Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnChủ nghĩa Trump và nền kinh tế toàn cầu sau khi đàm phán lại NAFTA

Chủ nghĩa Trump và nền kinh tế toàn cầu sau khi đàm phán lại NAFTA

NAFTA 1

Các nhà quan sát giải thích rằng, việc chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mexico là sự mở đầu làn sóng chủ nghĩa bảo hộ mới của Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump không nên nhầm lẫn điều này với bản chất của các chương trình kinh tế và những chính sách thương mại. NAFTA đã có hiệu lực từ năm 2014, tuy nhiên các nước thành viên đang thúc đẩy tái đàm phán hiệp định này nhằm tìm kiếm một sự thay đổi cho nước Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu.

Khu vực kinh tế Bắc Mỹ là một phần của hệ thống sản xuất và hợp tác toàn cầu. Đây là mấu chốt mà giới tinh hoa chính trị và kinh tế Hoa Kỳ không thể phá vỡ, vì thế họ sẽ không để Hoa Kỳ (hoặc khu vực Bắc Mỹ) đánh mất vai trò của mình trong nền kinh tế toàn cầu. Ông Trump và các thành viên nội các của mình là một phần của tầng lớp tư bản chủ nghĩa xuyên quốc gia. Trụ sở kinh doanh của gia đình ông mở rộng khắp toàn cầu, bao gồm các nhà máy ở Mexico, hưởng lợi từ chi phí nhân công rẻ và từ đó xuất khẩu ngược trở lại Hoa Kỳ mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ - tất cả đều nhờ vào các điều khoản của NAFTA.

Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã công khai phản đối NAFTA và xem đó như là một phần trong chiến lược giành được sự ủng hộ của các tầng lớp lao động Hoa Kỳ. Bà Hillary Clinton cũng lên tiếng phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức, giống như Obama đã chống lại toàn cầu hóa và những ảnh hưởng đối với người lao động trong lần đầu tiên chạy đua vào Nhà Trắng.

Nhưng cho đến nay, ngoài các cuộc thảo luận công khai, dường như các chính sách mà chính quyền Trump đã đưa ra vẫn không mang tính dân chủ. Các chính sách kinh tế của ông Trump bao gồm: bãi bỏ các quy định, cắt giảm chi tiêu xã hội, hạ mức phúc lợi nhà nước, tư nhân hóa, giảm thuế cho các tập đoàn lớn và người giàu, cũng như mở rộng trợ cấp vốn ngắn hạn của chính phủ. Các tầng lớp chính trị Hoa Kỳ bị chia rẽ sâu sắc, tuy nhiên phần lớn các nhà kinh doanh và đầu tư lại ủng hộ chương trình mới của ông Trump. Điều này thể hiện qua việc giá cổ phiếu tăng lên sau khi cuộc bầu cử của ông mới bắt đầu được vài tháng.

Chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số

Vào đầu những năm 1990, khi đàm phán NAFTA, các công ty lớn của Mỹ trong ngành công nghiệp ô tô, thiết bị gia dụng, máy móc, công cụ và ngành chế tạo vẫn đang là động lực thúc đẩy nền kinh tế. Khi NAFTA có hiệu lực vào năm 1994, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thậm chí còn chưa thành lập. Thời điểm này, các máy tính đã được sử dụng rộng rãi nhưng có rất ít người dùng truy cập Internet, do đó, nền kinh tế số vẫn chưa phát triển. Mục tiêu chính của các cuộc đàm phán thương mại tự do lúc bấy giờ là nhằm tạo thuận lợi cho việc thiết lập một hệ thống sản xuất toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các rào cản vận chuyển hàng hoá qua biên giới mà những chính phủ quốc gia đã đặt ra. NAFTA đã thành công trong việc thực hiện mục tiêu nói trên. Bên cạnh đó, WTO được thành lập năm 1995 cũng là một mô hình tiêu biểu; ngoài ra, từ năm 1995 đến 2016, hơn 400 hiệp định thương mại khác cũng được đàm phán trên khắp thế giới.

Kể từ khi NAFTA và WTO có hiệu lực, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển và không ngừng thay đổi. Đặc biệt, sự đa dạng hoá các dịch vụ và sự phát triển của nền kinh tế số (bao gồm truyền thông, tin học, công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ tài chính, công việc chuyên môn, kỹ thuật và một loạt các sản phẩm phi vật thể khác) đã trở thành trọng tâm trong các chương trình nghị sự toàn cầu, chủ yếu xoay quanh các khía cạnh về sở hữu trí tuệ.

Thực tế, trên toàn thế giới, mức tăng trưởng thương mại dịch vụ đã vượt xa thương mại hàng hoá. Tính đến năm 2017, dịch vụ chiếm khoảng 70% trong tổng sản lượng thương mại toàn cầu. 

Hoa Kỳ chính là quốc gia dẫn dắt sự phát triển của nền kinh tế số và dịch vụ tài chính ở thời điểm hiện tại

Năm 2016, Hoa Kỳ thâm hụt 750 tỷ USD thương mại hàng hóa so với các quốc gia còn lại nhưng thặng dư 250 tỷ USD thương mại dịch vụ.

Mexico đang nhanh chóng chuyển sang nền kinh tế số, bằng chứng là ngành dịch vụ công nghệ thông tin của Mexico đã vượt mức 20 tỷ USD vào năm 2016 và dự kiến sẽ tăng 15% trong năm nay. Các doanh nhân trong lĩnh vực công nghệ cao của Mexico đang rất tự hào về sự trỗi dậy của thung lũng silicon ở Mexico City và Guadalajara, hai thành phố lớn nhất nước này.

NAFTA không bao gồm các điều khoản liên quan đến thương mại số. Ngoài ra, hiệp định này cũng không bao gồm các quy định về doanh nghiệp nhà nước và ngành năng lượng của Mexico, cũng như không bắt buộc quốc gia này phải sửa lại Luật lao động hayloại bỏ một số vấn đề thực tiễn trong hoạt động quản lý.Mexico quốc hữu hóa ngành dầu khí năm 1938, theo đó các công ty năng lượng nước ngoài được phép thăm dò và sản xuất trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà máy năng lượng của Mexico (phần lớn) vẫn còn thuộc sở hữu của các tiểu bang. Bên cạnh đó, chính phủ cũng hạn chế sửa đổi Luật lao động và cũng không đưa ra nhiều quy định mới về việc thuê hay sa thải nhân viên.

Đại diện thương mại Hoa Kỳ - ông Robert Lighthizertuyên bố rằng, mục đích của việc tái đàm phán là "hiện đại hóa" và "cập nhật lại" thỏa thuận, vì NAFTA đã được đàm phán cách đây 25 năm, trong khi nền kinh tế của chúng ta lại thay đổi đáng kể. Vào thời điểm NAFTA mới có hiệu lực, vấn đề “thương mại số” vẫn còn bị hạn chế. Theo nhu cầu phát triển hiện nay, chúng ta cần các quy định mới nhằm điều chỉnh lãnh vực nói trên, đồng thời cũng cần đàm phán lại các điều khoản về sở hữu trí tuệ và lao động.

Việc thúc đẩy tái đàm phán NAFTA đi ngược lại tuyên bố của Hoa Kỳ về chủ nghĩa bảo hộ. Cụ thể hơn, Hoa Kỳ đang hành động để phá vỡ các rào cản quốc gia đối với dịch vụ và thương mại số. Đây là một bước tiến mới đối với nền kinh tế toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hóa trong tương lai.

Chủ nghĩa dân tộc, dân tuý và chủ nghĩa bảo hộ

Việc cố gắng giải thích về thương mại, kinh tế và quan hệ quốc tế dựa trên những khung phân tích cấp quốc gia lỗi thời đã làm sáng tỏ hơn sự năng động của chủ nghĩa tư bản toàn cầu mới. Nếu không tính tới thương mại dịch vụ thì Hoa Kỳ có thâm hụt thương mại rất lớn với Mexico (cũng như Trung Quốc và nhiều nước khác), tuy nhiên những hàng hóa xuất khẩu từ Mexico sang Mỹ lại không phải là hàng hóa của chính Mexico. Mà thực chất, đây là hàng xuất khẩu của hàng trăm tập đoàn đa quốc gia từ Hoa Kỳ và từ khắp nơi trên thế giới, hoạt động trên lãnh thổ Mexico, nơi dòng sản phẩm của họ di chuyển thông qua các mạng lưới của nền kinh tế toàn cầu.

Có thể nói việc nhập khẩu hàng hoá từ Mexico vào Hoa Kỳ đơn thuần là một biểu hiện khác của việc luân chuyển sản phẩm của các công ty xuyên quốc gia từ lãnh thổ này sang lãnh thổ khác. Theo thống kê, thương mại cấp quốc gia đã che giấu bản chất xuyên lãnh thổ của nền kinh tế toàn cầu mới.

Vậy tại sao ông Trump lại lên tiếng chỉ trích Mexico thông qua hàng loạt các tuyên bố mang đậm hơi thở của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ? Đó là còn chưa kể tới tình trạng phân biệt chủng tộc.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần xác định mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu: Toàn cầu hóa lại chỉ có thể diễn ra trong hệ thống chính trị của từng quốc gia. Sự mâu thuẫn này tạo ra một loạt các tình thế khó xử giữa các nước.

Các nền kinh tế đều tăng trưởng, các quốc gia trở nên thịnh vượng và tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong thời đại của chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa, các chính phủ ngày càng phụ thuộc vào việc thu hút đầu tư từ các công ty xuyên quốc gia vào lãnh thổ nước mình, việc này đòi hỏi phải cung cấp vốn và các ưu đãi liên quan, thêm vào đó áp lực giảm tiền lương, bãi bỏ quy định đã làm trầm trọng thêm vấn đề bất bình đẳng, bần cùng hóa các tầng lớp lao động. 

Xét về mặt lý thuyết, các nước đang phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy tích lũy vốn xuyên quốc gia và vấn đề hợp pháp hóa về mặt chính trị. Chính phủ của các quốc gia trên khắp thế giới đang trải qua các cuộc khủng hoảng liên tục về pháp lý khi đối mặt với tình trạng bất bình đẳng và khó khăn chưa từng có đối với tầng lớp lao động chịu ảnh hưởng của toàn cầu hoá.

Chủ nghĩa Trump là minh chứng cho sự chống đối cuộc khủng hoảng pháp lý, dựa trên một thông điệp dân túy và chủ nghĩa dân tộc nhằm vào các khu vực của tầng lớp lao động Hoa Kỳ, nơi đang đối mặt với tình trạng ngày càng bấp bênh. Chương trình nghị sự của Trump ở Mexico không thể tách rời khỏi cuộc chiến chống lại người nhập cư, đặc biệt là từ Mexico và Trung Mỹ. Nhưng nền kinh tế Mỹ cùng với tầng lớp tư bản xuyên quốc gia phụ thuộc vào việc khai thác lực lượng lao động nhập cư.

Tất cả những điều này không có nghĩa là quan điểm về dân chủ, chủ nghĩa dân tộc và bảo hộ của Trump sẽ được thực hiện một cách dễ dàng. Quan điểm của ông Trump ẩn chứa mầm mống của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, từ đó tạo cho các nhóm quyền lực cực đoan trong xã hội Mỹ nổi lên, đồng thời khiến tình trạng thế giới thêm căng thẳng. Nếu mọi vấn đề trên không được giải quyết, thay vì ủng hộ chính sách khôn ngoan của chủ nghĩa bảo hộ và dân túy, các quốc gia khác sẽ nhìn nhận chủ nghĩa Trump là một phản ứng đầy mâu thuẫn và thiếu tính ổn định trước cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.

Nguồn: www.truth-out.org – TN

Từ khóa: chủ nghĩa, Trump, nền kinh tế toàn cầu, đàm phán lại, NAFTA 

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412326
Go to top