Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnAsean 50 năm-Tiếp theo là gì?

Asean 50 năm-Tiếp theo là gì?

Logo-Asean-50-Rev cut-1024x905

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa mới bước sang tuổi 50 và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khu vực. Tên gọi ASEAN đã trở nên quen thuộc, cả trong và ngoài châu Á.

Được thành lập vào năm 1967, trọng tâm ban đầu của ASEAN là về các vấn đề an ninh chính trị. Sự tham gia chủ động của ASEAN trong khu vực đã góp phần duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á. Thành tựu kinh tế lớn nhất của ASEAN là cắt giảm thuế quan. Tính trung bình, 10 quốc gia thành viên của ASEAN đã cắt giảm 96% dòng thuế xuống còn 0%, và tỷ lệ này sẽ đạt 98,7% trong năm tới. Cam kết của ASEAN về mở cửa khu vực thể hiện qua việc ASEAN áp dụng thuế quan ưu đãi cho cả các nước không phải là thành viên. Hiện nayNgày nay, hơn 90% dòng thuế ưu đãi ngang nhau cho cả quốc gia thành viên và không phải thành viên ASEAN. Hơn 70% giao dịch nội khối ASEAN đang được áp dụng mức thuế tối huệ quốc bằng 0%. Có một số kế hoạch tham vọng cải cách dòng thuế này nhưng có vẻ sẽ rất khó thực hiện.

Vậy, tương lai của ASEAN sẽ như thế nào? ASEAN có thể đạt được những mục tiêu hội nhập khu vực hay không?

Tương lai của ASEAN

Thúc đẩy hội nhập ở một khu vực có nhiều điểm khác biệt là một thách thức lớn và thậm chí còn khó khăn hơn trong bối cảnh các quốc gia trên toàn cầu đang ngày càng sử dụng nhiều chính sách thương mại hướng nội.

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vẫn chưa được thực hiện như mong đợi ban đầu. ASEAN đã phải trì hoãn 105 trong số 506 các biện pháp được yêu cầu và dời thời hạn đến năm 2025. Kế hoạch tổng thể về xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (hay còn được gọi là Kế hoạch AEC 2025) đã được thông qua tại Hội nghị Cấp cao Asean lần thứ 27 vào tháng 11 năm 2015. Một trong những mục tiêu của kế hoạch AEC 2025 là hoàn thành những công việc còn dang dở trong tiến trình hội nhập khu vực, bao gồm tự do hoá thương mại. Sở dĩ quá trình tự do hóa thương mại ở ASEAN chưa hoàn chỉnh là do mặc dù các nước đã cắt giảm thuế nhưng lại tăng các biện pháp phi thuế quan (tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2015). Mục tiêu tiếp theo của AEC là đẩy mạnh việc cải cách nội bộ và hài hòa hóa chính sách, được xem là rất quan trọng đối với sự thịnh vượng kinh tế trong tương lai của ASEAN.

Tuy nhiên, kế hoạch AEC 2025 cũng đang phải đối mặt với nhiều thử thách, chủ yếu là do trình độ phát triển khác nhau và thứ tự ưu tiên khác nhau của các quốc gia trong khu vực. Việc chậm cải cách đã dẫn đến sự chậm trễ trong việc thực hiện các sáng kiến như Cơ chế Một cửa quốc gia ASEAN (cho phép thương nhân tiến hành thủ tục hành chính cần thiết thông qua một cơ quan quản lý duy nhất và tích hợp vào một hệ thống của ASEAN, thống nhất trong toàn bộ khu vực).

Liệu AEC 2025 có đủ để đưa ra một "nền kinh tế ASEAN hội nhập sâu rộng và gắn kết chặt chẽ" như trong tuyên bố đề ra hay không? Điều này phụ thuộc phần lớn vào việc liệu ASEAN có thể làm nhiều hơn để khuyến khích các quốc gia thành viên tuân thủ chương trình cải cách hay không.

AEC 2025 có năm mục tiêu chính: tăng cường hội nhập, cạnh tranh, kết nối, sự bao trùm và toàn cầu hóa. AEC 2025 tập trung vào các lĩnh vực khó khăn hơn của cải cách như giảm các biện pháp phi thuế quan, đơn giản hóa các quy tắc xuất xứ và thực hiện tốt hơn các biện pháp thuận lợi hóa thương mại. AEC 2025 cũng lên kế hoạch nhằm thúc đẩy Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN mới, bao gồm cả việc cho phép các nước ASEAN được linh hoạt thực hiện cam kết phù hợp với các ưu tiên của mình. Kế hoạch tổng thể AEC tập trung nhiều hơn vào việc hài hoà các tiêu chuẩn và các quy định. Đồng thời, kế hoạch AEC cũng có các biện pháp nâng cao năng suất thông qua cải tiến, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khu vực và thúc đẩy sự tham gia của khu vực vào chuỗi giá trị toàn cầu.

ASEAN rất quan tâm đến việc thúc đẩy AEC 2025

AEC 2025 có thành công hay không phụ thuộc vào việc liệu ASEAN có thể thay đổi quan điểm để có thể vực dậy khu vực và nhằm hạn chế các cơ hội cho những hành động không tuân thủ.

Điều quan trọng nhất là đó chính là “nói đi đôi với làm”, ASEAN phải hiện thực hóa các tuyên bố, kế hoạch hành động của mình. Kế hoạch AEC phải xác định rõ cơ chế để đảm bảo các quốc gia thành viên phải tuân thủ các cam kết của mình. Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN được chỉ định làm cơ quan chính để thực thi sự tuân thủ. Cho đến nay, ASEAN đã dựa chủ yếu vào nguyên lý "củ cà rốt" để khuyến khích các nước theo đuổi cải cách nhưng có thể cần phải đưa ra "cây gậy" để thúc đẩy các nước thực hiện hơn nữa.

Điều đầu tiên nên bắt đầu là cải tiến cơ chế giải quyết tranh chấp, điều mà chưa bao giờ được sử dụng, vì nó thực sự là một rào cản chống lại sự không tuân thủ. Nếu ASEAN có thể vượt qua được những thách thức, nó sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển kinh tế thịnh vượng, bao quát và linh hoạt. Đồng thời, ASEAN cũng sẽ củng cố vị trí của mình ở vị trí trung tâm một khu vực phát triển nhanh chóng.

Nguồn: Khmertimeskh – TN

Từ khóa: Asean, 50 năm, tiếp theo

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387544
Go to top