Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnEU là hình mẫu cho khối ASEAN

EU là hình mẫu cho khối ASEAN

EU-ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) thường được so sánh với nhau; có nhiều nhận định cho rằng ASEAN nên học theo mô hình của EU. Lập luận này ngày càng khó thuyết phục sau sự kiện Brexit - một sự kiện làm dấy lên mối nghi ngờ về tính bền vững của các khối quốc gia.

Tuy nhiên, ASEAN vẫn kiên định lập trường của mình và không có dấu hiệu chùn bước, những đặc điểm độc đáo và cơ cấu thể chế đã giúp ASEAN thoát khỏi mối lo mang tên Brexit.

Do được hình thành trong bối cảnh lịch sử khác nhau nên ASEAN và EU đã đi theo những con đường khác nhau. Các nước châu Âu là các quốc gia khác biệt và đều có những điểm mạnh khi thành lập, điển hình là Cộng đồng Than - Thép Châu Âu năm 1951, tiền thân của EU. Họ cho rằng việc tổng hợp chủ quyền trong việc kiểm soát hai nguồn tài nguyên chiến lược này cùng với các kế hoạch hội nhập khác sẽ ngăn chặn Châu Âu rơi vào một cuộc chiến tranh.

Trong khi đó, ASEAN được thành lập vào năm 1967, hầu hết các thành viên vừa thoát khỏi chế độ thuộc địa. Khi những quốc gia này bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, họ muốn bảo vệ sự tự do của đất nướcmình, sự kìm kẹp chủ quyền kéo dài trên các quốc gia này vẫn là yếu tố trọng tâm để hiểu được cách tiếp cận của ASEAN đối với hợp tác khu vực ngày nay. Ngoài ra, sự đa dạng về văn hoá, tôn giáo, sắc tộc, hệ thống chính trị và mức độ phát triển kinh tế cũng cho thấy một cách tiếp cận thận trọng hơn so với chủ nghĩa khu vực. Do đó, ASEAN như một tổ chức liên chính phủ thuần túy và không có tham vọng trở thành một siêu quốc gia như EU.

Sự khác biệt cơ bản này thể hiện rõ nhất trong cách hai tổ chức đưa ra quyết định. Khoảng 80 % luật của EU được thông qua bằng đa số phiếu hợp lệ, việc này đòi hỏi sự ủng hộ của 55% các quốc gia thành viên và 65% tổng dân số của EU. Phiếu bầu sẽ kiểm soát định hướng phát triển của EU, ngoại trừ một số vấn đề nhạy cảm nhất định như chính sách đối ngoại chung và an ninh.

Ngược lại, tất cả các thành viên ASEAN đều có tiếng nói chung trong việc đưa ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận.

Vì thế, mô hình của EU đã làm xóa nhòa biên giới quốc gia, trong khi việc tham gia ASEAN là một phương tiện để tăng cường chủ quyền của các thành viên, đặc biệt là các vấn đề an ninh chính trị.

"Lấy lại quốc gia", một khẩu hiệu Brexit mạnh mẽ để khôi phục lại quyền kiểm soát toàn bộ của nước Anh đối với các vấn đề trong phạm vi quốc gia, có vẻ không mấy khả quan trong bối cảnh các quốc gia thành viên ASEAN tin tưởng vào sự không can thiệp nội bộ lẫn nhau.

"Chủ nghĩa khu vực mềm" hoặc “con đường chung ASEAN”

Không giống như cách tiếp cận về mặt pháp lý và thể chế của EU đối với hội nhập khu vực, mô hình của ASEAN được đặc trưng bởi "chủ nghĩa khu vực mềm" hoặc “con đường chung ASEAN”, nhấn mạnh vào sự đồng thuận và các thỏa thuận không chính thức.

ASEAN không có cơ quan trung ương như Ủy ban Châu Âu ở EU, một cơ quan đầy quyền lực trong trường hợp một quốc gia thành viên không tuân thủ quy định chung. Do đó, những ý kiến chống lại viên chức của cơ quan điều hành Cộng đồng Âu châu (Eurocrats) tại Brussels hay sự ủng hộ Brexit hầu như bị dập tắt hoàn toàn.

Nếu EU có động lực bởi chủ nghĩa duy tâm và được xem là "quá xa, quá nhanh" thì ở ASEAN là chủ nghĩa thực dụng và thường bị chỉ trích là "quá ít, quá chậm".

Thị trường chung của EU trong đó hàng hoá, dịch vụ, vốn và tự do di chuyển thể nhân là một thành tựu đáng hoan nghênh, nhưng đồng tiền chung Euro hiện nay vẫn là một khoảng cách quá xa cho các thành viên kém phát triển. Trong khi đó, ASEAN đã tiến hành từng bước, hoàn thành giai đoạn đầu hội nhập với việc xóa bỏ tất cả các dòng thuế đối với thương mại hàng hóa (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vẫn còn thời gian gia hạn cho tới năm sau).

Dưới điểm tối ưu (Sub-optimal) là một cách tiếp cận sẽ giúp các nước ASEAN tránh khỏi những áp lực trong thời đại toàn cầu hoá, một trong số đó là áp lực từ vấn đề nhập cư. ASEAN không chấp nhận việc di chuyển tự do qua biên giới như EU. Một số dạng lao động có tay nghề được tạo điều kiện hoạt động thông qua các hình thức công nhận lẫn nhau về kỹ thuật, y tá, y khoa, nha khoa, du lịch và kế toán. Tuy nhiên, các tác động dù tích cực hay tiêu cực thì vẫn còn hạn chế. Trong tương lai gần, ASEAN sẽ không phải đối mặt với sự phản đối của người nhập cư dẫn đến Brexit và làn sóng không tin tưởng vào người di cư đang lan rộng khắp Châu Âu hiện nay.

Sự khác biệt về đóng góp chi phí

ASEAN và EU cũng khác biệt rất nhiều về đóng góp của quốc gia đối với chi phí vận hành. Năm ngoái, chi tiêu quản lý cho các cơ quan của EU là 9,6 tỷ USD trong khi ngân sách hành chính lớn nhất của Ban thư ký ASEAN chỉ khoảng 20 triệu USD.

Những người ủng hộ Brexit cho rằng EU tốn quá nhiều tiền của người nộp thuế vào chi tiêu hành chính. So với số tiền bỏ ra để phục vụ cho các hoạt động của ASEAN có thể khẳng định rằng nó hoàn toàn xứng đáng.

Rút ra những bài học kinh nghiệm từ EU

Mặc dù ASEAN không có ý định và không có khả năng trở thành mô hình như EU, nhưng ASEAN hoàn toàn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của EU, đặc biệt là sau Brexit. Một bài học quan trọng là truyền thông hiệu quả đến công chúng, nhất là những lợi ích của việc hội nhập khu vực.

Để đạt được tăng trưởng như kỳ vọng, ASEAN cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể dung hòa được những phương pháp tiếp cận với những kỳ vọng của người dân về triển vọng phát triển của khu vực này.

Việc "đi chậm, đi sau" của ASEAN phản ánh sự khôn ngoan của khu vực này trong việc tìm ra nền tảng chung giữa rất nhiều sự đa dạng và các lợi ích. Công thức này phù hợp với 10 quốc gia thành viên trong một thời gian dài và giúp cho ASEAN trở nên linh hoạt hơn. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, không có một sự kiện tương tự như Brexit không có nghĩa là ASEAN được phép tự mãn.

Sau khi quyết định rằng mô hình EU không phù hợp với khu vực Đông Nam Á, ASEAN cần phải có một lộ trình riêng để mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực. Do đó, cần phải có sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và hội nhập khu vực, thu hẹp khoảng cách giữa những dự định và hiện thực.

Nguồn: Todayonline – TN

Từ khóa: EU, hình mẫu, khối ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007403705
Go to top