Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnEU là một trong những nền kinh tế mở lớn nhất trên thế giới không theo chủ nghĩa bảo hộ

EU là một trong những nền kinh tế mở lớn nhất trên thế giới không theo chủ nghĩa bảo hộ

eu anh

Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump lên tiếng chỉ trích xu hướng bảo hộ tại EU; bên cạnh đó, một số chính trị gia tại Anh cũng nêu quan điểm rằng Brexit sẽ cho phép quốc gia này loại bỏ các quy định về bảo hộ thuế quan và các quy định khác liên quan nhằm thúc đẩy thương mại phát triển. Tuy nhiên, điều này có khả thi hay không vẫn là một câu hỏi.

Hai chuyên gia Mark Manger và Atom Vayalinkal đã sử dụng các dữ liệu về những khía cạnh khác nhau của thương mại để đưa ra lập luận rằng EU không phát triển theo xu hướng bảo hộ như Hoa Kỳ mà sẽ trở thành một trong những nền kinh tế cởi mở nhất trên thế giới.

Liên minh châu Âu có phát triển xu hướng bảo hộ như tổng thống Hoa Kỳ đã phát biểu? Liệu nước Anh có mở rộng thêm quan hệ hợp tác thương mại tự do với các đối tác khác, nhất là Hoa Kỳ, khi quốc gia này không bị ảnh hưởng bởi các quy định thuế quan của EU hay không? Xét cho cùng, Hoa Kỳ nhập về tới 17% hàng xuất khẩu của Anh nên đây chính là đối tác thương mại của Anh sau EU. Còn Úc và Canada cũng tuyên bố họ sẵn sàng đàm phán các hiệp định thương mại tự do với nước Anh.

Để trả lời những câu hỏi trên, chúng ta có thể so sánh những rào cản thương mại của EU với rào cản từ các nước khác trong tương lai. Thông thường thì tình hình phức tạp hơn nhiều so với kịch bản “Brexit cứng” ban đầu. Quan điểm cho rằng EU không phát triển theo hướng bảo hộ tùy thuộc vào khía cạnh mà chúng ta xem xét. Nghiên cứu sâu hơn về các quy định đối với dịch vụ và thị trường sản phẩm, rõ ràng có thể nhận ra EU ít bảo hơn hơn so với các thị trường khác. Điều này không có nghĩa là Anh không thể cải thiện mối quan hệ thương mại với các đối tác mới. Tuy nhiên, Anh sẽ phải nỗ lực mạnh mẽ hơn rất nhiều nếu muốn tiếp cận thị trường đối tác tốt hơn so với các quốc gia Liên minh châu Âu, ngoài ra, giữa các nước này cũng cần sự ủng hộ dành cho thương mại tự do.

Nhờ các nỗ lực đàm phán thương mại đa biên, thuế quan – vốn là khoản nghĩa vụ đánh lên hàng hóa nhập khẩu – thì nay đã không còn đáng lo ngại nhiều như trước kia. Cách tính mới như sau: thay vì chỉ tính mức thuế nhập khẩu trung bình, các nhà kinh tế học sẽ sử dụng cách tính “trọng số thương mại trung bình”, theo đó, mức thuế phải đóng tỷ lệ thuận với tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu trong tổng thương mại. Điều này cho thấy mức thuế của một số mặc hàng dù cao nhưng nếu tỷ trọng thương mại thấp thì cũng không có vấn đề gì lớn. Chúng ta có thể đối chiếu hai cách tính thuế thông qua các biểu đồ dưới đây. Thực tế cho thấy mức thuế áp dụng thường thấp hơn mức mà WTO cho phép đối với các trường hợp như Úc, Canada và Hoa Kỳ, cũng như với các đối tác tiềm năng của Anh trong tương lai, Liên minh châu Âu và Nhật Bản.

Các dữ liệu được lấy từ năm 2015.

hinh 1 11

Hình 1: Tỷ lệ mức thuế tính theo trọng số trung bình và theo cách tính trung bình đơn giản của một số loại hàng hóa sản xuất tại EU, Úc, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ (2015)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Từ Hình 1, có thể nhận thấy rõ ràng rằng, Liên minh châu Âu không có mức bảo hộ cao như Hoa Kỳ, Canada hoặc Úc. Tính theo mức trọng số trung bình, Úc có mức bảo hộ cao hơn so với Hoa Kỳ, tuy nhiên sự chênh lệch này còn chưa tới 1%. Theo cách tính trung bình đơn giản, EU có mức thuế thấp thứ hai sau Nhật. Điều này cho thấy các nước đều áp dụng mức thuế thấp cho những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, EU và Nhật vô cùng có lợi khi xuất khẩu các mặt hàng này.

EU chỉ bảo hộ một số sản phẩm, chủ yếu là nông nghiệp (theo yêu cầu của Pháp và Ý). Tuy nhiên, mức thuế quan cũng rất thấp (Hình 2). Nhật Bản có mức thuế cao nhất, tiếp theo là Mỹ. Tính theo cách cũ, EU và Hoa Kỳ gần như có mức thuế ngang nhau. Đương nhiên, Úc và Canada có mức thuế thấp hơn do đấy là các sản phẩm xuất khẩu chính của hai nước này.

hinh 2 11

Hình 2: Tỷ lệ thuế quan trung bình tính theo trọng số đối với các sản phẩm chính ở EU, Úc, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ (2015)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tuy nhiên, các quốc gia thường có hạn ngạch áp dụng cho các mặt hàng cụ thể. Với mức hạn ngạch này, đôi khi một quốc gia hoàn toàn không cho phép nhập khẩu nhằm bảo vệ các nhà sản xuất địa phương khỏi sự cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài. Tình trạng này ở EU gần như không có.

hinh 3 11

Hình 3: Tỷ lệ các sản phẩm chính trong dòng thuế quan ở EU, Úc, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ (2015)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Tất nhiên, với mức thuế rất thấp, các quy định này thường có rất ít tác động tới thực tế. Thường thì các nhà cung cấp dịch vụ bị ảnh hưởng bởi quy định về thị trường sản phẩm và các quy tắc hạn ngạch thuế quan nhiều hơn. Nhiều quy định không phải do EU mà do các quốc gia thành viên đặt ra. Dữ liệu một lần nữa chứng minh EU có mức bảo hộ thấp hơn Hoa Kỳ, Úc và Canada.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã xây dựng các chỉ số đánh giá sự hạn chế tương đối của các quy định về thị trường sản phẩm, bao gồm cả các quy định hạn chế cạnh tranh. Theo Hình 4, Hoa Kỳ áp dụng các quy tắc hạn chế hơn so với Đức hoặc Anh. Pháp và Canada là hai quốc gia thứ 2 và thứ 3 sau Hoa Kỳ. Tuy nhiên, so với Hà Lan thì Anh vẫn ở mức hạn chế cao hơn.

hinh 4 11

Hình 4: Các chỉ số đánh giá mức hạn chế đối với thị trường sản phẩm của OECD tại một số nước EU, Úc, Canada và Hoa Kỳ (2015)

Nguồn: OECD

Vương quốc Anh đặc biệt cạnh tranh về dịch vụ, nhất là các dịch vụ chuyên nghiệp xuyên biên giới. Đây là nội dung sẽ được bàn thảo nhiều tại các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai.

hinh 5 11

Hình 5: Các chỉ số STRI của OECD tại một số nước EU, Úc, Canada và Hoa Kỳ (2015)

Nguồn: OECD

Cuối cùng, hãy cùng xét xem, liệu sự phát triển của một quốc gia có liên quan như thế nào với quy mô của nền kinh tế. Để tính ra con số này, các chuyên gia sẽ lấy giá trị nhập khẩu và xuất khẩu chia cho tổng sản phẩm quốc nội. Quốc gia càng lớn thì độ mở càng thấp, bởi lẽ nhiều thương vụ đều diễn ra trong nội vi lãnh thổ. GDP danh nghĩa của EU (1630 tỷ USD) và của Mỹ (1.800 tỷ USD) không có nhiều khác biệt trong năm 2015. Các chuyên gia chỉ xem xét các giao dịch thương mại của EU với những nước không phải là thành viên Liên minh châu Âu, đồng thời cũng xem xét Eurozone một cách riêng biệt. Hình 6 cũng cho thấy, nền kinh tế của Liên minh Châu Âu có độ cởi mở hơn so với Hoa Kỳ.

hinh 6 11

Hình 6: Đánh giá độ cởi mở của nền kinh tế các khu vực EU, Eurozone, Úc, Canada, Nhật Bản và Hoa Kỳ

Nguồn: Ngân hàng Thế giới

Những điều này có ý nghĩa gì đối với nước Anh trong tư cách một quốc gia thương mại độc lập? Trước hết, trong trường hợp rơi vào bế tắc, với kịch bản Brexit cứng, nước Anh sẽ phải quay lại WTO để duy trì các quan hệ thương mại, đây sẽ là thách thức cho Hoa Kỳ trong việc dự tính thay thế vị trí của EU. Thứ hai, các dữ liệu đều cho thấy, nếu Anh muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của các quy định bảo hộ của EU thì cuộc tranh luận sẽ cực kỳ gay gắt. Cuối cùng, giả sử như Hoa Kỳ, Úc và Canada tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực thế mạnh thì cách duy nhất để nước Anh tự do hóa thương mại chính là chuyển sang hướng tự do đơn phương. Theo quan điểm kinh tế thuần túy, phương án này mang lại những lợi ích to lớn, nhưng cũng sẽ tạo nên nhiều xáo trộn đáng kể cho xã hội và cũng chưa chắc nhận được sự đồng thuận chính trị ở Anh.

Lưu ý: Bài viết chỉ là quan điểm của riêng các tác giả, chứ không thể hiện ý kiến chính thức của Học viện kinh tế và Chính trị Luân Đôn.

Theo Mark Mangervà Atom Vayalinkal 

Nguồn: blogs.lse.ac.uk - DN

Từ khóa: EU, nền kinh tế mở, lớn nhất, thế giới, không, theo, chủ nghĩa bảo hộ

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404910
Go to top