Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnQuá trình hội nhập của ASEAN chậm hơn so với mục tiêu

Quá trình hội nhập của ASEAN chậm hơn so với mục tiêu

asean 6

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và nền kinh tế số là những chủ đề không được đề cập đến trong các kế hoạch của ASEAN.

Có nhiều nhận định khách quan khác nhau về những thành quả mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã đạt được trong 50 năm qua. Trong khi chính phủ và quan chức thuộc các nước thành viên của tổ chức này cho rằng, số liệu mới chỉ phản ánh một nửa thành tựu của toàn khối, thì các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân lại nhận định ASEAN chỉ mới đạt được một nửa mục tiêu đã đề ra. Nhìn về tương lai đến năm 2025, ASEAN đã có những kế hoạch đầy tích cực nhằm tăng cường sự kết nối giữa các thành viên. Kết quả của việc hội nhập nội khối giữa các quốc gia Đông Nam Á trong những năm tới sẽ quyết định ý kiến nào giữa hai luồng quan điểm nêu trên là chuẩn xác.

Nhìn từ khía cạnh kinh doanh, câu hỏi đặt ra là, liệu ASEAN có được hưởng nhiều lợi ích khi đã góp phần duy trì hòa bình và ổn định cho toàn khu vực hay không. Câu trả lời đối với vấn đề này phụ thuộc vào việc các kết quả đạt được của khối có đang được lạc quan hóa hay không. Chừng nào ASEAN còn tồn tại thì những số liệu phản ánh thành quả dưới mức mong đợi so với mục tiêu đặt ra từ trước sẽ không mấy tác động đến chính phủ của các quốc gia thành viên. Ngược lại, các nhà kinh doanh lại mong muốn ASEAN nỗ lực hơn nữa để đạt được những kết quả tối ưu.

Nhận định về Cộng đồng kinh tế ASEAN, nhiều quan điểm cho rằng, quy mô tiềm năng của nền kinh tế khu vực dựa trên những điều kiện cho sự phát triển đã không thể thành hiện thực. Điều này ngầm chỉ ra rằng các quan chức của khối luôn hài lòng với các số liệu tăng trưởng kinh tế cho dù thành tích này kém xa so với những gì đã được dự báo từ trước. Do đó, họ không nên quá tin tưởng vào các dự đoán như ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2050.

Các nhà kinh doanh chỉ ra rằng, ASEAN đã thất bại trong việc trở thành một thị trường chung và hình thành một cơ sở sản xuất thống nhất, nguyên do là bởi các loại thuế quan sẽ tiếp tục tồn tại và những hàng rào phi thuế trong nội khối vẫn liên tục xuất hiện ngay cả khi AEC đã được thành lập vào năm 2015 – đó là yếu tố tác động đến chi phí trong hoạt động thương mại hàng hóa giữa các nước thành viên.

Ví dụ, ASEAN đặt nền tảng cho sự tăng trưởng của khối xuyên suốt năm 2025 dựa trên những giả định như: thuế suất bằng 0 (khả thi), chi phí trong hoạt động thương mại nội khối giảm 20% (không chắc chắn) và số lượng các biện pháp phi thuế quan sẽ giảm một nửa (không thể thực hiện). Ngược lại, từ khi AEC được thành lập, có nhiều dẫn chứng về việc xu hướng tự do thương mại trong khối sẽ có thể bị đảo ngược. Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa không được công nhận, hoạt động giao thương liên quan đến sản phẩm halal (sản phẩm phù hợp với các quốc gia theo đạo Hồi) bị hoãn lại và các điều kiện khác nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong khu vực cũng không được cải thiện như mong đợi.

Đã có nhiều người phàn nàn về các quy định và điều khoản đang ngăn cản hoạt động đầu tư cung cấp dịch vụ đến các cá nhân và tổ chức có nhu cầu, cũng như hạn chế sự dịch chuyển của các lao động có kỹ năng và tay nghề mặc dù đã có những thỏa thuận nhằm công nhận lẫn nhau về trình độ nghề nghiệp, ví dụ như chứng nhận kỹ sư.

Phương pháp tiếp cận dựa trên sự đồng thuận nhằm mục đích không tạo ra xáo trộn đã ngăn trở các hoạt động của ASEAN; do đó, dù các nhóm tư vấn chính sách của các quốc gia thành viên thuộc tổ chức này làm việc với tốc độ khủng khiếp nhằm đề xuất các phương án giải quyết trở ngại trên cũng không thể cải thiện được tình hình. Tốc độ hội nhập về kinh tế trong ASEAN là không đủ nhanh để hiện thực hóa các mục tiêu nội khối cũng như đảm bảo khả năng ứng phó của toàn khối đối với các thách thức toàn cầu trong tương lai.

Hội chứng Trung Quốc

ASEAN đã không đưa yếu tố về sự trỗi dậy của Trung Quốc vào các kế hoạch hội nhập nội khối; điều này có thể làm xói mòn giả định về tính kết nối giữa các quốc gia trong khu vực. Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á thường chỉ được thể hiện thông qua các số liệu tổng hợp chung cuối cùng cho toàn khối. Điều này không phản ánh sự thật rằng, mối liên hệ giữa Trung Quốc và khối ASEAN chủ yếu dựa trên nền tảng quan hệ song phương giữa quốc gia này với từng thành viên của ASEAN.

Sự kết nối về kinh tế giữa Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam và Thái Lan với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc rất sâu sắc. Khu vực kinh tế do tiểu vùng với 400 triệu người này tạo ra có quy mô tương đương với một nửa tổng quy mô kinh tế của toàn khối ASEAN. Mức tăng trưởng hàng năm của tiểu vùng liên quốc gia vừa nêu lên đến 7%-8%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5%/năm của toàn khối.

Tiểu vùng kinh tế xuyên biên giới này có khả năng tiếp tục chứng kiến sự phát triển thịnh vượng của chính mình với động lực là kế hoạch đầy tham vọng của Thái Lan nhằm hoàn thiện hành lang kinh tế phía đông, tăng cường kết nối với khu vực Côn Minh của Trung Quốc, đồng thời mở rộng các tuyến đường giao thông đông tây từ vùng Mawlamyine tại Mi-an-ma tới tận Đà Nẵng, một thành phố miền Trung của Việt Nam. Kết quả của những dự án này là vai trò thúc đẩy kinh tế nội khối của ASEAN sẽ bị đẩy xuống thứ yếu; theo đó tiểu vùng sẽ không còn cần những định hướng nhằm tạo dựng sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia thành viên trong toàn khối.

Sự phát triển của tiểu vùng liên quốc gia không phải là vấn đề quá đặc biệt, điều đáng quan tâm hơn là vai trò trọng yếu của Trung Quốc, quốc gia đang trở thành cường quốc mạnh nhất tại Đông Á, và có thể được coi là mạnh nhất thế giới.

Sáng kiến Vành đai và Con đường không chỉ là những ý tưởng nằm trên giấy

Sự kết nối giao thông và hệ thống logistic do Sáng kiến này mang lại trong tương lai có thể làm thay đổi dòng chảy và khối lượng thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, Trung Quốc đang chứng tỏ họ sẵn sàng hỗ trợ xây dựng kênh đào Kra – một dự án đã trải qua nhiều cuộc thảo luận kéo dài – xuyên qua eo biển Thái lan. Dự án này sẽ cho phép tàu thuyền không phải đi qua eo biển Malacca, qua đó làm giảm sút hoạt động thương cảng của Xin-ga-po và tác động đến hệ thống phân phối của nước này.

Một mặt, ASEAN phải đối phó với những diễn tiến đang và sẽ phát sinh nêu trên, đồng thời, phải tái định hình kế hoạch kết nối kinh tế nội khối của mình để đáp ứng yêu cầu của những dự án mới do các quốc gia ngoài khối tài trợ. Quá trình liên kết về kinh tế chậm chạp của ASEAN có thể không phù hợp với mong đợi từ các nhà kinh doanh vốn muốn đạt được kết quả nhanh chóng.

Quá trình số hóa nền kinh tế trong ASEAN đang diễn ra với tốc độ nhanh, tuy vậy kế hoạch tổng thể đến năm 2025 chỉ đề cập xu thế này ở mức khá khiêm tốn. Sự phát triển của tự động hóa sẽ đe dọa xóa bỏ việc làm của các lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời. Phương pháp tiếp cận khả thi nhất nhằm đối phó với lo ngại vừa nêu là thiết lập những mô hình mới về giáo dục và đào tạo nghề; tuy nhiên, việc này phải do từng nước thành viên ASEAN quyết định.

Sự chia rẽ về kinh tế

Số hóa cũng là mối đe dọa làm cho sự bất bình đẳng giữa các quốc gia Đông Nam Á gay gắt hơn. Tự động hóa có thể triệt tiêu việc sử dụng lao động giá rẻ trong hoạt động chế tạo, gián tiếp tước đi nguồn sống của những nước nghèo nhất trong ASEAN; trong khi đó, các quốc gia tự chuyển đổi để phù hợp với nền kinh tế số sẽ có cơ hội nâng cao năng suất, tạo ra những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, từ đó, trở nên thịnh vượng hơn.

Các công ty Trung Quốc đang bắt đầu thống trị lĩnh vực kỹ thuật số tại các nền kinh tế thuộc khối ASEAN, điều này có thể ngăn trở các công ty công nghệ bản địa của Đông Nam Á tận dụng được tối đa lợi ích mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại.

Trên đây là những vấn đề trong tương lai gần mà ASEAN chưa chú ý đến. Ngay cả khi đang gắn kết với nhau dưới một mô hình giản đơn, các quốc gia ASEAN vẫn đang chật vật để duy trì nhịp độ hội nhập nội khối. Khối liên kết này cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong suy nghĩ và phương pháp lãnh đạo nếu các quốc gia thành viên vẫn nhận thấy ASEAN là mô hình hợp tác phù hợp đảm bảo sự liên kết sâu sắc hơn về kinh tế trong tương lai - một tương lai vốn đã bắt đầu từ bây giờ.

Nguồn: Nikkeiasianreview – LA

Từ khóa: quá trình, hội nhập, ASEAN, chậm hơn, mục tiêu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391494
Go to top