Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếJakarta Post: Hoàn tất các FTA sẽ tạo cú hích cho kinh tế ASEAN

Jakarta Post: Hoàn tất các FTA sẽ tạo cú hích cho kinh tế ASEAN

24.09-17

Khi rơi vào suy thoái, các nền kinh tế có xu hướng bảo hộ hơn bằng cách dựng lên các rào cản thương mại. Nhưng đó không phải là một lựa chọn khôn ngoan dành cho khu vực phụ thuộc vào thương mại như Đông Nam Á. Ngược lại, đây là thời điểm để các nước ASEAN mở cửa hơn nữa bằng cách gia nhập các thỏa thuận thương mại đa phương như CPTPP và RCEP.

Khi các nước Đông Nam Á dần mở cửa trở lại sau dịch bệnh, trọng tâm chính sách đang chuyển từ chăm lo sức khỏe toàn dân sang phục hồi nền kinh tế. Trong dự báo hồi tháng 6, IMF ước tính 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ tăng trưởng âm 2% trong năm 2020. Mặc dù dự báo trên khả quan hơn mức suy thoái bình quân của toàn cầu là âm 5%, nhưng đây vẫn sẽ là một cú sốc lớn cho khu vực vốn đã từng tăng trưởng liên tục kể từ thập niên 1960.

Đưa Đông Nam Á tăng trưởng trở lại sẽ là một thử thách. Ba ngành thương mại trọng điểm của khu vực là hàng hóa tiêu dùng, điện tử và dệt may đều đang đối mặt với tình hình bất ổn kinh tế khi cầu thế giới giảm. Và lĩnh vực đầu tư, vốn đã từng là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, cũng sắp sụt giảm đáng kể trên khắp Đông Nam Á, nhấn chìm tăng trưởng sản xuất của khu vực.

Giữa lúc kinh tế toàn cầu đang bất ổn, tâm lý chung đó là “rút cầu lại” và cố gắng cách ly nền kinh tế của mình. Thậm chí trước khi đại dịch COVID-19, có bằng chứng cho rằng Đông Nam Á đang rút khỏi chủ nghĩa quốc tế khi kinh tế toàn cầu bấp bênh. Vào tháng 4 năm 2019, Hội Doanh nghiệp EU-ASEAN cho biết, 10 quốc gia ASEAN đã áp đặt khoảng 6,000 rào cản phi thuế quan khác nhau lên hoạt động thương mại trên khắp khu vực.  

Thế nhưng, trở nên bảo hộ hơn sẽ là một sai lầm. Những rào cản dựng lên để cách ly một nền kinh tế khỏi các bất ổn từ bên ngoài cũng sẽ trở thành rào cản cho tăng trưởng.

Vươn lên từ đại dịch là một thách thức, nhưng cũng là một cơ hội để xây dựng lại chính sách: cơ hội để tạo ra một môi trường thương mại minh bạch và thuế quan thấp, từ đó tạo thuận lợi cho sự hồi phục trong ngắn hạn và mở đường cho sự thịnh vượng trong dài hạn.

Chìa khóa nằm ở các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP và CPTPP.

Khối RCEP chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 29% GDP toàn cầu. Còn CPTPP là một hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện, tiêu chuẩn cao, gồm 11 nền kinh tế ở hai bên bờ Thái Bình Dương, chiếm xấp xỉ 14% GDP toàn cầu.

Tại thời điểm chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi và kinh tế khó khăn, các hiệp định này hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa vào kỷ nguyên mới cho hội nhập thương mại-đầu tư, ổn định kinh tế giữa các quốc gia, duy trì trật tự dựa trên luật lệ, và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nước lớn lẫn nước nhỏ. RCEP – hiệp định giữa 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand – được cho là sắp về đích sau gần một thập kỷ đàm phán. Rõ ràng rằng, hoàn tất RCEP là điều mà ai cũng chờ đợi để tạo ra cú hích kịp thời cho những doanh nghiệp đang muốn bù đắp thiệt hại do dịch bệnh corona gây ra. HSBC khuyến khích các nước ASEAN kết thúc đàm phán trước khi Hội nghị thượng đỉnh RCEP diễn ra vào cuối năm nay. Các nước RCEP cũng đã khẳng định dứt khoát rằng họ vẫn luôn “để ngỏ cánh cửa” cho Ấn Độ quay trở lại.

Các FTA cũng là giải pháp phòng thân cho các thị trường Đông Nam Á, vì khu vực này dễ bị tổn thương nếu như các đối tác thương mại truyền thống dựng lên rào cản thương mại.

Thái Lan, Indonesia và Philippines đã và đang cân đong đo đếm lợi ích và chi phí của việc gia nhập CPTPP khi mà các nước láng giềng của họ, gồm Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei, đã là thành viên của hiệp định. Nhưng với viễn cảnh kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa như hiện nay, các thị trường này có lẽ cần phải theo chủ nghĩa thực dụng thay vì chủ nghĩa hoàn hảo khi đánh giá về khả năng giả nhập CPTPP. Chi phí cơ hội của việc bỏ lỡ hiệp định này dường như là rất lớn.

Các FTA khu vực như RCEP và CPTPP cũng thúc đẩy các cải cách quan trọng về luật pháp trong nước, trong đó có cả các lĩnh vực như luật lao động, tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, dữ liệu xuyên biên giới và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mặt dù khó nhận ra nhưng các cải cách này thực chất đã tạo ra các lợi ích vật chất hữu hình cho thương mại và đầu tư. Những lợi ích này sẽ chỉ được nhìn rõ trong thời gian tới khi chúng ta được kiến các chuỗi cung ứng thay đổi.

Lấy ví dụ, nghiên cứu tháng 7 năm 2020 của HSBC chỉ ra rằng các công ty đang mong muốn tái thiết lại các chuỗi cung ứng của mình theo hướng kiểm soát tốt hơn, minh bạch hơn và có độ tin cậy cao hơn. Các nhà cung cấp nào có thể đưa ra sự đảm bảo nhờ vào việc nằm trong khuôn khổ FTA sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

Kịch bản trên có thể áp dụng cho hệ sinh thái sản xuất đồ điện tử ở Đông Nam Á. Hiện Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan tất cả đang cạnh tranh nhau vị trí lắp ráp đơn giản trong các chuỗi sản xuất đồ điện tử. Khi các nhà sản xuất bắt đầu sắp xếp lại chuỗi cung ứng, trong bối cảnh dịch Covid-19, các địa điểm tương lai có thể được chọn dựa trên nước nào tung ra các yếu tố “lôi kéo” hấp dẫn nhất.

Dĩ nhiên, việc hoàn tất một FTA không thể xảy ra một sớm một chiều, bởi vì các hiệp định này thì phức tạp và có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước.

Để đưa các FTA trở thành hiện thực, đòi hỏi chính phủ các nước Đông Nam Á phải đưa ra thông điểm mạnh mẽ và thuyết phục trước quốc hội nước mình về lợi ích mà các hiệp định này mang lại. Chính phủ các nước cũng cần thực thi chính sách thương mại với các chương trình trong nước hướng tới tái đào tạo và bố trí công việc mới cho các lao động bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự cạnh tranh ngày càng tăng của nước ngoài.

Mặc dù có vẻ khác thường, viễn cảnh kinh tế đầy thách thức hiện nay thực ra lại là một cơ hội vàng để các nước Đông Nam Á đưa ra những quyết sách kinh tế và thương mại mạnh mẽ và có tầm nhìn xa, chẳng hạn như ký kết RCEP hay gia nhập CPTPP. Trong những thời điểm bấp bênh, chẳng hạn như hiện nay, các sự lựa chọn lại trở nên rõ ràng hơn: Hoặc chúng ta nhận ra, chấp nhận, ủng hộ sự thay đổi và đặt mình vào vị trí sẵn sàng để nắm bắt cơ hội, hoặc là chúng là sẽ bị bỏ lại phía sau.

Nguồn: The Jakarta Post

Từ khóa: Jakarta Post, hoàn tất, FTA, cú hích, kinh tế, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400874
Go to top