Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếQuản lý chuỗi cung ứng: Đa dạng hóa nguồn cung

Quản lý chuỗi cung ứng: Đa dạng hóa nguồn cung

07.09-26

Khi mà chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải chịu áp lực cực hạn, hồi chuông cảnh tỉnh về mặt trái của toàn cầu hóa đã trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc từ bỏ các mối quan hệ hợp tác thương mại không phải là một giải pháp hay.

Tổng quan:

- Bất ổn to lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đang làm lộ ra những rủi ro từ việc phụ thuộc quá nhiều vào nhà cung ứng nước ngoài.

-Những thách thức này đã thúc đẩy các nước từ bỏ toàn cầu hóa để trở nên tự cường hơn, và doanh nghiệp từ bỏ phương thức sản xuất tức thời (Just-in-time; sản xuất đúng sản phẩm, đúng thời điểm, đúng số lượng)

- Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc từ bỏ quan hệ hợp tác thương mại không phải là một giải pháp thiết thực và bền vững, và hướng đi hợp lý hơn chính là đa dạng hóa nguồn cung.

Rủi ro kinh doanh mà ta đang đối mặt hiện tại – sự bất ổn của chuỗi cung ứng toàn cầu – không phải là một vấn đề mới. Mặc dù trước đây, chúng ta chưa bao giờ được chứng kiến những rủi ro ở quy mô lớn như thế này, nhưng rủi ro này thực chất đã tồn tại từ lâu.

Lấy ví dụ về câu chuyên an ninh nhiên liệu tại Australia. Mặc dù Cơ quan Năng lượng Quốc tế yêu cầu các nước thành viên phải dự trữ lượng nhiên liệu tương đương giá trị nhập khẩu trung bình trong 90 ngày, nhưng vào giữa năm 2019, Australia chỉ dự trữ lượng xăng, dầu và nhiên liệu máy bay đủ dùng ở mức lần lược là 18 ngày, 22 ngày và 23 ngày. Nếu chuỗi cung ứng gặp phải một bất ổn nào đó, cả quốc gia sẽ đình trệ chỉ sau vài tuần hoạt động bình thường.

Quyết định cắt giảm này được đưa ra bởi một số công ty lọc dầu tại Australia – bao gồm ExxonMobil, BP, Caltex và Viva Energy – nhằm đóng cửa các nhà máy lọc dầu gây ô nhiễm tại Australia và chuyển sang phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu tinh chế từ Singapore, mà thực chất Singapore cũng thu mua dầu thô từ Trung Đông và Đông Nam Á. Và hệ quả là Australia không còn đảm bảo được an ninh nhiên liệu.

Các chuyên gia ở Australia đã bắt đầu lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của việc phụ thuộc quá nhiều vào một số nhà cung ứng duy nhất đối với những sản phẩm quan trọng. Rủi ro của những chuỗi cung ứng quốc tế này là chúng dễ dàng sụp đổ trong một môi trường địa chính trị ngày càng bất ổn. Một số chuyên gia còn đề xuất ý kiến rằng Australia nên cắt đứt quan hệ với những đối tác thương mại lớn.

Liệu đây có phải là sự trổi dậy của một dạng chủ nghĩa quốc gia mới, một sự quay ngược trở về với nhận thức an ninh sản xuất? Ở một mức độ nhất định, sự quay ngược này cũng có những điểm hợp lý và có thể đạt được, tuy nhiên cũng có một số vấn đề là hoàn toàn bất khả thi. Một điều rõ ràng là quá trình này sẽ không diễn ra một cách liền mạch, suôn sẻ.

Từ bỏ quan hệ đối tác không phải là câu trả lời

Tiến sĩ Paul Barnes, Giám đốc Chương trình Rủi ro và Năng lực phòng vệ tại Viện Chính sách Chiến lược Australia cho biết, lòng tin được xây dựng dựa trên hệ thống kế nối toàn cầu chặc chẽ đã khuyến khích ý tưởng không ngừng cải tiến hiệu quả và năng xuất sản xuất.

Lòng tin này là động lực để cắt giảm chi phí, là tiền đề cho những mô hình sản xuất và bán lẻ thông dụng, chẳng hạn như mô hình sản xuất tức thời và giao hàng tức thời, và đã dẫn đến một viễn cảnh mà vấn đệ an ninh nhiên liệu của Australia đang dần trở thành một mối nguy có thật.

Ông Barnes nói: “Chúng ta từng có niềm tin rằng chuỗi cung ứng sẽ luôn được vận hành liên tục. Nhưng không may, những vấn đề an ninh và an toàn sinh học đã làm lộ ra một thực tại đáng kinh ngạc rằng thế giới không hề đơn giản như những mô hình hay giả định mà ta đặt ra.”

Còn về ý tưởng cắt đứt quan hệ với các đối tác thương mại lớn, ông Barnes chỉ trả lời ngắn gọn rằng đó là một ý tưởng ngu ngốc.

Ông nói: “Toàn cầu hóa là một hiện tượng đã phát triển qua một thời kỳ dài. Thực tế, từ lúc con người bắt đầu biết chia sẽ, mua bán và trao đổi, chúng ta đã bước vào một giai đoạn của toàn cầu hóa. Nó không phải là thứ mà bạn có thể dừng ngay lập tức. Tuy nhiên, việc đa dạng hóa nguồn cung trong lúc này là rất quan trọng.”

Tiến sĩ Pichamon Yeophantong, chuyên gia về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Trung Quốc, và là giảng viên tại Đại học New South Wales đồng tình với quan điểm này: “Con đướng hướng đến sự chia tách sẽ không bằng phẳng như một số chính trị gia hay nhà bình luận miêu tả chúng.”

“Suy cho cùng, điều đó đồng nghĩa với việc phải tái thiết hệ thống chiến lược kinh tế quốc gia và điều chỉnh lại trọng tâm công nghiệp của Australia. Điều này dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực thương mại, đầu tư, và việc làm, đặc biệt là trong các ngành sản xuất, nông nghiệp, và khai thác khoáng sản. Sự thay đổi này không phải là điều dễ dàng đạt được, nếu không nói là hoàn toàn không thể. Australia cần trở nên tự cường hơn, nhưng không cứng nhắc theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ một cách tốn kém.”

Thay vì cắt đứt quan hệ với các đối tác lớn, bà Yeophantong cho rằng, sử dụng cách tiếp cận “cộng 1” sẽ là giải pháp khả thi hơn. Đây là một cách tiếp cận mà các nhà sản xuất Nhật Bản sử dụng khi muốn đảm bảo duy trì những nguồn cung quan trọng, không chỉ ở quốc tế, mà cả ở thị trường trong nước.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp xe hơi Nhật Bản cần mua những loại vật dụng nhất định từ một nhà máy tại một vùng ở Nhật Bản, họ thường sẽ đặt mua cùng loại vật dụng đó từ một nhà máy khác, trong một vùng miền khác của Nhật Bản, để hạn chế rủi ro chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên.

Bà Yeophantong nói, bất ổn chuỗi cung ứng gây ra bởi Covid-19 đã làm tăng sự cảnh giác đối với việc lệ thuộc vào một đối tác hoặc một nguồn nhập khẩu duy nhất. Phương pháp “cộng 1” sẽ là một chiến lược cắt giảm rủi ro hiệu quả.

Quốc gia đáng quan tâm

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam sẽ trở thành một hiện tượng tăng trưởng đáng chú ý trong vài thập kỷ tới.

Khi mà các tổ chức tăng cường tìm kiếm đối tác “cộng 1”, họ sẽ tìm thấy thứ mình cần tại Việt Nam.

Là một quốc gia với 97 triệu dân, Việt Nam không gặp phải những vấn đề già hóa dân số như nhiều nước láng giềng khác, bao gồm cả Australia. Hai phần ba dân số trong độ tuổi lao động đang ở tuổi dưới 35. Trước khi đại dịch bùng nổ, GDP Việt Nam đã tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm, và nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài dồi dào.

Đường biên giới trên cạn của Việt Nam với Trung Quốc dài hơn 1400km. Việt Nam cũng sở hữu đường bờ biển dài hơn 3000km, với nhiều cảng biển nước sâu, chất lượng cao. Nước này có tỷ lệ sử dụng Smartphone cao, tốc độ truy cập Internet ngày càng nhanh, và mức lương lao động chỉ bằng một phần ba so với Trung Quốc.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) nhận định có nhiều động lực chính thúc đẩy Việt Nam trở thành trung tâm của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Ông Lực là Hội viên cao cấp (FCPA) của Hội kế toán viên công chức Australia. Ở vị trí của ông – cả về mặt địa lý lẫn nghề nghiệp – có thể nói ông đang ở tâm chấn của một cuộc cách mạng tiềm năng về kinh tế và xã hội.

Một thực tế trước mắt là Việt Nam đã rất thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Thông báo chính thức tái mở cửa nền kinh tế của Việt Nam đã được ban hành vào ngày 23/4, thời điểm mà rất nhiều quốc gia khác chỉ mới bắt đầu bước vào giai đoạn đóng cửa.

Ông Lực cho biết: “Bất chấp mọi biến cố đã diễn ra trong năm nay, chúng tôi vẫn dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 4% đến 5% trong năm 2020, và nó sẽ bật dậy mạnh mẽ, đạt tốc độ 7% trong năm 2021.”

“Động lực tiếp theo chính là lĩnh vực đầu tư, cả quốc tế và nội địa. Về mặt đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng tôi nhận thấy có sự di chuyển đầu tư từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong về ASEAN, Ấn Độ và Việt Nam. Việt Nam đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu.”

“Đầu tư tư nhân trong nước đã tăng trưởng hơn 10%/năm trong suốt 5 năm qua, ví chính phủ đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho phân khúc tư nhân phát triển.”

Một trong những vấn đề của Việt Nam là chất lượng cơ sở hạ tầng nội khu, với các lĩnh vực còn hạn chế như sân bay, đường xe lửa và đường bộ. Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được điều này và đang thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, hướng trọng tâm vào những lĩnh vực còn hạn chế.

Một động lực khác là giá trị tiêu dùng nội địa, bằng khoảng 70% GDP và cũng đang tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ khoảng 10%/năm trong vòng 3 năm qua. Chỉ số này đã giảm 3,9% trong 5 tháng đầu năm 2020, nhưng chỉ số hồi tháng 5 cao hơn 28% so với tháng 4/2020, và chính phủ đang dùng nhiều biện pháp khác nhau để tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nội địa.

Ông Lực cho biết: “Động lực cuối cùng là nền kinh tế kỹ thuật số. Chúng tôi có quy mô dân số trẻ, và họ rất dễ tiếp thu công nghệ mới. Việt Nam đang là nơi mà Samsung chọn đặt nhà máy sản xuất smartphone, vậy nên nó sẽ dễ đến tay người tiêu dùng hơn, và khoảng 60% chủ thuê bao điện thoại hiện đang sử dụng smartphone.”

Xét về tình hình chung, ông Lực cho rằng những rủi ro cũng đang tăng lên, bao gồm những vấn đề như đại bệnh, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng trên Biển Đông. Ở trong nước, người ta bắt đầu lo ngại về biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí.

Sản xuất tại Australia.

Quả là một tín hiệu tốt lành cho Việt Nam – và tất cả những nước hưởng lợi từ điều này – khi mà nền kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng. Vậy còn ý tưởng di dời sản xuất về nội địa thì sẽ như thế nào?

Simon Ringer, giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật, và là chủ nhiệm các chương trình nghiên cứu quan trọng tại Đại học Sydney, cho rằng chúng ta cần đảm bảo các cuộc thảo luận không đi lệch theo hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Ông Ringer nhận định: “Đó là một ý tưởng hợp lý, nhưng chúng ta cần cân nhắc một cách cẩn thận mức độ thực hiện. Chúng ta nên bắt đầu từ những lĩnh vực dễ thực hiện, và mở rộng ra từ đó.”

“’Bảo vệ chủ quyền’ là cụm từ đang được nhắc đến rất nhiều. Nó là một khái niệm quan trọng, và dĩ nhiên cần được cân nhắc. Nhưng ta cần nhớ rằng, không có thứ gọi là ‘bảo vệ chủ quyền đúng khoa học’”.

“Chúng ta cần ‘hành động địa phương, nhưng tư duy toàn cầu’. Chúng ta phải để thế hệ kỷ sư, nhà khoa học, nhà thiết kế, nhà kinh tế học, và doanh nhân trẻ tiếp tục có những cơ hội làm việc ở các cơ quan và doanh nghiệp nước ngoài.”

“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những nhân tài ở trong nước với kinh nghiệm và mạng lưới toàn cầu. Chúng ta muốn những người tài đóng góp lại cho quốc gia, nâng cao năng lực cho ngành sản xuất và những ngành khác.”

Thú vị thay, ông Ringer cho rằng, trong thời đại của Covid-19, người lao động có thể được tuyển dụng và làm việc tại bất kỳ đâu mà không cần phải rời khỏi nơi cư trú. Nhiều doanh nghiệp đang vận hành bộ máy kinh doanh toàn cầu thông qua hệ thống mạng trực tuyến nội bộ.

Ông nói: "Ý tưởng cho rằng chúng ta nên đóng cửa và tự làm mọi việc bên trong Australia là hoàn toàn không khả thi. Ngành sản xuất hiện đại là cơ hội lớn cho Australia. Hãy chủ động trong việc này, nhưng không nên chạy theo những tư tưởng dân tộc bảo thủ và cắt đứt quan hệ với bên ngoài, bởi vì điều đó là không thể."

Chuỗi giá trị khu vực

Hội nhập kinh tế khu vực trở thành trọng tâm

Tiến sĩ Pichamon Yeophantong cho rằng Australia cần chuẩn bị cho một quá trình hội nhập khu vực sâu hơn. Dưới góc độ địa lý, Australia cũng là một phần quan trọng của châu Á.

"Câu hỏi rằng liệu chúng ta sẽ từ bỏ toàn cầu hóa là một đề tài thú vị. Đặc biệt là với tình hình nội địa bất ổn tại Mỹ hiện tại, nhiều người cho rằng Covid-19 là phát súng kết liễu không chỉ đối với toàn cầu hóa, mà còn đối với sự thống trị của Mỹ và trật tự quốc tế tự do. Do đó, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ được chứng kiến sự phát triển của quá trình hội nhập khu vực."

Bà Yeophantong nói: "Đây là lúc mà những thỏa thuận như Khu vực Tự do Thương mại ASEAN trở nên nổi bật. Chúng ta sẽ nhìn thấy một sự chuyển hướng vào tăng cường chuỗi giá trị khu vực, cũng như tăng cường hội nhập kinh tế khu vực."

Nguồn: In The Black

Từ khóa: hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa, Covid-19, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403309
Go to top