nước vẫn tìm kiếm thêm nhiều FTA hơn nữa trên khắp toàn cầu?

Một vài diễn biến gần đây

Hiệp định thương mại đã không còn chỉ liên quan đến việc giảm thuế; yếu tố hợp tác và tạo thuận lợi thương mại cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Điều đó có nghĩa là các đối tác thương mại nỗ lực để giảm thiểu các công việc giấy tờ cho lưu thông hàng hóa, ưu tiên cho hàng hóa nhập khẩu, trao đổi dữ liệu hải quan và đơn giản hóa thủ tục. Ngày này, các yếu tố trên cũng quan trọng giống như việc được giảm vài phần trăm thuế. Ngoài vấn đề tạo thuận lợi thương mại, các điều khoản về môi trường cũng được đưa vào trong các FTA thế hệ mới. Các liên minh hải quan (như EU) còn tiến thêm một bước nữa – đó là cho phép hàng hóa di chuyển tự do giữa các nước thành viên với nhau và áp dụng chung một biểu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài.

Ngoài ra, FTA còn bao gồm các vấn đề về sắp xếp hành chính và tài chính. Ở phạm vi rộng hơn, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, minh bạch hóa trong tính toán giá trị gia tăng, hợp tác điều tra, … còn là một phần không thể thiếu trong các FTA và đơn giản hóa việc tận dụng cũng như xác định tính hợp lệ của việc tận dụng FTA.

Có lẽ không phải là một xu hướng, nhưng các nước trong khu vực Pan-Euro-Mediterranean (bao gồm EU, EFTA, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước đã ký Tuyên ngôn Barcelona, các nước vùng Balkan, và đảo Foroe) đang nới lỏng dần Quy tắc xuất xứ (dự kiến có hiệu lực trong năm 2021). Quy tắc xuất xứ đặt ra các điều kiện cần phải đáp ứng để hưởng lợi từ các FTA. Từ trước đến nay, tỷ lệ nội địa hóa được quy định trong các FTA tương đối cao (60% trở lên). Vì vậy, nới lỏng dần các quy định này sẽ cho phép nhiều sản phẩm đáp ứng quy tắc xuất xứ hơn, giúp cho các quốc gia đang phát triển có thêm cơ hội để được hưởng ưu đãi theo FTA đối với hàng hóa xuất khẩu của mình.

Điều gì xảy ra tiếp theo

Thông qua WTO, có hơn 300 hiệp định thương mại khu vực (RTA) hiện đang có hiệu lực. Con số này chỉ mới bao gồm các hiệp định có chương trình thuế quan ưu đãi. Nếu tính thêm các Hiệp ước đầu tư song phương hay các Ủy ban Chung thì con số này sẽ gia tăng lên gấp hai hoặc thậm chí gấp ba lần. 300 RTA trên đã bao gồm các hiệp định song phương/địa phương cũng như các “siêu hiệp định” như EU, USMCA hay hiệp định ASEAN – Trung Quốc. Số lượng FTA tăng trưởng ổn định kể từ thập niên 1990, đạt đỉnh điểm giữa năm 2003 và 2011. Và chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tiếp tục mở rộng thị trường hay trở về với thị trường trong khối là những gì mà EU đang suy nghĩ. EU đã có sẵn các hiệp định với 40 quốc gia, đang trong quá trình xem xét phê chuẩn các hiệp định với khoảng 30 quốc gia nữa, và đang chờ ký kết các hiệp định với 20 quốc gia khác. Các nước chưa có hiệp định với EU dường như cũng đang trong quá trình đàm phán (ví dụ như Australia, New Zealand) hoặc lên kế hoạch đàm phán.

Các đồn đoán về Hiệp định xuyên Đại Tây Dương (US-EU) hoặc hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không bao giờ hết cho đến khi các hiệp định đó được hoàn tất và có hiệu lực (Mỹ đã rút khỏi TPP trong năm 2017). Mỹ hiện có 14 FTA với 20 nước, đã nâng cấp lại NAFTA thành USMCA trong năm 2020, và đang đàm phán FTA với Kenya và Đài Loan.

Cuối cùng, với việc Brexit đang trong giai đoạn cuối, Anh sẽ phải mất đi các quan hệ với các đối tác FTA của EU. Điều đó có nghĩa là Anh phải tạo ra các FTA riêng biệt với các nước đó. Trên thực tế, không phải tất cả các FTA của EU sẽ có hiệu lực với Anh kể từ 1/1/2021, và một vài FTA có lẽ là sẽ không bao giờ có phần cho Anh. Điều này có nghĩa là mức thuế thông thường (thuế Tối Huệ Quốc) sẽ áp dụng từ 1/1 trừ khi có các chương trình ưu đãi khác (chẳng hạn như thuế quan ưu đãi phổ cập GSP). Nhưng sự ra đi của Anh sẽ cung cấp cơ hội để nước này hoàn tất các hiệp định mà EU không thể thực hiện. Chẳng hạn như FTA Anh – Mỹ. Hãy kiểm chứng điều đó sau này.

Nguồn: Global Trade Mag

Từ khóa: hiệp định thương mại tự do, quá khứ, tương lai

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401368
Go to top