Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCác nước kém phát triển sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ AEC

Các nước kém phát triển sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ AEC

AEC7

Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trở thành hiện thực vào cuối năm nay, dòng chảy tự do của hàng hóa, lao động và các quỹ trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (SEAN) chắc chắn sẽ mang lại lợi cho tất cả các quốc gia trong khối. Tuy nhiên, lợi ích mang đến cho mỗi thành viên có thể nhiều ít khác nhau.

Sở dĩ như vậy một phần là do các thành viên ASEAN đang nằm ở những mức độ phát triển rất khác nhau. Một số nước có vẻ như đang mất đi động lực kinh tế trong khi những nước khác khác đang nhanh chóng đạt được tốc độ tăng trưởng kỳ vọng.

Mạng lưới sản xuất và tiếp thị phân phối được mở rộng với mức độ tập trung sâu và các mô hình kết nối nhiều hơn so với trước kia.

Bên cạnh đó, kinh tế nội khối sẽ có bước tăng trưởng tổng thể mạnh mẽ về khối lượng giao dịch thương mại. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất sẽ diễn ra giữa các nước ASEAN mới nổi với các quốc gia phát triển hơn trong khối.

Theo khảo sát Ban giám đốc của các doanh nghiệp về của Deloitte, cứ 5 doanh nghiệp thì mới chỉ có 1 doanh nghiệp có kế hoạch hoặc những thay đổi để đo lường tác động của AEC.

Trong khi đó, 48% cho biết nhận thức của họ về AEC còn hạn chế; 62% cảm thấy những tác động của AEC còn hạn chế hoặc chưa hiệu quả; 51% cảm thấy những tác động tiềm năng là đáng kể. Ngoài ra, 96% doanh nghiệp đã nhận thức được rằng AEC sẽ là cơ hội cho họ; bao gồm thị trường mới, thị trường lớn hơn và chi phí thấp hơn. Song cơ hội này mở đến đâu vẫn là điều băn khoăn khi có tới 63% doanh nghiệp nhận định mối đe dọa lớn nhất với họ là gia tăng cạnh tranh.

Cũng theo kết quả khảo sát của Deloitte, top 3 lĩnh vực có nhiều cơ hội nhất khi AEC được hình thành bao gồm: đầu tư, chuỗi cung ứng, bán hàng và tiếp thị.

Lấy ví dụ như ở Thái Lan, tăng trưởng kinh tế của nước này đang có xu hướng chậm lại đáng kể do bất ổn chính trị kéo dài và chi phí sản xuất tăng cao. Nền kinh tế của Indonesia cũng đang trong tình trạng sụt giảm sản lượng than và mất giá của các mặt hàng năng lượng, sản phẩm xuất khẩu chính của quốc gia này.

Theo kết quả của một nghiên cứu về các nền kinh tế của các thành viên ASEAN bao gồm Brunei đã cho thấy rằng các quốc gia kém phát triển của khối đang nhanh chóng nổi lên như những nguồn sáng về tăng trưởng.

Myanmar, Việt Nam và Philippines có khả năng sẽ trở thành nguồn tăng trưởng cho ASEAN trong một thời gia dài, phần lớn nhờ vào số lượng ngày càng tăng của các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động thiết lập các hoạt động kinh doanh ở các đất nước này.

Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng cao nhất và thấp nhất của các thành viên ASEAN đã giảm từ 9,3 điểm phần trăm năm 2003 xuống còn 5,4 điểm phần trăm 10 năm sau đó.

Điều này là do nhiều yếu tố, chẳng hạn như là dàn trải tốt hơn của vốn đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN, sự liên kết quốc tế tốt hơn về nguồn nhân lực cho sản xuất trong khu vực và quan hệ cùng ngành mạnh mẽ hơn giữa các thành viên của khối.

Ba yếu tố tác động lớn đến ASEAN và AEC

Trong tương lai sẽ có ba yếu tố có thể có tác động lớn đến ASEAN và AEC.

Yếu tố đầu tiên là nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng suy thoái có ảnh hưởng rất lớn và tiêu cực đến sản lượng xuất khẩu của các quốc gia ASEAN. Indonesia, xuất khẩu một lượng lớn than, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và các nguồn lực khác cho khách hàng Trung Quốc, đang là quốc gia đặc biệt dễ tổn thương.

Hơn thế nữa, các nhà sản xuất nước ngoài và Trung Quốc đang có xu hướng chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang các nước châu Á khác để tránh chi phí lao động đang tăng cao của Trung Quốc và đồng nhân dân tệ đang ngày trở nên mạnh hơn. Việt Nam và Philippines là những điểm đến phổ biến nhất. Các nhà sản xuất hàng may mặc đang chuyển các nhà máy của họ ra khỏi Trung Quốc cũng vì lý do như vậy, và điểm đến chủ yếu là Myanmar.

Điều này là do chi phí lao động ở Việt Nam, Philippines và Myanmar vẫn còn thấp hơn so với các nước thành viên ASEAN khác. Hơn nữa, ba quốc gia đều có dân số đủ lớn để đảm bảo cung cấp đủ số lượng lao động cần thiết.

Việt Nam đang cố gắng tận hưởng những lợi ích này bằng cách liên tục chào đón các cơ sở sản xuất. Gần đây, Việt Nam đã công bố thặng dư thương mại, phần lớn trong số đó có được từ việc nhà máy điện thoại di động Samsung Electronics Hàn Quốc, công ty chuyên sản xuất các thiết bị cầm tay và điện thoại thông minh, đã di dời cơ sở sản xuất của mình từ Trung Quốc sang từ 5 năm trước.

Yếu tố thứ hai chính là chiến lược "Thái Lan cộng một". Do chi phí tiền công cao và tình trạng thiếu lao động tăng ở Thái Lan, nên các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản đang tăng cường xây dựng nhà máy chi nhánh tại các khu công nghiệp ngay sát bên kia biên giới với Thái Lan, chẳng hạn như khu công nghiệp Poipet và Koh Kong của Campuchia và khu công nghiệp Savannakhet của Lào, và chuyển các công đoạn sản xuất thâm dụng lao động sang đó.

Nếu xu hướng này tiếp diễn, thì Thái Lan sẽ rất khó khăn để khôi phục động lực cho kinh tế của mình, nhưng Campuchia và Myanmar sẽ được hưởng lợi.

Sự chuyển đổi sản xuất từ từ này cũng đã đủ làm cho Thái Lan lo ngại, nhưng còn có những thứ có thể sẽ sớm trở nên tồi tệ hơn. Đất nước Thái Lan đã và đang sa lầy trong tình trạng hỗn loạn chính trị kể từ tháng 5 năm 2014, từ thời điểm mà cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị quân đội lật đổ và chính quyền quân sự luôn muốn củng cố quyền lực. Sẽ không ngạc nhiên nếu các nhà sản xuất bắt đầu làn sóng rời bỏ Thái Lan để đến những vùng đất tốt hơn, ổn định hơn trong khu vực ASEAN.

Yếu tố thứ ba là giá dầu thô, do sự tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế ASEAN đều phải phụ thuộc vào giá năng lượng.

Giá dầu rẻ hơn đem lại cay đắng cho Indonesia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng, nhưng nó sẽ mang đến hạnh phúc cho các nước khác. Nền kinh tế ASEAN đã nhìn thấy một sự tăng đột biến về tỷ lệ sở hữu ô tô và mức sống được cải thiện, việc giá dầu thô giảm mạnh kể từ mùa thu năm ngoái đã có nghĩa là giá xăng dầu thành phẩm thấp hơn làm chi phí tiêu dùng dễ thở hơn. Nhưng nếu ngược lại, một cuộc đổi ngôi về giá dầu có thể ảnh hưởng to lớn về sự phát triển của các quốc gia này.

Theo http://asia.nikkei.com - PT

Từ khóa: Các nước kém phát triển, hưởng lợi, nhiều nhất, từ AEC

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384252
Go to top