Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếPhục hồi niềm tin của Mỹ dành cho toàn cầu hóa

Phục hồi niềm tin của Mỹ dành cho toàn cầu hóa

10.09-03

COVID-19 đang đẩy nhanh sự suy giảm vai trò và hiệu quả của một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ - hệ thống vốn đang chịu sức ép từ hàng loạt các yếu tố, trong đó có sự trỗi dậy của Trung Quốc và xu hướng hướng nội của Mỹ.

Đối với Mỹ mà nói, dịch bệnh đang góp phần làm khuếch đại suy nghĩ cho rằng thương mại – đặc biệt là thương mại với Trung Quốc – tạo ra sự phụ thuộc và những rủi ro không thể chấp nhận được. Lời kêu gọi hồi hương chuỗi cung ứng và hạn chế đầu tư trong các ngành công nghiệp chiến lược đang gia tăng. Lo ngại về Trung Quốc cũng đã trở thành lý do để một vài người kêu gọi bỏ qua luật lệ toàn cầu, rời bỏ WTO hoặc thậm chí dẹp bỏ tổ chức này.

Còn đối với các nước còn lại, dịch bệnh lại làm nổi bật nhu cầu hợp tác để giải quyết một loạt thách thức toàn cầu chưa từng có. Lỗ hỏng để lại sau khi Mỹ từ bỏ vai trò lãnh đạo trở thành một vấn đề quan trọng và các nước đang nhận ra sự cấp thiết phải kéo Mỹ quay trở lại vị trí đầu tàu đó để tái sinh trật tự thế giới trước đây, trật tự vốn đã từng cân bằng cơ hội cho các nước với sự đảm bảo rằng lợi ích được phân phối công bằng.

Dịch bệnh Covid 19 xảy đến vào thời điểm không thể tệ hơn đối với hệ thống thương mại quốc tế. Trong tương lai gần, toàn cầu hóa hoặc sẽ được làm mới lại, hoặc sẽ bị diệt vong. Bên cạnh cuộc tổng tấn công toàn diện của chính quyền Trump nhằm vào WTO, thì việc Trung Quốc sử dụng các tập quán thương mại không công bằng kéo dài nhiều năm nay cũng đã góp phần đẩy sự tồn vong của hệ thống đến bên bờ vực.

Toàn cầu quá – quá trình liên kết hàng hóa, dịch vụ, con người và ý tưởng – được hỗ trợ bởi các quy tắc thương mại quốc tế nhằm tạo ra sự nhất quán và tính dễ dự đoán. Các nguyên tắc của WTO không phải là một hệ thống để quản trị toàn cầu hay để thúc đẩy siêu toàn cầu hóa. Các nguyên tắc này khuyến khích hợp tác thông qua việc đối xử không phân biệt đối với việc di chuyển xuyên biên giới của hàng hóa và dịch vụ và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, từ đó tạo ra lợi ích to lớn cho toàn cầu nói chung và nước Mỹ nói riêng. Các quy tắc thương mại như trên không vi phạm chủ quyền của nước Mỹ theo cách mà các nhà chỉ trích đề cập – Mỹ vẫn đang được tự do làm những gì mà mình muốn. Mặc dù có chi phí cho việc không tuân thủ cam kết WTO, chẳng hạn như các biện pháp trừng phạt thương mại, chi phí này nhỏ hơn so với chi phí tuân thủ quy tắc.

Các nguyên tắc của WTO, bao gồm nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc dễ dữ đoán khi áp dụng các mức thuế quan, và nguyên tắc tuân thủ quy định khi giải quyết tranh chấp, đã trở thành các chuẩn mực được chấp nhận chung. Bất chấp các áp lực chính trị, các chuẩn mực này vẫn sống sót qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và gần đây hơn là đại dịch Covid-19, nhờ đó, chúng ta chưa phải chứng kiến sự lặp lại của các chính sách bần cùng hóa người láng giềng (beggar-thy-neighbour) của những năm 1930.

Nhưng các vết nứt lớn trong những tiêu chuẩn lâu đời này, bao gồm các cả hạn chế xuất khẩu gần đây đối với sản phẩm y tế, là một phần trong bức tranh lớn về việc các rào cản thương mại ngày một tăng lên. WTO đã không thể giải quyết các thách thức trên, cũng như không thể bắt kịp các lĩnh vực thương mại mới, và bị vướng chân bởi nguyên tắc ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, các cuộc đàm phán bị đình trệ và hệ thống giải quyết tranh chấp không được tin cậy.

Tuy nhiên, quan trọng hơn, việc các quy định WTO không thể kiềm hãm các tập quán thương mại của Trung Quốc đã làm xói mòn niềm tin của mọi người dành cho tổ chức này. Các nhận thức cho rằng WTO tiếp tay cho sự trỗi dậy của Trung Quốc đánh đổi bằng lợi ích của Mỹ đã làm dậy sóng tâm lý nghi ngờ dành cho tổ chức này nói riêng và hệ thống toàn cầu nói chung. Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu như thiết bị bảo hộ cá nhân trong suốt dịch Covid-19 – vì Trung Quốc kiểm soát 50% thị trường – đã làm nổi bật hệ quả của việc nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc và châm thêm nghi ngờ về ưu điểm của hệ thống.

Việc Mỹ rút khỏi WTO sẽ không thể vá được lỗ hỏng này. Và việc Mỹ bước khỏi vai trò là người bảo vệ cho hệ thống thương mại quốc tế cũng không phải là một giải pháp hiệu quả. Chiến lược trên chỉ càng khiến cho thế giới ngày một thiếu các cơ chế để giải quyết thách thức, bao gồm các thách thức do Trung Quốc đem lại.

Một hệ thống được cải cách lại, đáp ứng được nhu cầu hợp tác quốc tế để đối phó với hệ quả để lại sau đại dịch sẽ là một giải pháp khả thi có lợi cho Mỹ. Thay vì hủy hoại những gì mà nước Mỹ đã mất 75 năm dẫn dắt để gầy dựng, Mỹ nên tiếp tục xây dựng chúng. Củng cố lại các tiêu chuẩn của WTO, như tiêu chuẩn không phân biệt đối xử, thuế quan dễ dự đoán, và quy tắc xét xử, để thúc đẩy thương mại toàn cầu bùng nổ, sẽ là giải pháp tốt để bắt đầu. Bước đi trên sẽ phải cần đến các ý tưởng rõ nét và sự lãnh đạo mạnh mẽ của Mỹ.

Đầu tiên, một cuộc cải cách thương mại toàn cầu “mang tính cách mạng” do Mỹ dẫn dắt là điều kiện cần. WTO cần phải được cải tổ toàn diện, thay vì dựa vào các nỗ lực cải tổ hạn chế như hiện nay. Thời gian không còn nhiều, đòi hỏi phải có những suy nghĩ thực tế và có tầm về một bộ nguyên tắc hoàn toàn mới giữa các nước có chung tư tưởng. Muốn đạt được tiến bộ, đòi hỏi Mỹ phải tham gia lãnh đạo quá trình để tăng cường các nguyên tắc của WTO. Cho dù hệ thống thương mại trong tương lai mang hình thù như thế nào, nó vẫn cần phải phục vụ lợi ích của tất cả các bên tham gia – bao gồm cả việc giải quyết các thách thức mà Trung Quốc đem lại.

Thứ hai, Mỹ nên đàm phán các thỏa thuận thương mại và lập ra chuẩn mực chung cho các nước còn lại. Nước này nên quay lại chính sách theo đuổi có chọn lọc các thỏa thuận toàn diện với các nước có chung tham vọng để bổ trợ cho chiến lược đa phương. Một khuôn khổ thương mại bị kiểm soát giống như “thỏa thuận giai đoạn 1” giữa Mỹ và Trung Quốc và các cuộc mặc cả chính trị phạm vi hẹp, như thỏa thuận với Nhật, Brazil, Ấn Độ sẽ làm suy yếu đòn bẩy của Mỹ dùng để giải quyết các rào cản thương mại quan trọng. Mỹ tốt hơn hết nên theo đuổi các thỏa thuận để xây dựng và mở rộng các nguyên tắc của WTO với các nước có chung tư tưởng, đặc biệt là các nước tương đồng về hệ thống nội địa và các giá trị nền tảng. Các thỏa thuận như trên sẽ làm tăng các tiêu chuẩn trên toàn cầu và có thể khuyến khích Trung Quốc và các nước khác tham gia có trách nhiệm hơn.

Cuối cùng, Mỹ cần phải nghĩ giải quyết vấn đề của riêng mình. Mỹ nên “reset” (bỏ và khôi phục lại) các đàm phán về thương mại và đặt trọng tâm vào các chính sách tăng sự cạnh tranh. Nước này nên bắt đầu bằng các cuộc tranh luận chân thành về chi phí và lợi ích của các cách tiếp cận thương mại quốc tế khác nhau – xác định rõ các hàm ý rộng hơn cho kinh tế Mỹ, các cơ hội ở nước ngoài, và người thắng kẻ thua. Cách tiếp cận của một quốc gia đối với vấn đề thương mại nên được hình thành dựa trên các quyết định có hiểu biết và các lựa chọn chính sách thông minh, thay vì dựa trên các phát biểu sai lệch.

Tác giả: Josh Meltzer – chuyên gia cao cấp tại Viện Brookings, Mỹ; Neena Shenai – luật sư và học giả trao đổi tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: phục hồi, niềm tin, Mỹ, toàn cầu hóa

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371102
Go to top