Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnTác động toàn cầu của Trung Quốc đối với thương mại nông nghiệp

Tác động toàn cầu của Trung Quốc đối với thương mại nông nghiệp

agriculture-7

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 được dự báo là ​sẽ chậm lại, và dừng ở mức 7%, so với 7,4% của năm 2014, và thấp hơn nhiều so với con số tăng trưởng bình quân 10% trong suốt thập kỷ qua.

Các hoạt động thương mại của nước này cũng đang ở trong tình trạng tăng trưởng yếu; giá trị sản lượng xuất khẩu trong tháng 1 năm 2015 thấp hơn 3,3%, so với cùng kỳ năm 2014, trong khi đó giá trị sản lượng nhập khẩu cũng giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đang trong quá trình thay đổi cấu trúc nhân khẩu học và dân số trở nên già đi. Điều này có nghĩa là lượng lao động sẽ giảm; do đó tăng trưởng kinh tế được dự đoán là khó có khả năng quay trở lại thời kỳ hoàng kim như trong thập kỷ qua. Một câu hỏi quan trọng cho các nhà xuất khẩu nông nghiệp là khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thì nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới có giảm đi hay không? Ngoài ra, khi nào thì sản xuất nông nghiệp trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường nội địa?

Vai trò của Trung Quốc trong thương mại nông nghiệp

Chính sách nông nghiệp của Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng. Nền kinh tế kế hoạch tập trung và thuế nông nghiệp của những năm 1970 đã được thay thế bằng những chính sách cởi mở hơn, giúp thúc đẩy nền kinh tế, cùng với đó là sự hỗ trợ sâu rộng cho sản xuất nông nghiệp. Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, với cam kết tự do hóa thương mại, và từ thời điểm này, nhập khẩu nông sản đã tăng trưởng đáng kể, trong đó có nguyên nhân là sự phát triển kinh tế, đô thị hóa, và sở thích của người tiêu dùng thay đổi. Trong năm 2013, theo số liệu của WTO, các sản phẩm nông nghiệp chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, và 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Những mặt hàng nông sản nhập khẩu nhiều nhất là đậu nành, ngũ cốc và bột ngũ cốc, trái cây tươi hoặc khô và các loại hạt. Trong khi đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là thủy sản và gạo.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2012, Trung Quốc đã nhập khẩu một khối lượng nông sản trị giá 205,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2011. Các đối tác nhập khẩu lớn nhất là Mỹ - chiếm tỷ trọng 19,6%, tiếp theo là Brazil (9,4%) và Nhật Bản (6,7%). Canada đứng thứ 7 với tỷ trọng tương ứng 4,1% tổng giá trị hàng nông sản nhập khẩu của Trung Quốc.

Thuế nhập khẩu nông nghiệp của Trung Quốc vẫn giữa ở mức cao. Năm 2013 mức thuế bình quân đối với hàng hóa nông nghiệp là 15,6% so với 9,0% của hàng hóa phi nông nghiệp. Vẫn còn tồn tại nhiều rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật; Ví dụ như lệnh cấm nhập khẩu thịt từ động vật nuôi có sử dụng hóc môn kích thích tăng trưởng Ractopamine nhóm Beta-Angonist. Tuy nhiên, quy định này không ảnh hưởng đến việc nhập khẩu thịt từ các nước không cấm sử dụng hóc môn tăng trưởng Ractopamine trong ngành chăn nuôi như Canada, nhưng muốn xuất sang Trung Quốc nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận không sử dụng thịt từ động vật có sử dụng hóc môn kích thích tăng trưởng Ractopamine. Năm 2014, các lô hàng thịt có nguồn gốc từ Mỹ bị kiểm tra thường xuyên dẫn đến một số nhà chế biến thịt lợn của Mỹ đã không xuất hàng được sang Trung Quốc. Có rất ít dấu hiệu cho thấy lệnh cấm này sẽ thay đổi bất chấp sức ép của Mỹ.

Tăng trưởng trong lĩnh vực chăn nuôi

Một xu hướng quan trọng, khi thu nhập tăng thì nhu cầu về các sản phẩm thịt động vật cũng tăng; ngành chăn nuôi Trung Quốc đã mở rộng để đáp ứng nhu cầu đó. Thịt lợn là loại thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc, và Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người đang tăng lên, mặc dù  thị phần giảm do người Trung Quốc có thêm lựa chọn là thịt bò và thịt gia cầm. Đàn lợn của Trung Quốc đã tăng từ 393 triệu con trong năm 1994 lên đến 474 triệu con vào năm 2014. Theo Tổ chức của Nông lương Thế giới của Liên Hợp Quốc (FAO), Trung Quốc chiếm gần một nửa số lợn và sản lượng thịt lợn của thế giới. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc tăng từ 32,05 triệu tấn năm 1994 lên 57,4 triệu tấn năm 2014. Chính phủ Trung Quốc đang thực thi chính sách mua bán thịt lợn đông lạnh dự trữ để hạn chế ảnh hưởng do biến động giá cho các hộ chăn nuôi và các nhà sản xuất thịt lợn. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì năng suất đàn lợn của Trung Quốc còn thấp, và nhập khẩu thịt lợn đã tăng từ con số không vào năm 1994 lên 800.000 tấn vào năm 2014; và dự kiến năm 2015 ​​sẽ tăng lên mức kỷ lục 1 triệu tấn. Phần lớn là đến từ Brazil và Mỹ. Tuy nhiên, cũng có hàng nhập khẩu từ EU và từ Canada.

Chưa có số liệu thống kê về đàn bò thịt. Tuy nhiên, sản lượng thịt bò trong nước đã tăng từ 3,37 triệu tấn năm 1994 lên 6,53 triệu tấn năm 2014. Ngành sữa của Trung Quốc đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng, với số lượng đàn bò sữa tăng gần 5 lần từ 3,2 triệu con 1994 lên 15 triệu con năm 2014.

Theo Ủy Ban Thực phẩm Ireland, Bord Bia, 90% sản lượng sữa của Trung Quốc được tiêu thụ tại các thành phố. Làn sóng đô thị hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục, với 77% dân số Trung Quốc sống ở các thành phố vào năm 2050, so với 52% như hiện nay. Tất cả các bằng chứng cho thấy rằng, mặc dù có các vụ bê bối an toàn thực phẩm như sữa nhiễm melamine và tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhưng mức tiêu thụ sữa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Hiện đã có nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn trong ngành sữa với các ông lớn như tập đoàn Fonterra của New Zealand hợp tác với các công ty trong nước để xây dựng các hoạt động thương mại từ sữa ở Trung Quốc.

Nhu cầu ảnh hưởng đến thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu

Chỉ có 13,5% diện tích đất đai của Trung Quốc là có thể canh tác được, nằm chủ yếu ở các vùng phía Đông và miền Trung, phía Tây chủ yếu là đồng cỏ và sa mạc. Thiếu đất canh tác và đất bạc màu là những hạn chế quan trọng trong ngành trồng trọt. Trung Quốc khó có thể tự cung tự cấp được thức ăn gia súc trước sự tăng trưởng nhanh chóng của các đàn gia súc, do đó không thể không nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô, mô hình chăn nuôi hiện đại làm tăng nhu cầu đối với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc tăng từ 155.000 tấn năm 1994 lên 74 triệu tấn năm 2014. Thức ăn chăn nuôi trong nước sử dụng bột đậu tương đã tăng từ 5,7 triệu tấn năm 1994 lên 56,4 triệu tấn năm 2014. Lĩnh vực thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc được xây dựng để chế biến hàng nhập khẩu với 78% nhà máy nghiền đậu nành đang được đặt tại các vùng ven biển để thuận lợi hơn cho việc chế biến đậu nành nhập khẩu.

Phần lớn đậu nành được nhập khẩu từ Brazil cùng với đó là mối quan hệ thương mại đang phát triển với khu vực Mỹ Latin. Thương mại nông nghiệp giữa Trung Quốc và Mỹ Latin và khu vực Caribbean đã tăng hơn sáu lần trong thập kỷ qua. Nhu cầu đậu nành tăng cao trên thị trường thế giới đã dẫn đến nông dân ở Argentina chuyển từ nuôi bò thịt sang trồng loại đậu nành, điều này đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt bò ở thị trường Argentina. Như vậy, nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt động vật đã có tác động mạnh mang tính toàn cầu trong hệ thống thương mại thế giới, và người tiêu dùng Trung Quốc đã trở thành động lực cho sự tăng trưởng về cầu đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Mặc dù có số lượng tuyệt đối lớn, song ngành sản xuất chăn nuôi của Trung Quốc vẫn còn phải dựa trên các nông trại quy mô nhỏ và cơ bản. Điều này đang thay đổi nhanh chóng khi có làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự hợp tác của các nhà đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước. Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu nông nghiệp và mở rộng quy mô để đẩy mạnh sản xuất thực phẩm trong nước. Học viện Khoa học Trung Quốc  thống kê cho thấy trong năm 2005 11% trang trại bò sữa của Trung Quốc được coi là có "quy mô" hoặc có quy mô lớn, nhưng dự báo báo cho năm 2015 con số này sẽ tăng lên 38%. Số lượng các trang trại nuôi lợn quy mô lớn cũng được cho là sẽ tăng từ 16% năm 2005 lên 50% vào năm 2015, trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn sẽ tăng từ 66% lên trên 92%.

Ảnh hưởng từ chế độ ăn uống và lối sống

Người tiêu dùng Trung Quốc dần dần áp dụng chế độ ăn uống giống phương Tây. Theo truyền thống, mức tiêu thụ sữa của người Trung Quốc là rất thấp do tỷ lệ dân có cơ địa không dung nạp lactose cao, và nhiều người tiêu dùng Trung Quốc không thích uống sữa nguyên chất mà thường thích sữa bột hơn. Theo số liệu mới nhất của FAO, năm 2011 người Trung Quốc tiêu thụ bình quân  31,1 kg sữa/người/năm, con số này ở Ấn Độ là 80,4 kg, Canada là  218,4 kg. Nhưng thị hiếu và khả năng tiếp cận với loại thực phẩm này đã thay đổi một cách nhanh chóng. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2001. Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo rằng trị giá nhập khẩu "bột sữa nguyên kem" của Trung Quốc đã tăng từ 41.000 tấn năm 2001 lên 680.000 tấn năm 2014. Các dự báo hiện nay cho rằng năm 2015 Trung Quốc có thể sẽ nhập khẩu 600.000 tấn bột sữa; phần lớn trong số này có nguồn gốc từ New Zealand và Mỹ.

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu thực phẩm là do quá trình đô thị hóa. Khi người lao động chuyển từ khu vực nông thôn vào các thành phố mới và mở rộng ở vùng duyên hải phía đông, nó sẽ tạo ra tình trạng thiếu lao động tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp của Trung Quốc. Điều này có thể làm chậm như một hệ quả của tăng trưởng kinh tế thấp hơn, nhưng là một quá trình không thể đảo ngược. Thịt hiện đang được bày bán thông qua các siêu thị chứ không phải là ở hệ thống phân phối truyền thống của Trung Quốc, và nhiều hơn là nhà hàng thức ăn nhanh phát triển dẫn đến tăng cầu tiêu thụ thịt gia cầm.

Các yếu tố an toàn thực phẩm và thời tiết

Tình trạng sức khỏe động vật kém tiếp tục kìm hãm sản lượng trong nước và đó cũng là tiềm năng cho các nước xuất khẩu. Bệnh lở mồm long móng đối với trâu bò là loài bệnh kinh niên ở Trung Quốc. Đã có nhiều đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tái phát trên diện rộng và dịch cúm heo. Trong năm 2013, chủng cúm AH1N1 mà được cho là có nguồn gốc từ lợn dẫn đến một số trường hợp tử vong. Niềm tin tiêu dùng trong chăn nuôi gia cầm trong năm 2014 bị che phủ bởi những lo ngại về dịch cúm gia cầm. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán rằng mức tiêu thụ thịt gia cầm sẽ vẫn ổn định trong năm 2015. Bên cạnh đó, nhu cầu về thịt gia cầm cũng gặp những ảnh hưởng tiêu cực bởi giá thịt lợn rẻ hơn. Đây là lý do dẫn đến các nhà dự báo cho rằng nhập khẩu gia cầm sẽ giảm 2% so với năm 2014.

Trước nhiều vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm, không những chính phủ đã phải thắt chặt các quy định an toàn thực phẩm, mà người tiêu dùng Trung Quốc cũng có những thay đổi lớn trong nhận thức về nguồn gốc của thực phẩm. Vụ bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008 đã làm cho các bậc cha mẹ Trung Quốc phải tìm đến với sữa bột nhập khẩu từ New Zealand, Australia và châu Âu.

Trong những năm gần đây, nạn hạn hán liên tục tăng với tần suất dày hơn, cùng với đó là các hiện tượng thời tiết cực đoan khác, đã làm tăng sự không chắc chắn của các nguồn cung thực phẩm trong nước của Trung Quốc.

Trung Quốc mở rộng sản xuất sinh vật biến đổi gien trong nước

Trung Quốc hiện đang cấm sản xuất các sinh vật biến đổi gen (GM). Tuy nhiên, một số thực phẩm biến đổi gien vẫn được cấp phép nhập khẩu, nhưng quá trình cấp phép rất chậm chạp. Điều đáng chú ý là chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu cây trồng GM, và công nghệ sinh học được coi là ngành công nghiệp chiến lược. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây đã khẳng định rằng chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nghiên cứu GM nhưng lại kêu gọi cần thận trọng khi áp dụng vào sản xuất thương mại, và không để cho các công ty nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Những phát biểu trên đã gây ra một số tuyên bố rằng chính sách của Trung Quốc dựa trên chủ nghĩa bảo hộ hơn là khoa học.

Đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố trong việc thúc đẩy sản xuất trong nước. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư đáng kể vào đất nông nghiệp trong một cuộc đua mới "tranh giành châu Phi", và khi có được thành quả nó có thể thay thế các nhà xuất khẩu hiện tại?. Trung Quốc cũng đang xuất khẩu hỗ trợ kỹ thuật cho các nước khác; Ví dụ, từ năm 2012 các nông dân, chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc đã sang Uganda để hỗ trợ kỹ thuật sản xuất cây trồng, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh nông nghiệp. Trung Quốc đang thực hiện có hiệu quả chính sách chuyển sản xuất thực phẩm sang các vùng nơi có sẵn đất đai, lao động và các nguồn lực khác thuận lợi hơn.

Rõ ràng rằng mặc dù nền kinh tế kém năng động, và tiếp tục phải điều chỉnh lại, nhưng nền kinh tế này vẫn tăng trưởng. Người tiêu dùng Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục chuyển sang xu hướng tiêu dùng nhiều thịt và sữa cùng với các loại thực phẩm có chất lượng tốt hơn. Điều này sẽ giúp thúc đẩy yêu cầu tăng chất lượng số lượng không chỉ đối với thịt và sữa nhập khẩu, mà còn thức ăn chăn nuôi, và cũng như các đầu vào khác để thúc đẩy sản xuất trong nước. 

Theo modernagriculture.ca/ - MD

Từ khóa: Tác động, toàn cầu, Trung Quốc, thương mại, nông nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386876
Go to top