Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCác thỏa thuận thương mại đang góp phần mở rộng khoảng cách số?

Các thỏa thuận thương mại đang góp phần mở rộng khoảng cách số?

thuong mai

Thương mại điện tử là một nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại khu vực, tuy nhiên, các nước đang phát triển nên cảnh giác với những cạm bẫy trong vấn đề này.

Hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử, chuyển tiền điện tử là những tiến bộ công nghệ mang lại nhiều thay đổi đáng chú ý cho hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế. Tất cả sự thay đổi này đều giúp hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới nhanh hơn, và buộc các chính phủ phải có những chính sách quản lý theo kịp nhịp vận động của thương mại. Các cuộc đàm phán về các hiệp định thương mại khu vực tỏ ra là một diễn đàn quan trọng để chính phủ các nước tham vấn về đề tài công nghệ.

Mục tiêu của một hiệp định thương mại khu vực là để hai hoặc nhiều đối tác thương mại đồng ý giảm hoặc loại bỏ thuế quan giữa các bên, xóa bỏ những rào cản không cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho giao thương. Theo số liệu có sẵn tính tới năm 2017, trong số 275 hiệp định thương mại khu vực đã có hiệu lực trên toàn thế giới, có khoảng 75 điều khoản liên quan tới thương mại điện tử. Trước đây, để bổ sung vấn đề thương mại điện tử vào trong các hiệp định, các bên có thể thực hiện theo các cách đơn giản như thông qua các phụ lục, tài liệu bổ sung hoặc các tuyên bố chung. Tuy nhiên, do các hoạt động thương mại điện tử ngày càng tăng, đồng thời hàng hóa kỹ thuật số cũng ngày càng đa dạng, các quốc gia đã dần tách nội dung về thương mại điện tử thành một chương độc lập trong các thỏa thuận khu vực.

Hiệp định thương mại tự do Singapore-Australia năm 2003 là hiệp định đầu tiên, tiên phong trong việc tách một chương riêng về thương mại điện tử. Kể từ đó, có rất nhiều hiệp định thương mại khu vực đã dành sự quan tâm đặc biệt đến chủ đề này. Hiện nay, ít nhất 61 hiệp định thương mại khu vực có một chương dành riêng cho thương mại điện tử.

Công nghệ đặt ra một thách thức lớn cho quá trình đàm phán các thỏa thuận lớn, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Nhiều vấn đề nảy sinh đi kèm với sự phát triển của công nghệ, chẳng hạn như các câu hỏi xung quanh quyền riêng tư và luồng dữ liệu xuyên biên giới, nội địa hóa máy chủ, quyền sở hữu trí tuệ, mã nguồn chia sẻ, và các vấn đề khác. RCEP là một thỏa thuận thương mại đang đàm phán giữa khối 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ. Tuy nhiên, cũng giống như các cuộc đàm phán trước đó, ví dụ như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), công nghệ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi.

Dưới thời Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi hiệp định ngay vào giai đoạn cuối của cuộc đàm phán TPP, 11 quốc gia còn lại tiếp tục duy trì, thông qua hiệp định CPTPP mới vào năm 2018 với một chương về thương mại điện tử được đánh giá là toàn diện nhất cho tới nay. Nội dung của chương thương mại điện tử trong CPTPP kế thừa 9 điều khoản trong hiệp định thương mại tự do Mỹ-Hàn trước đó, và được mở rộng phạm vi lên thành 18 điều khoản. Nội dung của chương thương mại điện tử trong CPTPP xuất phát từ một đề xuất của Hoa Kỳ nhằm đạt được mức độ tự do hóa cao, thông qua (i) miễn thuế đối với các sản phẩm kỹ thuật số, (ii) không phân biệt đối với các sản phẩm kỹ thuật số, (iii) cấm các yêu cầu nội địa hóa, (iv) các cam kết cung cấp truy cập mạng hợp lý cho các nhà cung cấp viễn thông thông qua kết nối và truy cập vào các cơ sở vật chất, và (v) các điều khoản thúc đẩy sự lựa chọn công nghệ và các lựa chọn thay thế cạnh tranh để giải quyết chi phí cao cho chuyển vùng di động quốc tế.

Các nội dung của Hiệp định RCEP vẫn chưa được công bố, tuy nhiên có khả năng một thỏa thuận lớn như vậy sẽ có mức độ tự do hóa bằng hoặc hơn CPTPP, vì ít nhất đó là mục tiêu chung của tối thiểu 7 thành viên CPTPP đang tham gia đàm phán RCEP. Một số đề xuất được tổng hợp lại bởi các bên tham gia đàm phán, hoặc những bản thảo nội dung của một số chương bị rò rỉ, đã cho chúng ta có chút hình dung về bản dự thảo RCEP cuối cùng. Vào năm 2015, Ủy ban Đàm phán Thương mại của RCEP đã thành lập một nhóm làm việc về thương mại điện tử với mục đích soạn thảo chương thương mại điện tử riêng biệt, và "Điều khoản Tham chiếu" đã bị rò rỉ. Từ các báo cáo có sẵn, có thể hiểu là nội dung trong chương thương mại điện tử chưa đạt được thống nhất.

Một trở ngại lớn chính là vấn đề nội địa hóa dữ liệu. Hiện, Indonesia và Malaysia đều đã có các quy định trong nước yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, và rõ ràng các thành viên RCEP vẫn đang vật lộn với vấn đề này.

Thách thức từ các vấn đề liên quan tới công nghệ trong các cuộc đàm phán thương mại sẽ còn đi xa hơn. Hoa Kỳ đã tìm cách áp dụng các điều khoản giống như CPTPP tại Tổ chức Thương mại Thế giới và điều này đã chia các thành viên thành hai nhóm. Các quốc gia như Ấn Độ và Nam Phi đã từ chối tham gia cuộc thảo luận thương mại điện tử tại WTO về các điều khoản phía Hoa Kỳ đưa ra. Nhóm nước này cho rằng, Hoa Kỳ cùng với các quốc gia phát triển khác từ Liên minh châu Âu, Nhật Bản và các nước khác đã thuộc địa hóa lĩnh vực công nghệ. Những gã khổng lồ công nghệ, những người hưởng lợi lớn nhất của cuộc cách mạng kỹ thuật số hiện đại, chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển.

Cho đến nay, hầu hết các hiệp định thương mại khu vực có một chương thương mại điện tử riêng ủng hộ xu hướng thị trường kỹ thuật số miễn thuế chủ yếu đến từ các nền kinh tế phát triển. Bởi lẽ, điều này luôn luôn có lợi cho họ. Các nước đang phát triển chủ yếu là các nhà nhập khẩu hàng hóa kỹ thuật số và thường bị bỏ xa trong cuộc đua công nghệ so với các đối tác phát triển của họ. Một thị trường kỹ thuật số tự do sẽ mang lại lợi ích lớn hơn cho các quốc gia phát triển, đánh đổi bằng thiệt hại của các quốc gia đang phát triển.

Các nền kinh tế đang phát triển nên thận trọng khi tham gia vào một thỏa thuận dưới bất kỳ hình thức nào với các điều khoản cho phép tiếp cận miễn thuế thị trường kỹ thuật số, vì điều này có thể ảnh hưởng để vị thế của những ngành công nghiệp tương ứng ở trong nước.

Nguồn: Lowy Institute

Từ khóa: Các thỏa thuận thương mại, góp phần, mở rộng, khoảng cách số.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412956
Go to top