Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCông nghệ đã định hình toàn cầu hóa như thế nào

Công nghệ đã định hình toàn cầu hóa như thế nào

28.09-19

Trong giai đoạn trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các vấn đề kinh tế toàn cầu chủ yếu xoay quanh tranh chấp thương mại và mối đe dọa từ sự trỗi dậy của các ngôn từ dân túy cùng hàng loạt biện pháp bảo hộ.

Chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump cho thấy một bước rẽ ngoặt sau hàng thập kỷ Hoa Kỳ dẫn dắt xu hướng đa phương – vốn tập trung vào tăng cường tự do hóa giao thương xuyên biên giới. Chính quyền Trump ủng hộ sự chuyển hướng đã nêu bằng việc rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như tái đàm phán Thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), đồng thời khơi mào hàng loạt các cuộc tranh cãi thương mại với những đối tác chính như Liên minh châu Âu và Trung Quốc. Cú sốc từ đại dịch đã dấy lên quan ngại mới liên quan đến tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu do quốc gia đông dân nhất thế giới thống lĩnh đối với một số sản phẩm quan trọng như: dược phẩm, dụng cụ, thiết bị y tế và đồ điện tử. Những sự kiện dồn dập nêu trên đã khiến một số người đặt câu hỏi liệu chúng ta có đang bước vào thời kỳ phi toàn cầu hóa, hoặc ít nhất giai đoạn toàn cầu hóa chậm chạp.

Đối với nhiều nhà kinh tế học, cuộc tranh luận không hồi kết nhằm thuyết phục các nhà chính trị cùng cộng đồng dân chúng về lợi ích bao trùm của thương mại quốc tế là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Trong khi nhiều cá nhân nhận thức được, và bối rối về lợi ích so sánh khi tham gia giao thương xuyên biên giới, nhận thức chung chủ yếu coi thương mại quốc tế là một dạng thức của công nghệ.

Những thành tựu lớn về công nghệ dẫn đến viễn cảnh sự suy giảm nhu cầu lao động nhưng lại mang đến tăng trưởng về năng suất tại một số lĩnh vực kinh tế liên hệ chắt chẽ với thương mại quốc tế. Những người phản đối công nghệ mới thường bị gắn mắc là lạc điệu với thời cuộc trong khi đó các cá nhân ủng hộ và thúc đẩy những biện pháp bảo hộ giao thương bị gọi là nhà dân túy hay mang tư tưởng quốc gia chủ nghĩa. Thay vì phê bình cay nghiệt những ý kiến kêu gọi kiểm soát thương mại không rào cản và dòng lưu chuyển tự do hàng hóa và dịch (vấn đề về dòng chảy vốn không mấy rõ ràng), cộng đồng sẽ hưởng lợi ích lớn hơn đồng thời những thảo luận về thương mại quốc tế sẽ được tăng cường nếu các nhà kinh tế nhấn mạnh đến sự kết nối đặc biệt giữa toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ cũng như vai trò phối hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trong những tiến trình lịch sử chính.

Trong hai cuốn sách xuất bản gần đây “Sự hội tụ vĩ đại: Công nghệ thông tin và Toàn cầu hóa mới” và “Sự lên ngôi của thế giới rô bốt: Toàn cầu hóa, Rô bốt, và Tương lai của việc làm”, kinh tế gia Richard Baldwin đã cho thấy một cái nhìn sâu sắc vê quá khứ, hiên tại và tương lai của các nhân tố thúc đẩy toàn cầu hóa. Ông Baldwin cho rằng chi phí để vận chuyển hàng hóa (chi phí thương mại), chi phí lưu chuyển ý tưởng (chi phí thông tin), và phí tổn để dịch chuyển nhân sự (chi phí giao tiếp) là những cản trở tác động đến sự phân tách giữa sản xuất và tiêu thụ, đồng thời đóng vai trò như lực cản của tiến trình toàn cầu hóa.

Bắt đầu từ thập niên 1800, tàu thủy hơi nước và đường sắt đã giúp giảm phần lớn chi phí vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Những tiến bộ đã nêu, theo ông Baldwin, là nhân tố khơi thông “lần bùng nổ thứ nhất”, theo đó, con người tại những vùng xa xôi có thể tiếp cận hàng hóa một cách dễ dàng khi hoạt động sản xuất và tiêu thụ có thể được phân cách về mặt địa lý. Giai đoạn đoạn đầu của qua trình toàn cầu hóa đã dẫn đến “sư tách biệt hoàn hảo” giữa hoạt động công nghiệp phương bắc (nay là các nền kinh tế G-7) và nguồn cung nguyên liệu thô tại phương nam (nay là những nền kinh tế đang phát triển và mới nổi).

Thời đại tiếp theo của tiến trình toàn cầu hóa bắt đầu vào thập niên 1990 khi cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông (CIT) dẫn đến “sự kết hợp lần hai” –chi phí lưu chuyển ý tưởng và trao đổi tri thức giảm mạnh, việc điều hành những hoạt động phức tạp từ xa không còn là trở ngại. Kết quả của quá trình dịch chuyển sản xuất quốc tế cùng hoạt động thuê ngoài cũng như sự lên ngôi của chuỗi cung ứng toàn cầu đã tạo cơ hội phát triển cho Trung Quốc, Ấn Độ, và những quốc gia đang phát triển khác, đồng thời thúc đẩy “sự hội tụ vĩ đại” trong tiến trình toàn cầu hóa (khoảng cách giữa thế giới phương Tây và các nền kinh tế mới nổi được thu hẹp ngay cả khi sự bất bình đẳng trở nên nghiêm trọng hơn tại chính những nước này).

Mặc dù chiến tranh thương mại và đại dịch khiến nhiều quốc gia suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng toàn cầu, tương lai của toàn cầu hóa vẫn tươi sáng. Giảm khoảng cách chuỗi sản xuất và tăng tính linh hoạt sẽ là những yếu tố tái định hình hoạt động chế tạo và mô hình thương mại trong tương lai. Tuy nhiên, dịch chuyển khỏi Trung Quốc, sẽ tạo ra thách thức trong ngắn hạn.

Ông Richard Baldwin và các nhà kinh tế khác cũng cho rằng thế giới đang ở giai đoạn chín muồi cho cuộc cách mạng mới – có khả năng hình thành một giai đoạn kết nối liên quốc gia rất khác biệt. Với sự phát triển của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và trí tuệ từ xa”, giai đoạn “bùng nổ thứ ba” đã thành hình – tái hiện từ xa, rô bốt từ xa, và dịch chuyển số sẽ giúp giảm nhanh chi phí giao tiếp vât lý, đồng thời tăng cường khả năng thực hiện các cấu phần dịch vụ từ xa tại bất kỳ địa điểm trên thế giới. Cú sốc từ dại dịch có thể là nhân tố đẩy nhanh tiến trình vừa nêu.

Rõ ràng là cách mạng về công nghệ đã sản sinh nhiều làn sóng toàn cầu hóa mới trong suốt hai thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng cần tập trung hơn vào vấn đề thị trường lao động và những tác động xã hội của những cuộc cách mạng nêu trên thay vì áp đặt hạn chế lên những nhân tố nền tảng đang định hình các mô hình kinh tế hiện đại lấy năng suất làm nền tảng như hiện tại. Trong bối cảnh yêu cầu về kiến thức thay đổi nhanh chóng cũng như đòi hỏi về những dạng thức lao động mới đang diễn ra mau lẹ, đề xuất về những biện pháp giảm sốc và sư ra đời của các chính sách an sinh xã hội đang trở nên cấp thiết.

Buồn thay, những nhà lãnh đạo chính trị ở lứa tuổi 70-80 hiện thời tại Hoa Kỳ hiện tại lại đang giam mình trong các cuộc thảo luận với chủ đề ở thế kỷ trước, cũng như tranh cãi về chủ đề không có mấy liên quan như thương mại cân bằng, ngay cả khi Mỹ và các nền kinh tế khác đang trong giai đoạn chuyển đổi hướng đến sự hình thành một mô thức toàn cầu hóa mới trên nền tảng công nghệ. Hiểu biết về lịch sử của toàn cầu hóa sẽ giúp cư dân cũng như các nhà hoạch định chính sách trong tương lai cập nhật những kiến thức cần thiết để lâp ra kế hoạch cho sự dịch chuyển tất yếu nêu trên – những vấn đề đươc dự báo sẽ là các thách thức cho người lao động và xã hội nói chung.

Nguồn: The Hill

Từ khóa: Toàn cầu hóa, công nghệ, rô bốt, lao động

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370336
Go to top