Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCộng đồng Kinh tế ASEAN – 5 điểm quan trọng

Cộng đồng Kinh tế ASEAN – 5 điểm quan trọng

AEC6

Mặc dù thời điểm ra mắt Cộng đồng Kinh tế ASEAN gọi tắt là AEC 2015 đang đến rất gần, nhưng sáng kiến này vẫn đang phải đối mặt với nhiều quan điểm bi quan hơn là ủng hộ. Phần lớn đều cho rằng tất cả những gì mà là mục tiêu của sáng kiến nàyđó là một không gian sản xuất tích hợp với sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động có tay nghề cao sẽ không thể đạt được vào thời hạn tháng 12 năm 2015.

Lời tuyên bố trần trụi này là xác đáng. Nhưng chúng ta phải tự hỏi lại mình rằng Cộng đồng kinh tế này có nghĩa gì khi Asean quyết định hình thành nó. Cho dù chúng ta sẽ tiến hành với một ý niệm rằng 'ASEAN không thể có một AEC như mong đợi', thì lỗi tại ai và ở mức độ nào?

Và có thể AEC, một sáng kiến ​khu vực, được cho là nguyên nhân làm thay đổi các chính sách kinh tế trong các nước thành viên, và do đó nó có thể trở thành gánh nặng tiêu cực hay không?

Để trả lời cho những câu hỏi này, bài viết sẽ cố gắng giải thích 5 điểm quan trọng về hợp tác kinh tế ASEAN. Điều này rất quan trọng vì cho dù bị chỉ trích, ASEAN vẫn sẽ công bố thành lập AEC vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.

1- AEC không được phát triển trên cơ sở của mô hình Liên minh châu Âu(EU), mặc dù có áp dụng một số kinh nghiệm từ mô hình này.

"Cộng đồngkinh tế” mang lại tiếng vang cho khu vực Aseanvớiphong cách hội nhập của châu Âu, giống như Cộng đồng Kinh tếchâu Âu -EEC". Trên thực tế, “cộng đồng kinh tế” này chỉ mới thể hiện sự sẵn sàng phấn đấu hội nhập kinh tế sâu rộng hơn của các chính phủ ASEAN.

AEC, cùng vớihai cộng đồng khác -Cộng đồngAn ninh - Chính trịAseanvà Cộng đồngVăn hóa Xã hộiASEAN-được cho làtạo ramộtbản sắcchokhu vực Đông NamÁ. Trong khi mô hìnhhội nhập châu Âuđã đượccông nhận làmộtmô hình hội nhậpthành công, thì nhiềukhía cạnhcủa mô hình này đã được điều chỉnhđể thích ứng với truyền thống phát triển củacác nền kinh tếvà văn hóa Đông NamÁ.

Kể từ những ngày đầu tiên thành lập, nguyên tắc bất di bất dịch của ASEAN là tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các thành viên.

Đã đến lúc ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải Hợp tác kinh tế khu vực, chẳng hạn như để giúp các nền kinh tế nâng cấp trở thành quy mô đa quốc gia trong các hạt động kinh doanh trong khu vực Đông Nam Á hoặc giúp phát triển mạng lưới sản xuất mở rộng quy mô trên khắp khu vực châu Á rộng lớn. Hợp tác kinh tế được hình dung như là một quá trình chuyển hóa từ từ trong Asean, với khát vọng dài hạn, chứ không phải là một cơ chế với các quy tắc nghiêm ngặt, nó không phụ thuộc vào mức độ phát triển, quy mô kinh tế của nền kinh tế các nước thành viên hay là sự thay đổi các điều kiện toàn cầu.

Có rất nhiều lĩnh vực hội nhập cộng đồng của ASEAN khác với phong cách hợp tác kinh tế của EU. Ví dụ, EU được định nghĩa là một cộng đồng các quốc gia mà ở đó người dân có thể sống, làm việc và học tập ở bất cứ nơi nào trong cộng đồng này. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng cho Asean và rất khó có thể trở thành hiện thực trong tương lai gần.

Cuộc khủng hoảng mới nhất của cộng đồng kinh tế EU cũng là bài học sâu sắc và lời nhắc nhở đối với các nước thành viên của ASEAN rằng các mục tiêu phải thực tế, cũng như sự đa dạng của các kinh tế-xã hội trong nhóm có thể tạo ra sự khác biệt. Với nền tảng này, đối với ASEAN, một định nghĩa được chấp nhận hơn của cộng đồng là một khu vực nơi mà các nhà lãnh đạo và số doanh nghiệp ngày càng tăng và những người dân bình thường cảm thấy rằng họ đang chia sẻ một bản sắc chung.

Với định nghĩa này, lợi ích cá nhân và quốc gia có thể sẽ được nâng cao, cùng với sự gắn kết về chính trị và kinh tế phát triển mà cuối cùng sẽ giúp khu vực gặt hái được nhiều tiến bộ và tăng trưởng.

2. Mặc dù AEC là một sáng kiến ​​khu vực, nhưng việc thực thi các cam kết AEC lại phụ thuộc vào các hành động của quốc gia.

Các sáng kiến ​​như cắt giảm thuế quan, loại bỏ các rào cản phi thuế quan, tự do hóa ngành dịch vụ, đối xử quốc gia đối với nhà đầu tư nước ngoài, hiện đại hóa hải quan, và nhiều cam kết khác phải được chính phủ của các nước thành viên thông qua và phải được đưa vào các quyết định pháp luật và chính sách của các thành viên.

Thật dễ dàng để nhận ra là mỗi hành động của AEC không chỉ bị chi phối bởi một mà là với nhiều bộ ngành và các cơ quan chính phủ khác nhau.

Ví dụ, chương trình ASEAN một cửa là bước quan trọng để thực thi AEC. Nhưng trước đó, mỗi quốc gia cần phải thiết lập cơ chế một cửa riêng quốc gia mình (NSW). Mặc dù trách nhiệm NSW gắn liền với nhiệm vụ của Hải quan quốc gia, cơ quan này phải làm việc chặt chẽ với một số cơ quan khác của chính phủ, cơ quan cấp giấy chứng nhận, ngân hàng, các cửa khẩu hàng hóa và với khu vực tư nhân. Điều này thực sự là thử thách khi mà các cơ quan và tổ chức có thể không có chung một tầm nhìn, nhận thức về trách nhiệm của mình đối với NSW.

Đối với các nước kém phát triển của ASEAN, những vấn đề có thể bị vướng mắc là các điều khoản liên quan đến việc hỗ trợ tài chính, hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), nguồn nhân lực và môi trường pháp lý.

Các thành viên ASEAN, bao gồm các quốc gia có mức độ phát triển rất khác nhau, trong khi chỉ có thời hạn 8 năm kể từ năm 2007 để thực hiện tất cả các vấn đề để trở thành AEC. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 đã tiêu tốn của các nước quá nhiều nguồn lực và làm sao nhãng quyết tâm thành lập AEC.

Hãy nhớ rằng để hợp tác kinh tế 'thành công' tốn rất nhiều thời gian. Ví dụ, sau Hiệp ước Rome, Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã phải mất gần 40 năm để đạt được mục tiêu trở thành một thị trường chung duy nhất.

Ngay cả sau khi đã đạt được một thỏa thuận hội nhập khu vực, thì việc cách thức và kết quả thực thi các cam kết này trong từng quốc gia vẫn còn là một thách thức lớn.

Thông tin về các AEC đã được công khai rộng rãi ngay sau khi tiến hành đàm phán. Tăng cường nhận thức cũng đặt ra thêm những thách thức từ việc các nhóm lợi ích liên quan đến các vấn đề cụ thể. Sự xuất hiện của các nhóm tổ chức đối lập với quá trình này cũng có thể làm chậm tiến độ của AEC. Do đó không thể nói ASEAN không đưa ra các cam kết của mình trong việc thành lập AEC. Cũng còn quá sớm để kết luận rằng AEC sẽ không có hiệu quả. Một cách tốt hơn để xem xét sự tiến triển của AEC là hãy nhìn vào các biện pháp đơn lẻ của nó (với hơn 150 biện pháp) và sự phát triển tương ứng của các nền kinh tế thành viên.

Hơn nữa, AEC là tập hợp nhiều sáng kiến ​​và mỗi một quốc gia có thể cần các kỹ năng khác nhau để đạt được mục tiêu đề ra.

3- Không nên đổ lỗi cho AEC làm thay đổi chính sách của các nền kinh tế thành viên.

Trước hạn chót của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đến gần, các nền kinh tế thành viên đang lo lắng rằng họ sẽ sớm phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng và tiến trình này sẽ làm tổn hại đến các doanh nghiệp dễ bị tổn thương (chủ yếu là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ) và có thể dẫn đến mất công ăn việc làm.

Cần lưu ý một điều quan trọng rằng tầm nhìn của AEC đã được đưa ra cùng với sự nhận thức về các xu hướng kinh tế toàn cầu hiện nay. Mạng lưới sản xuất (ngụ ý rằng hàng hoá không được sản xuất ở một nước mà sản xuất từ nhiều quốc gia) đã nhanh chóng phát triển trong một số ngành công nghiệp trọng điểm (điện tử, ô tô, dệt may) và đã lan rộng trên khắp các nền kinh tế châu Á.

Trung Quốc đã trở thành “công xưởng của Châu Á” cùng với việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001 và xu hướng hội nhập với các nền kinh tế phương Tây đã hình thành nên các khối thương mại khổng lồ; cụ thể như Liên minh châu Âu; Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 đã trở thành chất xúc tác để 10 quốc gia Đông Nam Á nghĩ ra ra một cơ chế để cứu mình một cách toàn diện và đầy tham vọng hơn so với những gì họ có trong năm 1990 (ví dụ. Khu vực Tự do Thương mại ASEAN, Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ).

Mười quốc gia thành viên ASEAN nhận ra khá sớm rằng vai trò thành viên WTO của chính mình không mang lại nhiều lợi ích khi 160 quốc gia thành viên khác của tổ chức này lại đại diện cho mức độ phát triển rất khác nhau, do đó hy vọng về một kết quả nhanh chóng là rất mờ nhạt. Hơn nữa, những mối quan tâm và tiếng nói phản biện của các nền kinh tế nhỏ như những thành viên trong khu vực Đông Nam Á hầu như không có khả năng được định chế này lắng nghe.

Trong bối cảnh đó, ASEAN hoặc AEC là một nhóm nhỏ, nơi các nền kinh tế thành viên sẽ xem xét lợi ích của tất cả và cũng có thể chấp nhận linh hoạt hơn trong một thời gian ngắn ban đầu. Tất nhiên điều này có thể sẽ làm chậm tiến trình thành lập AEC, nhưng các nước thành viên tiên tiến (như Singapore, Malaysia, Thái Lan) lại không bị giới hạn trong khuôn khổ này.

Các thành viên tiên tiến này đã theo đuổi Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương với các đối tác thương mại chủ chốt của họ, trong đó bao gồm không chỉ thương mại và tự do hóa đầu tư, mà còn đi xa hơn với các vấn đề như giáo dục và mua sắm chính phủ, do đó làm cho nó trở nên hội nhập sâu sắc hơn nhiều so với các biện pháp đề cập trong hợp tác AEC.

AEC không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự lo lắng về việc gia tăng cạnh tranh. Việc cải cách và thay đổi chính sách trong nước là nhằm giải quyết những thách thức của toàn cầu hóa và thế giới cũng đang có sẵn có một số định chế song phương, khu vực và đa phương như là các phương thức hợp tác kinh tế hiện đại.

4- Hợp tác kinh tế ASEAN là một sáng kiến ​​từ trên xuống và nhận thức của các bên liên quan là thấp và không đồng đều

Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN đã ghi nhận rằng việc hợp tác kinh tế có thời điểm xuất phát muộn hơn nhiều so với việc theo đuổi hòa bình và ổn định.

ASEAN được thành lập từ năm 1967 với mục tiêu là thúc đẩy hòa bình và ổn định, để các nước thành viên riêng lẻ có thể tập trung vào phát triển nền kinh tế trong nước và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững. Do đó, cho mãi đến năm 1976, ASEAN mới quyết định hợp tác hơn nữa để chứng tỏ sự đoàn kết gắn bó của mình.

Từ từ, vấn đề hợp tác kinh tế đã trở thành các chủ đề ngoại giao giữa các quốc gia thành viên và các vấn đề ngoại giao luôn được bộ ngoại giao tham khảo ý kiến ​​bộ thương mại.

Nhưng thương mại quốc tế không chỉ là nhiệm vụ và được thực hiện giữa một vài cơ quan chính phủ. Thay vào đó là một mối quan tâm của nhiều cơ quan chính phủ liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực mà các cơ quan ban ngành này lại có thể có nhận thức hạn chế về toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế.

Ngoài ra, các nước trong khu vực hầu như đã trải qua tiến trình hội nhập kinh tế thị trường dưới sự dẫn dắt của các tập đoàn đa quốc gia (MNCs). Các nhà quan sát hiệp định thương mại cho rằng chủ nghĩa kinh tế khu vực là một chủ đề của giới tinh hoa chính trị, với hầu như không có sự tham gia từ các bên liên quan khác.

Bên cạnh đó, sự nhận thức chung về các biện pháp hợp tác kinh tế có liên quan, đặc biệt là những người bị ảnh hưởng vẫn còn rất thấp. Do đó, mặc dù mức thuế thương mại nội vùng thấp song các cuộc điều tra mới nhất cho thấy các công ty ít quan tâm để tận dụng các ưu đãi, lợi thế hiện có.

Chỉ đến khi thời hạn cuối cho việc thành lập AEC năm 2015 thì các nhóm khu vực tư nhân mới lên tiếng về những quan điểm lo ngại của mình. Khu vực tư nhân không lo ngại về mức thuế quan nhưng lại rất lo ngại về các biện pháp cản trở bằng hàng rào phi thuế quan và các vấn đề liên quan đến cơ chế tạo thuận lợi khác.

Việc vận động cho một sáng kiến ​​thương mại về mặt tự nhiên là ít có sự đồng thuận cao. Các sáng kiến thương mại thường được dẫn dắt bởi sức mạnh quyền lực của một số tập đoàn mà có khả năng tăng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn cho quốc gia. Ngoài ra hầu hết các cơ quan chính phủ, trừ bộ ngoại giao và bộ thương mại, rất thiếu kiến ​​thức sâu rộng về AEC, và do đó có thể không cùng chia sẻ được một tầm nhìn về các vấn đề hợp tác kinh tế.

5 - AEC nên kết nối với Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Xây dựng cộng đồng ASEAN phải được nhìn nhận một cách toàn diện và đầy đủ về tất cả các khía cạnh kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Một cộng đồng kinh tế ASEAN về hợp tác kinh tế đòi hỏi phải giúp tăng dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, phát triển kinh tế công bằng và xóa đói giảm nghèo.

Mục tiêu hoạt động của Cộng đồng Chính trị - An ninh hướng tới hòa bình và ổn định khu vực, trong khi tôn chỉ của Cộng đồng Văn hóa Xã hội lại bao gồm các hình thức hợp tác khu vực trong lĩnh vực như bảo vệ môi trường, hạn chế sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, chống tội phạm xuyên quốc gia, và hợp tác trong ứng phó với thiên tai.

Mọi người đều hy vọng rằng đặt tất cả các mục tiêu của các cộng đồng này trong một tổng thể chung sẽ giúp nuôi dưỡng một ý thức về bản sắc khu vực. Nói cách khác, Cộng đồng ASEAN hoàn thiện trong tương lai sẽ giúp một khu vực mà trong đó có sự gắn kết về chính trị, hội nhập về kinh tế, có khả năng hợp tác hiệu quả trên cả lĩnh vực hàng hóa công trong khu vực.

Do đó AEC không nên được xem như chỉ liên quan đến các khía cạnh kinh tế trong dự báo về việc liệu ASEAN có thể đưa ra được các cam kết xây dựng cộng đồng hay không?

Hiệp hội ASEAN đã được định hướng là để thúc đẩy hòa bình ở khu vực này trong hơn hai thập kỷ qua. Các thành viên ASEAN cũng đã tham gia tích cực vào các vấn đề khu vực Đông Nam Á thông qua các diễn đàn ASEAN khác nhau và các hoạt động hợp tác như một khu vực thương mại tự do và dựa trên quan hệ đối tác kinh tế. Điều này đã trực tiếp góp phần giữ vững sự ổn định của khu vực.

ASEAN cũng đã nhìn nhận ra tầm quan trọng ngày càng tăng trong việc hợp tác để bảo vệ môi trường khu vực và hàng hóa công khu vực theo mô hình hợp tác văn hóa - xã hội.

Không nên coi AEC như một thước đo về việc liệu khu vực này có thể xây dựng thành một cộng đồng hay không. Mục Hòa bình, Ổn định và Gắn kết xã hội cần được xem như là các mục tiêu không thể tách rời và có tầm quan trọng như nhau để hình thành một cộng đồng kinh tế có hiệu quả.

Toàn bộ kế hoạch của AEC là một tài liệu phức tạp và chi tiết. Mặc dù có đã có một số biện pháp thất bại nhưng còn quá sớm để kết luận rằng AEC sẽ không thành công. Một cách hiệu quả hơn để đánh giá AEC là dựa trên các thành phần và các hành động của nó. Đó là lý do tại sao các nước thành viên cũng đang tập trung vào một danh sách ưu tiên, chứ không phải là tất cả kế hoạch chi tiết của AEC.

Một lần nữa, không nên nghi ngờ AEC mà nên xem nó như là một kế hoạch đang có sự tiến triển với thực tế là một số số cam kết đã được thực thi, nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức lớn. Chỉ mới trải qua  một thập kỷ kể từ 10 quốc gia có nhiều khác biệt về xã hội và đa dạng về kinh tế bắt đầu cuộc hành trình hướng tới AEC.

Nhận thức của cả nhà hoạch định chính sách lẫn cả người dùng cuối cùng chỉ là khởi đầu. Do đó không nên kết luận rằng các nhà lãnh đạo chính trị thiếu quyết tâm và đang cố gắng để cạnh tranh với nhau để từ bỏ các mục tiêu của AEC.

ASEAN sẽ còn tiếp tục bị chỉ trích là thiếu hoặc tổ chức yếu kém và có thể được quy là nguyên nhân chính của việc làm dang dở các tham vọng của mình nhưng thời gian sẽ là câu trả lời. Với AEC và hiến chương ASEAN, khu vực này đã phát triển thành một hiệp hội với các quy tắc cơ bản của nó.

Tuy nhiên, hơn bao giờ hết, đây là thời điểm các nước nên ngồi lại với nhau để tăng tiến độ xây dựng cộng đồng kinh tế. Nền kinh tế toàn cầu đang ở trong trạng thái dậm chân tại chỗ do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất và sự tăng trưởng theo cấp số nhân về phương tiện truyền thông xã hội, có nghĩa là mỗi sự kiện ngay lập tức được truyền và thảo luận ở tất cả mọi nơi trên thế giới.

Trong một môi trường như vậy, bất kỳ hình thức hợp tác giữa các nước đều được chào đón. AEC-2015 có thể chưa có khả năng đem lại một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất tích hợp đầy đủ cho các thành viên ASEAN, nhưng nó có thể sẽ giúp nhóm các quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Điều này sẽ giúp các thành viên ASEAN chịu được các cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo với sự tự tin cao hơn nhiều

Theo http://www.establishmentpost.com – MD

Từ khóa: Cộng đồng, kinh tế, ASEAN, 5 điểm, quan trọng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397218
Go to top