Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTăng cường quan hệ đối tác EU-ASEAN, một nhu cầu cấp thiết

Tăng cường quan hệ đối tác EU-ASEAN, một nhu cầu cấp thiết

28.09-23

Liên minh châu Âu (EU) chia sẻ nhiều quan điểm chung với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là việc không nghiêng về Mỹ hay Trung Quốc trong cuộc đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc này. EU và ASEAN cần phải thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa hai khối trong tương lai.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập năm 1967 và đến nay đã có 10 nước thành viên, với dân số 650 triệu người, nhiều hơn so với dân số 450 triệu người của EU. Năm 2018, GDP toàn khối ASEAN là 3 nghìn tỷ USD, trong khi GDP của EU là 16 nghìn tỷ USD. Khoảng cách vẫn còn rất lớn, thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN lại rất nhanh trong những năm gần đây: năm 2000, GDP của 10 nước ASEAN cộng lại chỉ có 600 tỷ USD, vậy mà chưa đến 20 năm, con số này đã tăng gấp 5 lần…

Một sự tăng trưởng kinh tế thần tốc

Các nước ASEAN được hưởng lợi khi mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp, cả doanh nghiệp của phương Tây và doanh nghiệp Trung Quốc, muốn tìm một nơi nào khác ngoài Trung Quốc (nhưng cũng phải kế cận) để thiết lập cơ sở sản xuất hoặc thiết lập mạng lưới gia công trong những ngành như dệt may, điện tử hoặc thiết bị ô tô.

ASEAN ít hội nhập hơn EU

Mức độ hội nhập của ASEAN hiện nay khó thể nào so với EU: sự nhất trí hoàn toàn vẫn còn là nguyên tắc cơ bản trong mọi phạm vi ra quyết định của ASEAN; ngoài ra, quyền lực được trao cho các cơ quan trung tâm của ASEAN vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trước tác động của cuộc khủng hoảng hiện nay và sự đối đầu ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 vừa qua đã được các nước ASEAN kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế được kỳ vọng sẽ khiến cho GDP năm nay của toàn khu vực giảm 2.6% và khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Các ngành quan trọng như dệt may, du lịch và gia công phụ tùng ô tô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tình hình suy thoái ở châu Âu thì ít nghiêm trọng hơn, nhưng đối với một khu vực đã từng chứng kiến GDP tăng trưởng trung bình 5.3% mỗi năm trong giai đoạn 2000 – 2018, đây vẫn là một cú sốc nặng nề. Đặc biệt, bởi vì hệ thống an sinh xã hội các nước ASEAN vẫn còn hạn chế, nên 11 triệu người ASEAN vẫn có nguy cơ rơi vào đói nghèo trong năm nay.

Cũng giống như châu Âu, các phản ứng ban đầu của các nước trong ASEAN để đối phó với dịch bệnh phần lớn là ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, hồi tháng 4/2020, các lãnh đạo ASEAN đã thông báo thành lập Quỹ Đối phó Covid-19, đây là quỹ dự trữ thiết bị y tế của ASEAN dùng cho các trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng đồng thời cung cấp sự hỗ trợ lãnh sự cho công dân ASEAN. EU đã không ngồi yên khi ASEAN đối mặt với khủng hoảng Covid-19. Chỉ riêng tại khu vực ASEAN, EU đã hỗ trợ hơn 800 triệu Euro thông qua sáng kiến Team Europe, nhiều hơn bất kỳ đối tác nào của khu vực.

An ninh vắc-xin, một chiến trường giành giật sự ảnh hưởng trong khu vực

Chiến lược khả thi nhất để thoát khỏi khủng hoảng y tế đó là vắc-xin, và đó là lý do tại sao đảm bảo an ninh vắc-xin đã trở thành một chiến trường mới để các nước lớn tranh giành sự ảnh hưởng trong khu vực. Hồi tháng 8/2020, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với Indonesia để cung cấp 40 triệu liều vắc xin từ tháng 11/2020. Một vài ngày sau, Thủ tướng Trung Quốc đã nói với lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ ưu tiên cung cấp vắc-xin Covid-19 cho các nước này. Song song đó, một sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN-Mỹ đã được khởi động từ tháng 4/2020 tập trung vào nghiên cứu chung và tăng năng lực ngành y tế. Tuy nhiên, không vì thế mà ASEAN đồng tình với quyết định của Mỹ trong việc rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới.

Về phần EU, khối này chọn cách phản ứng đa phương: EU đã tài trợ 400 triệu euro cho sáng kiến COVAX – sáng kiến cung cấp vắc-xin cho toàn bộ công dân trên khắp thế giới, ở cả nước nghèo lẫn nước giàu.

Tái khởi động nền kinh tế

Ưu tiên thứ hai của ASEAN, cũng như của EU, tất nhiên là tái khởi động nền kinh tế. Căng thẳng Mỹ-Trung và dịch bệnh đã để lại những hệ lụy lâu dài lên nền kinh tế ASEAN. Xu hướng chia tách giữa hai cường quốc kinh tế Mỹ-Trung trong lĩnh vực công nghệ cao, viễn thông, tài chính ngân hàng có thể buộc các nước ASEAN phải đưa ra lựa chọn khó khăn. Trong khi đó, sự gián đoạn trong các chuỗi giá trị toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến các nước ASEAN, buộc họ phải suy nghĩ lại về vị trí đặt chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, các nước như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines đang hi vọng hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Nhật Bản đang ủng hộ cho xu hướng này, bằng cách trợ cấp rất nhiều cho doanh nghiệp Nhật Bản chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc để sang Đông Nam Á.

Là đối tác rót FDI nhiều nhất vào khu vực ASEAN trong nhiều năm qua, EU cam kết sẽ đẩy mạnh quan hệ đối tác kinh tế với ASEAN. Điều đó đồng nghĩa với việc ưu tiên theo đuổi chương trình nghị sự về thương mại: hiệp định thương mại giữa EU và Singapore, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và EU đã đi vào hiệu lực bất chấp tác động của Covid-19; và xuất khẩu của Singapore vào EU đã tăng 12% trong 6 tháng đầu năm nhờ vào hiệp định. EU cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán sẵn có về hiệp định thương mại với các nước ASEAN còn lại.

Xây dựng nhiều chương trình EU-ASEAN

Song song đó, EU sẽ xây dựng nhiều chương trình EU-ASEAN để tạo thuận lợi cho thương mại và hội nhập, qua đó giúp kinh tế phục hồi nhanh hơn. Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN do EU tài trợ được khởi động vào cuối năm nay sẽ là một ví dụ. EU cũng đang mong muốn hoàn tất Hiệp định Vận tải Hàng không với ASEAN càng sớm càng tốt. Hiệp định này sẽ là hiệp định vận tải hàng không đầu tiên trên thế giới, tạo ra thị trường hàng không lớn nhất toàn cầu cho hơn 1 tỷ người.

Cho đến nay, EU đã tài trợ tổng cộng 1.2 tỷ Euro cho chương trình Cơ sở Tài chính Xanh Xúc tác ASEAN (ASEAN Catalytic Green Finance Facility). Một mục tiêu nữa mà cả hai khối nên đẩy mạnh đó là thành lập đối thoại EU-ASEAN về vấn đề năng lượng, nhằm khai phá tiềm năng của kết nối bền vững và phục hồi xanh.

Tuy nhiên, trọng tâm của các nước ASEAN không chỉ có Covid-19 và phục hồi kinh tế. Mặt trận nổi bật nhất trong sự đối đầu Mỹ - Trung chính là trên biển Đông. Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã thách thức các nước láng giềng và tăng cường hoạt động quân sự tại đây.

EU không thể cho phép các nước đơn phương làm suy yếu luật pháp quốc tế và an ninh hàng hải trên biển Đông. Vì sự gián đoạn hay sự bất ổn mà sự kiện trên đem lại sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông hàng hóa của tất cả các nước: khoảng 40% hàng hóa xuất nhập khẩu của EU là đi qua biển Đông.

Tất cả các bên nên kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực cũng như các hành động khiêu khích. Thay vào đó, các nước nên giải quyết tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình, chẳng hạn như cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). EU mong muốn các cuộc thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và các nước láng giềng của mình sẽ đi đến kết quả, và không gây tổn hại cho lợi ích của bên thứ ba.

An ninh của ASEAN có mối liên hệ chặt chẽ với an ninh của EU

An ninh của ASEAN có mối liên hệ chặt chẽ với an ninh của EU. Đó là lý do tại sao EU đang làm việc với các đối tác bên ASEAN để bố trí các chuyên gia về chống khủng bố trong một vài đoàn đại biểu của EU trên khắp châu Á. Năm ngoái, EU đã ký với Việt Nam một hiệp định về thiết lập khuôn khổ tham gia của Việt Nam vào các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU. Hi vọng rằng mô hình trên sẽ được nhân rộng tại nhiều nước ASEAN khác, bởi vì nhiệm vụ của EU không chỉ phục vụ lợi ích của người dân trong khối, mà còn vì hòa bình và an ninh ở một vài khu vực phức tạp nhất trên thế giới.

Sự đối đầu kinh tế và địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến ASEAN ngày càng không thoải mái. ASEAN không muốn bị buộc phải nghiêng về bất kỳ bên nào. Thay vào đó, ASEAN trung thành với nguyên tắc “tính trung tâm” (centrality) của mình, nguyên tắc mà bấy lâu nay giúp cho ASEAN có thể đưa ra lựa chọn trong các vấn đề ngoại giao kinh tế và an ninh. ASEAN vào năm ngoái đã thông qua “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” được xây dựng xoay quanh 4 trụ cột – an ninh hàng hải, kết nối, các mục tiêu phát triển bền vững và hợp tác kinh tế - để nâng tầm vị thế của hiệp hội lên thành cầu nối cho hợp tác trên toàn khu vực. EU sẽ phải làm nghiên cứu sâu hơn nữa về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong thời gian tới. Chính phủ Đức gần đây đã thông qua Hướng dẫn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một bước đi hữu ích hướng tới mục tiêu trên.

Tầm quan trọng của RCEP

Trong bối cảnh trên, lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được dự kiến diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 này sẽ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù Ấn Độ đã rút khỏi hiệp định, ký kết RCEP sẽ giúp ASEAN nói lên quan điểm của mình đó là ủng hộ nguyên tắc “tính trung tâm” và một hệ thống thương mại đa phương mở.

Tóm lại, mặc dù các nước khác lựa chọn từ bỏ chủ nghĩa đa phương, ASEAN – cũng như EU – mong muốn đảm bảo rằng hệ thống thương mại và an ninh sẽ được dựa trên các quy định và các hiệp ước quốc tế, chứ không phải dựa trên quan điểm “có tiền có quyền”. Và cả ASEAN lẫn EU đều không mong muốn chịu sự chi phối của bất kỳ ai.

EU sẽ luôn là đối tác đáng tin cậy và dễ dự đoán của ASEAN. EU không có các chương trình bí mật, mà chỉ có một chương trình nghị sự công khai và rõ ràng: đó là bảo vệ hệ thống quốc tế dựa trên quy tắc. Cùng với ASEAN, EU chia sẻ tránh nhiệm đặc biệt đó là chống đỡ cho trật tự đa phương và toàn cầu.

Mối quan hệ đối tác EU-ASEAN không còn là sự xa xỉ mà là sự cần thiết.

Nguồn: Europa

Từ khóa: tăng cường, quan hệ, đối tác, EU-ASEAN, nhu cầu cấp thiết

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400878
Go to top