Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCác nhà xuất khẩu châu Á trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi

Các nhà xuất khẩu châu Á trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang thay đổi

exporter-1

Trong những thập kỷ trước, chính phủ nhiều nước châu Á theo đuổi chiến lược kinh tế giản đơn – thúc đẩy xuất khẩu để đạt được mức tăng trưởng vững chắc.

Tuy nhiên, hiện nay chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu không còn là động lực cho khu vực và châu Á đang vật lộn để thay đổi mô hình kinh tế trong khi chờ đợi thương mại thế giới phục hồi.

Và sự phục hồi “sẽ là không chắc chắn”, chuyên gia kinh tế Fred Neumann của HSBC nhận định, do những thay đổi trong nền kinh tế thế giới bao gồm hành vi tiêu dùng của Mỹ trở nên “thanh đạm” hơn so với cách đây 1 thập kỷ.

Xuất khẩu của châu Á sang Mỹ đã tăng trong năm nay, nhưng ông Neumann cho rằng sự tăng trưởng này chủ yếu được dẫn dắt bởi đầu tư phát triển phần mềm và khai thác dầu hơn là các hoạt động nhập khẩu khác.

Các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu bị đình trệ đã thu hẹp chuỗi cung ứng trải dài từ Trung Quốc – công xưởng của thế giới và đang làm các nhà chính sách từ Bangkok đến Seoul cân nhắc các mô hình mới khi xuất khẩu không còn tăng nhanh chóng như trong những năm 2000.

“Các mô thức thương mại toàn cầu đã thay đổi”, Paiboon Kittisrikangwan- Phó Thống đốc ngân hàng Trung ương Thái Lan nói với Reuters tuần trước. Sự phục hồi không đồng đều ở các nền kinh tế tiên tiến đã không thúc đẩy cho nhu cầu nhập khẩu.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc - Choi Kyung-hwan đã kêu gọi “một sự thay đổi chiến lược” nhắm đến người tiêu dùng Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Indonesia - Rachmat Gobel nhấn mạnh những gì ông đang làm là thúc đẩy xuất khẩu và tìm cách tiếp cận nhiều hơn với thị trường phương Tây.

Thiếu động lực

Đến thời điểm hiện tại, kim ngạch xuất khẩu từ Đông Á và Đông Nam Á sang Nhật Bản đã giảm trung bình khoảng 5%. Các lĩnh vực tăng trưởng chậm chạp bao gồm than đá của Indonesia, dầu cọ của Malaysia, dược phẩm của Singapore và ô tô của Hàn Quốc.

“Mọi thứ không được khả quan” - ông Neumann cho biết và viện dẫn số liệu cho thấy các đơn hàng xuất khẩu cũng như chỉ số thu mua liên tục giảm. 

Các nhà kinh tế học đã đưa ra các yếu tố tạm thời như năm mới và thời tiết để giải thích cho sự suy yếu này. Nhưng ông Dan Martin thuộc Capital Economics cho biết những điều này không đủ để giải thích cho những chỉ số yếu kém và cho rằng “có điều gì đó đáng lo ngại hơn”.

Một trong những điểm yếu đó là sức mạnh của đồng USD khi thu nhập được ghi nhận bằng nội tệ của một nước có giá trị thấp hơn khi được báo cáo bằng đồng USD.

Tuy nhiên, mối quan tâm ngày càng lớn là thay vì suy thoái theo chu kỳ diễn ra sau đó nhu cầu sẽ phục hồi trở lại nhưng các nhà xuất khẩu châu Á đang phải đối mặt với một vấn đề thuộc về cấu trúc và do đó sẽ không còn sự tăng trưởng mạnh mẽ như trước.

Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và một “sự bùng nổ về hội nhập chuỗi cung ứng và thương mại thế giới đã được tạo ra”, ông Neumann nói.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm

Khi Trung Quốc trở thành trung tâm sản xuất, hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng phương Tây, chuỗi cung ứng trải dài ra khắp khu vực. Chuyên môn hóa đã nâng cao năng suất cũng như tăng trưởng của các nước châu Á. Nhưng hiện nay mọi thứ đã khác.

Sự phân tán của các chuỗi cung ứng giờ đây có vẻ như đã chấm dứt và “thậm chí đã đảo ngược khi Trung Quốc bắt đầu sản xuất được nhiều thành phần sản phẩm hơn”, ông Martin nói.

Hiện nay, tốc độ tự do hóa thương mại thế giới đã bị đình trệ. Đàm phán một số hiệp định thương mại quốc tế chưa có hồi kết và không có dấu hiện gì chứng minh rằng vòng đàm phán Doha của WTO sẽ mở ra các thị trường mới.

Tại Mỹ quy tắc ngón tay cái từng được sử dụng cho biết rằng cứ mỗi điểm phần trăm tăng trưởng GDP sẽ tạo ra 2 điểm phần trăm tăng trưởng nhập khẩu. Nhưng hiện nay tỷ lệ này chỉ là 1-1, ông Neuman cho biết.

Tại Thái Lan - Ngân hàng trung ương nước này dự báo ​​kim ngạch xuất khẩu có thể giảm mạnh năm thứ ba liên tiếp. Phó thống đốc Paiboon nói “Chúng tôi cần nghiên cứu và xem xét lại liệu chúng tôi có thể tiếp tục dựa vào nhu cầu bên ngoài (xuất khẩu) theo cách mà chúng tôi đã làm trong quá khứ”.

Theo http://in.reuters.com – PC    

Từ khóa: Các nhà xuất khẩu, châu Á, trong bối cảnh, kinh tế toàn cầu, đang thay đổi

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007392452
Go to top