Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnMỹ sẽ thất bại trong nỗ lực kết hợp các mục tiêu chính trị và thương mại với nhau

Mỹ sẽ thất bại trong nỗ lực kết hợp các mục tiêu chính trị và thương mại với nhau

trump tpp

Gần đây, những thông tin tiêu cực về quan hệ thương mại Mỹ-Trung thường xuyên xuất hiện.

Trong một bài báo cáo mới đây từ trang Politico, hai quan chức giấu tên cho rằng, Mỹ đang nghiên cứu các biện pháp kinh tế khác nhau nhằm chống lại Trung Quốc, bao gồm cả việc áp dụng các lệnh cấm và lệnh trừng phạt. Ngay sau đó, giới truyền thông tiết lộ rằng Tổng thống Donald Trump đã từng cân nhắc sử dụng quyền trả đũa thương mại được qui định tại Khoản 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ 1974, qua đó cho phép chính quyền Mỹ thực hiện một cuộc điều tra nhằm vào các cáo buộc đối với Trung Quốc về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị trì hoãn vào phút chót.

Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, ông Wilbur Ross, đã công bố một bài báo trên tờ Wall Street Journal có tựa đề “Tự do thương mại là con đường hai chiều”, trong đó đả kích Trung Quốc và khối EU là “những kẻ theo chủ nghĩa bảo hộ đội lốt thị trường tự do”. Ông cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Trump “sẽ sử dụng tất cả những công cụ sẵn có để đối phó với tư tưởng bảo hộ của những kẻ đã từng cam kết trung thành với tự do thương mại nhưng lại vi phạm những nguyên tắc cốt lỗi của nó”.

Nếu xem xét kỹ lưỡng hơn những dự đoán gần đây về chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc, không khó để nhận ra những lý lẽ đằng sau chủ trương “tái chính trị hóa các vấn đề thương mại” của Mỹ. Đầu năm nay, chính phủ Mỹ đã từng bày tỏ thiện chí chấp nhận “nhượng bộ” trong một số vấn đề thương mại với Trung Quốc, đổi lại là sự hỗ trợ của Bắc Kinh trong việc gây áp lực lên chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhấn mạnh việc đặt ưu tiên địa chính trị lên trên chính sách thương mại. Trọng tâm của vấn đề ở bán đảo Triều Tiên vẫn là xung đột giữa Washington và Bình Nhưỡng. Bằng cách thường xuyên đề cập và phóng đại cái gọi là “Lý thuyết trách nhiệm của Trung Quốc”, Mỹ dường như đã hướng đến chủ trương chính trị hóa các vấn đề thương mại và kinh tế một cách cực đoan. Tuy nhiên, đây sẽ là một hành động nguy hiểm, khi cố gắng kết hợp các yếu tố chính trị vào mối quan hệ kinh tế - thương mại Mỹ - Trung, điều mà cuối cũng sẽ không thể giúp Mỹ hoàn thành được bất kỳ mục tiêu nào, kể cả về chính trị lẫn thương mại.

Mặc dù cáo buộc các quốc gia khác đang chạy theo chủ nghĩa bảo hộ, chính phủ Mỹ lại từ chối kí vào bản cam kết “chống bảo hộ” tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra vào tháng 03/2017, khiến cho cam kết thương mại chung của khối G20 phải chấp nhận thụt lùi, từ “chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ” thành “hợp tác hành động để tăng cường sự đóng góp của thương mại vào nền kinh tế”. Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại, trợ cấp, biện pháp phân biệt và nhiều biện pháp không công bằng khác trong hoạt động thương mại của mình. Lấy các sản phẩm nông nghiệp làm một ví dụ. Mức thuế cao nhất mà Trung Quốc hiện đang áp vào sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu là 65%. Trong khi đó, mức thuế nhập khẩu cao nhất mà Mỹ áp vào các sản phẩm thuộc ngành hàng này lại lên đến 350%. Bên cạnh đó, Washington còn thực hiện trợ cấp cho các công ty đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ dưới nhiều hình thức khác nhau. Boeing, Ford Motor, General Electric, General Motors và JPMorgan Chase được xếp vào hàng ngũ những công ty đứng đầu trong việc hưởng trợ cấp từ chính phủ.

Vấn đề càng trở nên rắc rối hơn khi chính phủ Mỹ dự định sẽ thực hiện một cuộc điều tra nhằm vào các mối đe dọa của thép Trung Quốc nhập khẩu đến an ninh quốc gia, viện dẫn theo Điều 232 hiếm khi được sử dụng của Đạo luật thương mại mở rộng năm 1962. Đây rõ ràng là sự lạm dụng các điều khoản ngoại lệ về an ninh quốc gia của WTO, nhằm mục đích bảo hộ một số ngành công nghiệp lỗi thời, kém hiệu quả ở Mỹ. Những dự định, kết hợp với việc tăng cường “kiểm tra an ninh” đối với các dự án đầu tư trong nước, đã làm lộ ra định hướng và “hộp công cụ” của Mỹ phục vụ chính sách theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, chống lại các đối thủ thương mại, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đến thương mại thế giới.  

Chúng ta cần phải biết rằng, chủ nghĩa đơn phương chưa bao giờ là chìa khóa cho con đường tự do thương mại. Điều duy nhất gặt hái được từ chủ nghĩa đơn phương chỉ có thể là sự mất mát từ cả hai phía. Trung Quốc và Mỹ cần phải dựa vào nguyên tắc hợp tác “cùng thắng”, tuân theo các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề thông qua việc thảo luận, trao đổi ý kiến, chú trọng duy trì hệ thống thông tin thông suốt trong các chính sách kinh tế quan trọng, nhằm đảm bảo sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Mỹ-Trung không đi chệch hướng. Đó mới là con đường hai chiều đúng đắn.

Nguồn: Globaltimes.cn – HP

Từ khóa: Mỹ, thất bại, nỗ lực, kết hợp, mục tiêu chính trị, thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007404389
Go to top