Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHiểu rõ rủi ro trong nền kinh tế kết nối toàn cầu

Hiểu rõ rủi ro trong nền kinh tế kết nối toàn cầu

rui ro KTTC

Tiến sĩ Sandra Seno-Alday đã nói: “Rủi ro không bao giờ được loại bỏ, chỉ biển đổi hình thức” khi đề cập về những bản chất của rủi ro trong nền kinh tế kết nối toàn cầu. Đây là một trong những nội dung bài giảng ngày 30 tháng 9 năm 2019 ở Mumbai do ORF phối hợp với Đại học Sydney tổ chức. Bài giảng của Tiến sĩ Sandra trình bày nghiên cứu về tác động của những chủ trương hội nhập kinh tế trên cấp độ toàn cầu lên việc định hình bản chất cũng như mức độ rủi ro trong nền kinh tế. Sau phần trình bày, tiến sĩ Sandra đã có một phiên thảo luận cùng với ông R.N Bhaskar, một nhà báo và doanh nhân cao cấp.

Tiến sĩ Sandra nhấn mạnh về các mối quan hệ giữa những quốc gia xét ở cấp độ quốc tế. Bà xác định, mong muốn hội nhập kinh tế và ác cảm đối với rủi ro của các quốc gia là hậu quả của những chấn thương và hỗn loạn mà họ phải trải qua tính từ khi kết thúc Thế Chiến II. Xét về bản chất, hội nhập và hợp tác kinh tế được coi là một chiến lược giảm thiểu rủi ro. Tiến sĩ Sandra đã nêu ra trường hợp của ASEAN và Liên minh Châu Âu để chứng minh các hình thức khác nhau của hội nhập kinh tế. Các trường hợp của ASEAN và EU cũng cho thấy hình thức và chiến lược hội nhập kinh tế khác nhau sẽ dẫn tới những mức độ rủi ro khác nhau trên thị trường toàn cầu.

Hội nhập kinh tế có thể tiến hành theo các cách khác nhau. Bài giảng của Sandra đặc biệt chỉ ra tầm quan trọng của việc thành lập Khu vực thương mại tự do (FTA), Liên minh hải quan, một thị trường chung và liên minh kinh tế trong quá trình hội nhập của các quốc gia.Đối với EU, hội nhập được thực hiện thông qua việc thành lập một liên minh hải quan và một thị trường chung thay vì thành lập FTA.Ngược lại, mô hình hội nhập ASEAN là thông qua ký kết FTA vào năm 1992 và chủ yếu tuân theo chính sách không can thiệp nội bộ của các thành viên. Từ cái nhìn tổng quan ngắn gọn về các mô hình hội nhập khác nhau được sử dụng bởi cả ASEAN và EU, Tiến sĩ Sandra chỉ ra rằng sự khác biệt giữa hai mô hình nằm ở chỗ EU liên kết chặt chẽ hơn và tính ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thành viên về thương mại cao hơn so với ASEAN. Hơn nữa, so với ASEAN, EU có các nền kinh tế lớn hơn, vì vậy số lượng vấn đề cần can thiệp thông qua các thể chế khác nhau để thúc đẩy hội nhập cũng nhiều hơn.

Tiếp đó, tiến sĩ Sandra xem xét cách tiếp cận hội nhập kinh tế được sử dụng bởi ASEAN và EU đã định hình mối quan hệ giữa các quốc gia thành viên như thế nào. Bên cạnh đó, bà Sandra cũng tìm hiểu cách thức các mối quan hệ này ảnh hưởng đến mức độ rủi ro về các vấn đề thương mại ở cấp độ quốc tế. Một phân tích theo chiều dọc về các thỏa thuận thương mại giữa các thành viên của cả ASEAN và EU đã mang lại những kết quả thú vị.Đối với ASEAN, nghiên cứu của Tiến sĩ Sandra cho thấy mối quan hệ giữa các thành viên được củng cố qua nhiều năm. Xu hướng này được xem là kết quả của việc thiết lập khu vực thương mại tự do vực ASEAN vào năm 2000.Trong trường hợp của EU, các mạng lưới được hình thành có mối liên hệ rất lớn và đến thời điểm năm 2000, EU đã đạt tới cấp độ “mạng lưới hoàn hảo”.Một mạng lưới hoàn hảo là mạng lưới mà trong đó mọi quốc gia thành viên được kết nối và tham gia nền kinh tế chung với nhau.Khả năng EU thiết lập một mạng lưới hoàn hảo thành công được cho là kết quả từ việc thống nhất đồng tiền chung Euro.

Khía cạnh cuối cùng mà bài nói chuyện của Tiến sĩ Sandra đề cập là tìm cách hiểu rõ mô hình hội nhập kinh tế nào, ASEAN hay EU, rủi ro hơn và liệu rằng hoạt động của các tổ chức đó có dẫn đến một nền kinh tế toàn cầu chứa đựng ngày càng nhiều biến số sau thời kỳ chiến tranh.Một phân tích theo chiều dọc kéo dài từ năm 1990 đến 2012 đã được thực hiện để xem xét khả năng chống chịu rủi ro của cả ASEAN và EU đã thay đổi như thế nào theo thời gian.Nghiên cứu của Tiến sĩ Sandra cho thấy khả năng chống chịu rủi ro của ASEAN vào năm 1990 thấp hơn do sự phụ thuộc quá nhiều vào Singapore, quốc gia có kết nối nhiều nhất trong mạng lưới ASEAN.Do đó, mô hình rủi ro của ASEAN có xu hướng tập trung và xoay quanh tình hình của quốc gia có nhiều kết nối nhất.Ngược lại, trường hợp của EU không tìm thấy mức độ phụ thuộc tương tự vào bất kỳ một quốc gia nào.EU không có bất kỳ quốc gia cụ thể nào nắm giữ quyền lực quá mức đủ khả năng định hình số phận của liên minh.Do đó, EU là điển hình của trường hợp rủi ro ngẫu nhiên, đặc trưng bởi sự bất cân xứng ít hơn về mức độ kết nối giữa các quốc gia thành viên.Tiến sĩ Sandra đã sử dụng những phát hiện nói trên để hỗ trợ cho lập luận về lý do tại sao Brexit có thể không ảnh hưởng lớn đến vận mệnh kinh tế của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu còn lại.

Một vài điểm quan trọng được rút ra từ bài nói chuyện là về bản chất của rủi ro trong nền kinh tế toàn cầu.Điểm đáng chú ý là con người và quốc gia kết nối với nhau để giảm thiểu rủi ro. Hơn nữa, biểu hiện của rủi ro được hình thành từ cách chúng ta chọn để duy trì mối quan hệ. Rủi ro trong một thế giới ngày càng đa cực không bao giờ có thể loại bỏ, thay vào đó, nó chỉ biến đổi bởi bản chất bởi các thể chế khác nhau được hình thành.Trường hợp của ASEAN và EU là minh họa rõ ràng nhất cho luận điểm này.

Ngoài ra, tầm quan trọng của sự liên kết văn hóa trong việc hình thành quan hệ thương mại và hiệu ứng lan tỏa của các chương trình nghị sự về xu hướng bảo hộ của các quốc gia trong việc hình thành các mối quan hệ thương mại cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Nguồn: ORF online

Từ khóa: Hiểu rõ, rủi ro, nền kinh tế, kết nối, toàn cầu.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397876
Go to top