Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hướng đi sắp tới cho ASEAN

24.09-16

Trong bối cảnh hậu COVID-19 và xa hơn, các nhà hoạch định chính sách khu vực cần xây dựng và tăng cường sức chống chịu trong dài hạn.

Giờ đây, dịch bệnh do virus corona gây ra đã không còn là cái tên xa lạ. Tính đến nay đã gần chín tháng kể từ đợt bùng dịch đầu tiên. Hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ở Đông Nam Á, không chỉ đối mặt với những tác động kinh tế và xã hội của một đợt dịch bệnh kéo dài mà còn chứng kiến những xu hướng mới nổi sẽ thay đổi vĩnh viễn lối sống và phương thức kinh doanh của người dân.

Theo một báo cáo đánh giá Triển vọng kinh tế cho khu vực mới nhất do OECD công bố, do tác động của Covid-19, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến sẽ giảm trung bình 2,9% tại một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và 10 nước ASEAN.

Các dự báo nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải ban hành những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia hầu như đều đã áp dụng các biện pháp khắc phục ngắn hạn như hỗ trợ việc làm và thu nhập, xóa nợ,… Điều này gây ra áp lực đáng kể đối với nguồn ngân sách và hệ thống tài chính của các nước. Về lâu dài, tất cả đều đang tìm kiếm một hướng đi bền vững hơn.

Tại châu Á, nhiều người đang trông chờ vào sự thúc đẩy kinh tế từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Theo dự kiến, hiệp định RCEP sẽ được ký kết vào tháng 11, sau tám năm đàm phán với nhiều giai đoạn căn thẳng tưởng chừng phải dừng lại, chưa kể tới việc Ấn Độ rút khỏi cuộc chơi.

RCEP sẽ trở thành hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới, bao gồm nhóm 10 quốc gia ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Lý do Ấn Độ từ bỏ đàm phán là vì e ngại áp lực cạnh tranh đến từ một lượng lớn hàng hóa và dịch vụ giá rẻ của Trung Quốc.

Trong một diễn đàn trực tuyến gần đây do tập đoàn tài chính Standard Chartered có trụ sở tại Anh tổ chức, chủ đề "Khai phá tiềm năng của khu vực, điều hướng ASEAN vượt ra ngoài tầm tác động của Covid-19", Tharman Shanmugaratnam, Bộ trưởng cấp cao đồng thời là Bộ trưởng điều phối các chính sách xã hội của Singapore, phát biểu: "RCEP sẽ không chỉ đơn thuần là hiệp định lớn nhất mà còn là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Thế giới sẽ không đột ngột thay đổi vì RCEP, nhưng RCEP sẽ đưa khu vực vào một "quỹ đạo mới" để "tăng tốc tự do hóa"."

Dù thiếu Ấn Độ, các thành viên còn lại của RCEP vẫn tạo nên một thị trường gần 2,3 tỷ người, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, tổng GDP trị giá 24,2 nghìn tỷ đô la Mỹ, chiếm gần một phần ba tổng sản lượng kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng Shanmugaratnam tin rằng RCEP sẽ thúc đẩy minh bạch hóa và tạo ra môi trường dễ dự đoán hơn cho các doanh nghiệp trong khu vực, dù hiệp định này tập trung các quốc gia có đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội đa dạng.

Hiệp định tập trung vào các lĩnh vực thương mại và dịch vụ hiện đại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp, hợp tác kinh tế, cạnh tranh cũng như thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

15 đối tác hiện tại đã đồng ý việc để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ tái gia nhập. Đây được coi là một cường quốc đang lên với dân số 1,3 tỷ người. Khi đó, thỏa thuận RCEP sẽ trở nên toàn diện hơn.

Simon Tay, Chủ tịch Viện Các vấn đề Quốc tế Singapore cho biết: "Điều quan trọng cần phải chỉ ra là RCEP sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết mọi người và không gây thêm nhiều tác động tiêu cực".

Simon đánh giá khá lạc quan về tiềm năng của RCEP trong việc thúc đẩy các nền kinh tế và làm tăng biến động thị trường trong khu vực.

Hiệu ứng Mỹ - Trung

Các cuộc đàm phán RCEP đang bước vào giai đoạn then chốt. Cùng lúc này, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc, đang xảy ra căng thẳng thương mại, buộc các doanh nghiệp trên thế giới phải xem xét lại chiến lược của mình.

Ông Tay cho hay: "Một phần ba chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất ngoài Trung Quốc".

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu Gartner có trụ sở tại Mỹ, khoảng 33% trong số 260 nhà lãnh đạo chuỗi cung ứng được khảo sát đang có kế hoạch chuyển doanh nghiệp của họ ra khỏi Trung Quốc vì mức thuế mà cả hai nước đang trừng phạt nhau khá cao.

Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang cố gắng nâng cấp chuỗi giá trị, một số công ty có trụ sở tại Trung Quốc cũng đang theo đuổi hướng phát triển đa dạng hóa thị trường, bớt phụ thuộc vào Trung Quốc vì chi phí lao động cao hơn và nhu cầu sản xuất sử dụng nhiều lao động tại nhiều địa điểm.

Đây có thể là một cơ hội rất tốt cho ASEAN vì khối này đang ngày càng trở nên một thị trường quan trọng với hơn 630 triệu dân - một nguồn nhu cầu khổng lồ cho hàng hóa. Hơn nữa, đây còn là một địa điểm sản xuất ngày càng cạnh tranh.

Theo Bộ trưởng Shanmugaratnam: "ASEAN là nơi lý tưởng để bổ trợ cho Trung Quốc khi cả hai đều cùng phát triển trong cùng một sân chơi kinh tế".

Luhut Binsar Pandjaitan, Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia cho biết, đối với câu hỏi các quốc gia ASEAN nên đặt mình ở đâu trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra, Indonesia sẽ không chọn bên nào.

Ông Luhut chỉ ra rằng Indonesia có mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc. Indonesia cũng là một quốc gia rộng lớn với nền kinh tế phát triển nhanh và thịnh vượng. Nước này theo đuổi mục tiêu trở thành cầu nối cho Mỹ và Trung Quốc vì tin rằng "đó là sự lựa chọn tốt nhất".

Về phía mình, ông Shanmugaratnam đồng ý và nhấn mạnh rằng ASEAN "không phải là không có đòn bẩy của riêng mình với tư cách là một khối kinh tế, một khối chiến lược và là một khu vực mà cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn hợp tác".

Ông Shanmugaratnam nói thêm, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang thì tương lai thế giới sẽ trở nên phức tạp hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp khắp nơi cũng đang theo đuổi chiến lược “Trung Quốc +1” nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, cụ thể là bằng cách tìm thêm một địa điểm kinh doanh khác ngoài Trung Quốc tại châu Á.

Vị Bộ trưởng cấp cao này cho biết, nếu khu vực tuân thủ luật chơi và chọn đúng sân chơi, đó sẽ là một lợi thế cho ASEAN. Theo ông, đây là vấn đề liên quan nhiều đến yếu tố ngoại giao.

Thời đại số hóa

Khi đại dịch bùng phát, công nghệ và số hóa nổi lên như một xu hướng thích hợp của thời đại. Đồng thời, chúng cũng cho ta thấy rõ cuộc sống đã biển đổi một cách sâu sắc như thế nào dưới tác động của công nghệ hiện đại. Nhờ công nghệ, hàng triệu người có thể làm việc và học tập tại nhà.

Bill Winters, giám đốc điều hành nhóm của Ngân hàng Standard Chartered, giải thích rằng mọi người hiện đã trải nghiệm sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả của công nghệ. Điều này sẽ khiến biên giới địa lý càng bị xóa nhòa hơn nữa. Bill cho hay: “Khi dịch bệnh qua đi, và rồi chắc chắn sẽ đến lúc đại dịch kết thúc, các hành vi và thói quen của con người sẽ không trở lại giống như trước nữa”.

Đại dịch chứng minh một điều, là mọi người có thể làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Do đó, “sẽ có những tác động lên cách mọi người sử dụng tài nguyên của mình”.

Cụ thể, không gian văn phòng cố định sẽ thu hẹp lại, các không gian làm việc kết nối sẽ được tăng cường, mọi người sẽ dần chọn cách làm việc từ xa. Ông cũng nói thêm rằng: “Điều này có thể gây thêm áp lực đối với các địa điểm cho thuê mặt bằng chi phí cao hiện nay vì các doanh nghiệp đã có nhiều lựa chọn thay thế”.

Điển hình như Singapore, trong cuộc đua trở thành thành phố toàn cầu, quốc gia này gần như không còn cạnh tranh nhiều về chi phí so với các đối thủ chính. Tuy nhiên, khi xu hướng làm việc từ xa gia tăng, lợi thế cạnh tranh của Singapore sẽ bị giảm đi đáng kể.

Ông Shanmugaratnam thừa nhận rằng "chi phí sẽ không bao giờ là lợi thế so sánh của chúng tôi", nhưng ông tin rằng do tác động của Covid-19 và những bất ổn địa chính trị, một địa điểm có độ tin cậy cao vẫn sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Theo quan điểm của ông, trong thế giới hậu COVID-19, mức độ tin cậy và an toàn ở một quốc gia, trong một thành phố và trong các hệ thống quản trị sẽ là yếu tố cơ bản và ngày càng được doanh nghiệp đề cao.

Ông Shanmugaratnam cho biết: “Singapore phải trở thành một địa điểm có độ tin cậy cao như thế. Mục tiêu sống còn trong kỷ nguyên mới của Singapore là phải trở thành một trung tâm của khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, xây dựng các cơ hội có lợi cho tất cả các bên tham gia. Đây phải là một địa điểm trung gian an toàn, giúp đa dạng hóa và quản lý rủi ro hiệu quả”.

COVID-19 cho thấy tầm quan trọng của số hóa và sự cần thiết phải trang bị công nghệ cũng như công cụ kỹ thuật số cho chính phủ để chuẩn bị cho tương lai của kỷ nguyên số.

Ông Shanmugaratnam chỉ ra rằng công nghệ và số hóa có thể giúp Singapore cũng như phần còn lại của khu vực phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm một tỷ trọng đáng kể trong hoạt động kinh tế của khu vực. Năm 2019, Singapore ước tính có khoảng 220.000 DNVVN, đóng góp 50% GDP quốc gia. Ở Thái Lan, 43% GDP của nước này được đóng góp bởi 3 triệu DNVVN.

Dù chiếm số lượng lớn; song, mức độ chuẩn bị của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại không thể đánh đồng với các công ty lớn. Do đó, số hóa là nền tảng giúp các DNVVN vươn lên bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.

Ví dụ, hiện nay, Singapore đang phát triển một nền tảng giúp liên kết người mua, nhà cung cấp, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, thanh toán ký quỹ, người cho vay và các nhà cung cấp dịch vụ khác với nhau để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng, thuận tiện hơn trong việc liên kết với đối tác xung quanh khu vực, hỗ trợ cho quá trình xuất nhập khẩu.

Singapore cũng đang triển khai Chương trình Năng lực Con người Công nghiệp 4.0 giúp 300 DNVVN phát triển các kỹ năng sử dụng kỹ thuật số cũng như thiết kế lại công việc để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Ông Shanmugaratnam nhận thức được rằng mặc dù "có nguy cơ thực sự về sự chia rẽ kỹ thuật số trong xã hội của chúng ta"; song, bên cạnh đó, kỹ thuật số cũng cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ vượt lên đi trước, khai thác tối đa các cơ hội hội nhập khu vực.

Nguồn nhân lực

Lực lượng lao động cũng là đối tượng bị tác động trong kỷ nguyên số, khi nhiều công việc mà con người đang đảm nhận có thể bị thay thế bởi tự động hóa, robot và công nghệ kỹ thuật số. COVID-19 đóng vai trò như một chất xúc tác buộc các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ phải hỗ trợ người lao động nâng cao kỹ năng, đào tạo lại một số chuyên môn cần thiết.

Ông Shanmugaratnam nói: “Chúng ta phải tăng gấp đôi nỗ lực đầu tư vào nguồn nhân lực, nhất là nhóm lao động phổ thông. Ngoài các chuyên gia và những người đang thăng tiến rất nhanh, các công nhân cổ cồn xanh và cổ trắng khác cũng cần được hỗ trợ. Một hệ thống giáo dục tốt là nền tảng thiết yếu. Tuy nhiên, đây là sự đầu tư đều đặn và dài hạn. Bên cạnh đó, cần phải có cơ sở hạ tầng mềm cũng như hệ thống tài chính hỗ trợ các công dân trong quá trình đầu tư cho bản thân.

Sẽ rất khó để hình dung ra tương lai trong sự nghiệp của bất kỳ ai, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Nhưng họ phải chắc chắn một điều là họ cần những kỹ năng để phục hồi trước những tình huống như thất nghiệp, thay đổi công việc hay toàn bộ ngành bị thiệt hại nặng nề do thiên tai, dịch bệnh”.

Bên cạnh đó, cần có môi trường hỗ trợ từ các nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp cần làm việc với chính phủ và các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo để tạo điều kiện cho việc đào tạo lại kỹ năng và đầu tư vào các kỹ năng mới trong các ngành khác nhau.

Chương trình này không đòi hỏi sự đột phá lớn trong tư duy, mà chỉ cần sự phối hợp nhịp nhàng cũng như sự tin tưởng giữa tất cả các bên liên quan.

Ông Shanmugaratnam kết luận: “Đa phần mọi người đều cần được củng cố niềm tin rằng dù tình huống nào xảy ra thì họ vẫn có thể nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tôi nghĩ sự tin tưởng đó sẽ là nền tảng cho tất cả những gì chúng ta gọi là nguồn lực xã hội và sự gắn kết xã hội.

Nguồn: Bangkok Post

Từ khóa: hướng đi, sắp tới, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007401044
Go to top