Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCOVID-19 làm gãy gánh Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

COVID-19 làm gãy gánh Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc?

30.09-16

Sắp xếp lại BRI theo hướng tập trung vào các dự án hạ tầng mềm trong lĩnh vực kỹ thuật số hoặc y tế có thể giúp vực dậy sáng kiến này trong bối cảnh hậu Covid.

Tháng 6 vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo có khoảng 20% các dự án nằm trong sáng kiến Vành đai và con đường (BRI) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cũng trong buổi họp báo, Wang Xiaolong – Tổng giám đốc Cục Các vấn đề Kinh tế Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cung cấp thêm thông tin rằng, một khảo sát bởi bộ ngoại giao Trung Quốc ước tính có khoảng 30 – 40% dự án bị ảnh hưởng nhẹ, trong khi đó, xấp xỉ 40% dự án bị ảnh hưởng nặng.

Thậm chí trước Covid-19, BRI đã phải đối mặt với sự chỉ trích đến từ các nước chủ nhà vì thiếu minh bạch, hất cẳng các doanh nghiệp địa phương, tác động xấu đến môi trường, và gây ra lo sợ về “ngoại giao bẫy nợ”, cùng nhiều vấn đề khác. Trước tình hình nhiều dự án hạ tầng vật lý của BRI đã phải hoãn lại do dịch bệnh, liệu Covid-19 sẽ làm gãy gánh BRI hay tạo ra một bước ngoặt cho BRI?

Theo Tổ chức Truy vết Đầu tư Toàn cầu của Trung Quốc trực thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, giá trị các khoản đầu tư và xây dựng của Trung Quốc trong năm 2020 đã giảm mạnh so với năm 2019. Đầu tư sụt giảm có thể là do các ngân hàng Trung Quốc có cách tiếp cận thận trọng hơn khi giải ngân. Ngoài ra, việc đi lại khó khăn của hàng hóa và lao động do các biện pháp kiểm soát biên giới của nhiều nước để đối phó với Covid-19 cũng góp phần ảnh hưởng nặng nề đến việc xây dựng các dự án hạ tầng hữu hình.

Nhiều dự án của BRI vốn đã bị chỉ trích vì thiếu minh bạch và có các điều khoản vay bất công; dịch bệnh chỉ làm sâu sắc thêm các lo ngại trên. Quan trọng hơn, nhiều nước chủ nhà hiện nay đang công khai bày tỏ lo ngại và sự không hài lòng dành cho Bắc Kinh. Kể từ khi bị tác động bởi Covid-19, nhiều nước đã tìm đến Bắc Kinh để đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng vay thực hiện dự án. Ví dụ, Pakistan hồi tháng 4 đã đề nghị giãn nợ đối với hợp đồng vay trị giá 30 tỷ USD để xây nhiều nhà máy điện khác nhau nằm trong khuôn khổ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC).

Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 đã đặt ra các câu hỏi về tương lai của BRI – sáng kiến khổng lồ do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Trước các chỉ trích và sự bất tín nhiệm hiện nay dành cho ý đồ của Trung Quốc thông qua sáng kiến BRI, không có khả năng một sáng kiến BRI tập trung vào xây dựng hạ tầng và kết nối hữu hình sẽ có thể quay trở lại với quy mô và sự huy hoàng trước đây, ít nhất trong ngắn hạn và trung hạn, khi Trung Quốc đang vật lộn với các khoản nợ đến hạn ngày càng tăng và các dự án bị chậm trễ do dịch bệnh.

Tuy nhiên, Covid-19 không nên là chiếc đinh đóng vào quan tài đối với BRI, mà dịch bệnh này sẽ mở ra một cơ hội để Bắc Kinh suy xét lại chiến lược và trọng tâm của BRI để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một thế giới hậu Covid-19.

Thậm chí trước khi dịch bệnh tấn công, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng BRI bên cạnh các dự án hạ tầng vật lý. Năm 2015, Trung Quốc đã khởi động Dự án Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, tập trung vào phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong các thị trường có sáng kiến BRI chạy qua. Năm ngoái, Trung Quốc thông báo đầu tư 5G tại nhiều nước khác nhau, trong đó có Campuchia và Nga.

Tại diễn đàn BRI lần thứ nhất tổ chức vào năm 2017, Trung Quốc cùng với các nước tham gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra một thông cáo về dự án Hợp tác Y tế Vành đai và Con đường và dự án Con đường Tơ lụa Y tế. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã khởi động vài dự án hợp tác y tế cấp độ khu vực với các nước láng giềng, bao gồm Chương trình Đào tạo Nhân lực Trung Quốc-ASEAN thuộc Con đường Tơ lụa Y tế, hướng tới đào tạo hơn 1,000 chuyên gia y tế cho ASEAN vào năm 2022.

Covid-19 làm bộc lộ sự yếu kém của hệ thống y tế toàn cầu và hạ tầng ICT, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Dịch bệnh này cũng mở ra cho Trung Quốc một cơ hội để lấp đầy khoảng trống này thông qua hai sáng kiến Con đường Tơ lụa Y tế và Con đường Tơ lụa Số. Covid-19 vì vậy vừa là thách thức vừa là cơ hội cho BRI.

Chuyển trọng tâm của BRI sang các dự án hạ tầng mềm trong lĩnh vực y tế và kỹ thuật số có thể giúp làm sống lại sáng kiến này trong một thế giới hậu Covid-19. Các khoản đầu tư trong các dự án này có thể cung cấp cơ hội cho Trung Quốc mở rộng quyền lực mềm của mình và xây dựng lại hình ảnh như một cường quốc có trách nhiệm.

Tuy nhiên, bởi vì BRI theo mô hình trước đây dễ vấp phải chỉ trích và nghi ngờ từ các nước khác, vì vậy, Con đường Tơ lụa Y tế và Con đường Tơ lụa Số cũng sẽ rơi vào tình huống tương tự, bằng chứng là gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc Huawei đã bị nhiều nước phương Tây bài xích. Muốn đạt được sự tín nhiệm của nước chủ nhà trong hai sáng kiến về Y tế và Kỹ thuật số, Trung Quốc sẽ phải tách biệt yếu tố địa chính trị ra khỏi các dự án BRI sắp tới của mình.

Nguồn: The Diplomat

Từ khóa: COVID-19, gãy gánh, sáng kiến, vành đai và con đường, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394627
Go to top