Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnNền tảng tự do thương mại đang mở rộng, chỉ là không có Mỹ trong đó

Nền tảng tự do thương mại đang mở rộng, chỉ là không có Mỹ trong đó

Tự do thương mại

Những thỏa thuận tự do thương mại được ký kết giữa các nước đang đại diện cho hơn 1/3 tổng sản lượng toàn cầu, và nước Mỹ đang bị gạt sang một bên.

Các mức thuế quan mới mà Mỹ áp lên gần 7,5 tỷ USD hàng xuất khẩu từ Liên minh Châu Âu tiếp tục làm nóng dòng tin tức về chủ nghĩa bảo hộ và chiến tranh thương mại trên các mặt báo.

Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm vừa qua, một nhóm các quốc gia đại diện cho hơn 1/3 tổng sản lượng toàn cầu đã ký kết với nhau hơn 10 hiệp ước về thương mại. Nếu các nhà sử học ở tương lai nhìn lại giai đoạn này, có lẽ họ sẽ miêu tả đây là thời kỳ mà các nhà tự do thương mại lập ra những quy tắc mới để nhiều thập kỷ sau tuân theo. Vậy tại sao vẫn có những người tỏ ra bi quan? Câu trả lời: Vì Mỹ không là một phần trong tiến trình phát triển này.

Các nước khác đã đứng ra đảm nhận vị trí lãnh đạo tự do thương mại. Nhật Bản đã cứu sống hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bị Mỹ bỏ rơi. Nhật tập họp 11 nước còn lại để cho ra đời Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), và thúc đẩy hiệp định đi vào hiệu lực từ năm ngoái. Cùng lúc đó, Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới – đã chốt một thỏa thuận với khối kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Liên minh Châu Âu. Trong khi đó, phía châu Âu cũng ký nhiều hiệp ước với các nước châu Mỹ, từ Canada đến khối Mercosur của Nam Mỹ (hiệp định với khối này phải mất gần hai thập kỷ đàm phán).

Không chỉ các nước G-7 nhảy vào sân chơi thương mại. Các nước châu Phi cũng mở cửa cho nhau thông qua Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA). Và Liên minh Thái Bình Dương của bốn nước trong khu vực Mỹ Latin cũng đang mở rộng, và đón chào hơn 50 quốc gia dưới vai trò quan sát viên.

Những hiệp định thương mại mới này không chỉ là về thuế quan. Chúng còn nhắm vào các vấn đề nhạy cảm như trợ cấp nông nghiệp, các hoạt động kiểm tra và ghi nhãn trùng lắp tốn kém, mở cửa lĩnh vực tài chính và viễn thông, và cho phép các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu các hợp đồng chính phủ. Các hiệp định này tăng cường bảo vệ người lao động và tài sản trí tuệ, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể bán hàng ra nước ngoài, và thậm chí còn mở đường cho công cuộc loại bỏ tham nhũng.

Nước Mỹ từng là người dẫn đầu trong những nỗ lực này, nhưng họ lại đang tự tách mình ra khỏi vai trò hoạch định chính sách thương mại. Dĩ nhiên, hiệp ước thu nhỏ vừa ký kết với Nhật Bản sẽ giúp Mỹ gia tăng xuất khẩu thịt bò, lúa mì và các nông sản khác. Nhưng những ưu đãi này ít hơn nhiều so với những gì Mỹ đáng lẽ nhận được nếu họ chịu ở lại TPP.

Sự vắng mặt của Mỹ cũng hạn chế sực mạnh của những hiệp định mới này, và làm giảm tầm quan trọng địa chính trị của chúng: Hiệp định CPTPP sẽ không thể kiềm hãm Trung Quốc như phiên bản mà Mỹ dẫn dắt.

Về phía Mỹ, vấn đề này cũng gây tổn thất cho doanh nghiệp và người lao động. Nhà xuất khẩu ở những nước khác hiện có lợi thế hơn Mỹ trong một thị trường tiêu dùng hơn 2 tỷ người. Và ngay cả khi Mỹ quyết định quay lại, họ cũng không còn nhiều tiếng nói trong các quy tắc thương mại.

Tại các cửa hàng ở Đức, xe mô tô của hãng Suzuki (Nhật) có lợi thế về giá bán, thấp hơn 10% so với xe của hãng Harley Davidsons (Mỹ). Sản phẩm của Suzuki cũng không còn phải trải qua những bài kiểm tra bổ sung về khí thải và độ an toàn. Thịt lưng bò Úc tránh được mức thuế quan 30% tại Nhật Bản, trong khi sản phẩm cùng loại từ Texas vẫn phải chịu thuế. Và lúa mì Canada tại thị trường 11 nước CPTPP hiện có giá bằng 1/3 so với lúa mì trồng tại Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ như phô mai, rượu, thịt, và vô số mặt hàng khác đang bị thay thế bởi sản phẩm của các nước thành viên Hiệp định.

Đồng thời, các quy tắc và tiêu chuẩn đang áp dụng không phải lúc nào cũng được Mỹ ủng hộ. Lấy những quy tắc về chỉ dẫn địa lý làm ví dụ. Quy tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo những thương hiệu nổi tiếng của một địa phương không thể bị sao chép ở những nơi khác. Các nước châu Âu từ lâu đã áp dụng mạnh mẽ những quy tắc này, để bảo hộ các thương hiệu như Rượu sâm-banh Pháp, Giấm Balsamic, Phô mai Manchego và hàng ngàn sản phẩm khác. Mỹ phản bác rằng những thương hiệu như Parmesan, Provolone (tên một loại phô mai của Ý), Vermouth (rượu Ý) và nhiều thương hiệu khác chỉ là những tên gọi chung mà bất cứ ai cũng có quyền sử dụng.

Các hiệp định mới sẽ mở rộng danh sách thương hiệu được bảo hộ. Chúng sẽ ngăn cản những người chăn nuôi bò sữa ở Wisconsin bán phô mai hiệu Feta cho Canada hay Nhật Bản. California sẽ không còn được phép dùng tên gọi Prosecco cho các loại rượu vang sủi. Hàng tá tên gọi sản phẩm khác sẽ bị đem ra phân tích. Và không phải nói, các hiệp định mới sẽ không bảo vệ cho thương hiệu Rượu bourbon Kentucky, Khoai tây Idaho, Cam Florida hay Xi-rô cây Phong của Vermont.

Cách mà các tranh chấp thương mại được giải quyết cũng khác với khuôn khổ của Mỹ. Các thỏa thuận của EU hướng đến áp dụng một tòa án trọng tài thường trực thay vì ủy ban tạm thời, và khiến các công ty khó kiện tụng hơn. Hiệp định CPTPP cũng tạm hoãn các điều khoản về khởi kiện chính phủ (mặc dù nếu Mỹ quay lại CPTPP, các quy tắc cũ có thể sẽ được áp dụng trở lại).

Vòng đời của bằng sáng chế và bản quyền cũng ngắn hơn. Các quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cũng được quy định theo hướng bất lợi cho Google, Facebook và những công ty truyền thông lớn khác của Mỹ.

Nói một cách tổng quát, các tiêu chuẩn của Mỹ không còn là cơ sở cho hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Từ tiêu chuẩn khí thải xe hơi đến thực phẩm, dán nhãn quần áo và chất lượng đồ điện tử, các tiêu chuẩn của Châu Âu và Nhật Bản đang dần chiếm ưu thế trong mỗi hiệp định mới. Càng về sau, các công ty Mỹ có thể sẽ phải học cách thích ứng với tiêu chuẩn khi sản xuất (và tốn nhiều chi phí hơn) thay vì sản xuất rồi tự đặt ra tiêu chuẩn.

Gần như tất cả các nước này đều mong muốn Mỹ sẽ quay lại sân chơi thương mại. Các đối tác CPTPP của Mỹ đã chủ động tạm hoãn thay vì xóa bỏ những điều khoản của Mỹ trong TPP, với hi vọng rằng Mỹ sẽ trở lại. Nhưng đồng thời, các nước này cũng sẽ không chờ đợi. Và nếu Mỹ ngồi ngoài càng lâu, thì nhiều hiệp định mới như thế này sẽ tiếp tục tái định hình chuỗi cung ứng và thị trường toàn cầu, đẩy Mỹ rơi vào thế bất lợi - từ một người đặt ra quy tắc thành một người phải tuân theo quy tắc.

Nguồn: Bloomberg

Từ khóa: CPTPP, hiệp định tự do thương mại, chủ nghĩa đa phương, chủ nghĩa bảo hộ.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410760
Go to top