Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnPhân tích đàm phán đa phương về thương mại nông nghiệp

Phân tích đàm phán đa phương về thương mại nông nghiệp

dam phan thuong mai

Diễn đàn Nông nghiệp Thế giới (WAF) gần đây do RSIS tổ chức tập trung vào ba chủ đề chính - thương mại, an ninh lương thực và công nghệ. An ninh lương thực là mối quan tâm cơ bản, thương mại là yếu tố thiết yếu trong việc đảm bảo cung cấp thực phẩm. Việc giữ hệ thống thương mại mở cửa là một ưu tiên hàng đầu. Hội nghị Bộ trưởng WTO diễn ra vào tháng 12 năm nay sẽ là một cơ hội quan trọng để củng cố hệ thống này.

WAF diễn ra tại Singapore từ ngày 06 đến 07/07/2017 đã khẳng định tầm quan trọng của thương mại nông nghiệp đối với an ninh lương thực cũng như đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn. Điều này đã được các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc công nhận rộng rãi và được ghi trong Mục tiêu số 2 thuộc Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ (SDG).

An ninh lương thực thường liên quan đến vấn đề tiếp cận nguồn cung chứ không chỉ đơn thuần là về sản xuất, SDG cho rằng điều này sẽ "sửa chữa, ngăn chặn các hạn chế thương mại hay biến dạng thương mại của nền nông nghiệp thế giới". Để giữ cho thương mại luân chuyển cần có một hệ thống các quy tắc và nguyên tắc thương mại hoạt động hiệu quả. Đây là những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cung cấp, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để duy trì và nâng cao hiệu quả.

Chúng ta đang đứng ở đâu?

Chúng ta đã có những tiến bộ đáng kể. Thỏa thuận Nairobi của WTO vào năm 2015 nhằm xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và các biện pháp nghiêm khắc nhằm giải quyết các dấu hiệu làm biến dạng thương mại. Nếu việc này kéo dài sẽ ảnh hưởng không chỉ đến thị trường mà còn ảnh hưởng đến khả năng của các nhà kinh doanh ở những nước đang phát triển.

Tuy nhiên, sau 16 năm đàm phán đa phương, các phương pháp biến dạng thương mại vẫn là vấn đề đặc biệt đáng lưu ý đối với thương mại nông nghiệp. Điều này ngăn cản sự đóng góp đầy đủ của ngành này vào vấn đề an ninh lương thực và sự phát triển của toàn thế giới. Các biện pháp gây biến dạng thương mại bao gồm : trợ cấp trong nước, thuế quan cao, tăng thuế nhập khẩu nhằm hạn chế các nước đang phát triển tận dụng lợi thế của việc tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng cao.

Ngoài ra, các biện pháp "đằng sau biên giới" ngày càng trở nên quan trọng; trong một số trường hợp, các biện pháp này được sử dụng nhằm mục đích bảo hộ. Trong môi trường kinh doanh, nếu các quy định ngày càng phức tạp, thì chủ doanh nghiệp nhỏ có thể cảm thấy khó khăn khi tham gia. Nhu cầu của các doanh nghiệp là được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ hơn vào chuỗi giá trị, bao gồm cả các nhà sản xuất lẻ hay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có một thực tế là hầu hết việc mở cửa thị trường nông nghiệp trong những năm gần đây có thể thành công là nhờ các cuộc đàm phán song phương hoặc đa phương. Các hiệp định đa phương trong WTO vẫn là cách duy nhất để giải quyết vấn đề biến dạng thương mại ở cấp độ toàn cầu. Đó là lý do tại sao cần phải tìm ra động lực cho các cuộc đàm phán hiện tại.

Những vấn đề quan trọng

Việc loại bỏ hoặc giảm trợ cấp trong nước đối với nông nghiệp là một điểm mấu chốt trong quá trình đàm phán được tất cả các thành viên WTO cam kết. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề đàm phán khó khăn nhất. Mấu chốt là sự bất đồng liên quan đến mức độ đóng góp khác nhau của các bên tham gia, đặc biệt là giữa các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ khi so với các nước sản xuất công nghiệp hoá lớn như Mỹ hay Liên minh châu Âu (EU).

Những nỗ lực tích cực nhằm thu hẹp khoảng cách và xác định các hướng đi mới cũng được đề xuất sau đó, ví dụ như cam kết về Hỗ trợ Tiếp cận Thương mại tổng thể (ODTS). Tuy nhiên, với sự tác động của các yếu tố chính trị, bao gồm cả định hướng của Hoa Kỳ về chính sách thương mại đã khiến cho sự thay đổi không thể diễn ra nhanh chóng.

Trong bối cảnh này, hội nghị Bộ trưởng WTO tại Buenos Aires trong thời gian chưa đầy sáu tháng cũng không thể đề ra được kết quả nào đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn có một số kết quả tích cực, chẳng hạn như đề xuất của Singapore nhằm cải thiện tính minh bạch trong vấn đề Hạn chế Xuất khẩu.

Các vấn đề về cổ phần hóa công khai vì mục đích an ninh lương thực và các biện pháp tự vệ đặc biệt cũng phải được bàn thảo và giải quyết, tuy nhiên khả năng tìm ra các giải pháp lâu dài lại đòi hỏi tất cả các Thành viên WTO đều cam kết đồng ý cải cách vấn đề thương mại trong Hiệp định về Nông nghiệp.

Tầm nhìn phía trước

Mối quan tâm về các biện pháp phòng ngừa những tác động gây cản trở nhập khẩu hoặc việc dựa vào thị trường quốc tế để đảm bảo an ninh lương thực cần được giải quyết một cách nghiêm túc. Các chính phủ có quyền theo đuổi các mục tiêu về an ninh lương thực và phát triển nông thôn trong nước, nhưng không nên bóp méo thương mại hoặc có những tác động tiêu cực đến an ninh lương thực của các quốc gia khác.

Sự tiến bộ cũng có thể làm cho việc tiếp cận thị trường được dễ dàng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc có thể áp dụng hạn ngạch thuế quan một cách công bằng và minh bạch, phù hợp với các quy tắc của WTO, đồng thời tăng cường hỗ trợ các nhà xuất khẩu ở những nước đang phát triển đạt được các tiêu chuẩn quốc tế.

Các biện pháp khác cũng có thể áp dụng như: (1) Thực hiện đầy đủ và nhanh chóng Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO, đặc biệt chú trọng giảm nhẹ gánh nặng hành chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ; (2) Cải thiện cơ sở hạ tầng, nhất là mạng điện tử và kỹ thuật số ; (3) Hỗ trợ các nhà sản xuất tăng cơ hội xuất khẩu. Ở các nước đang phát triển, sự hợp tác giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân trong việc theo đuổi các mục tiêu nói trên đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Các chính phủ cần nỗ lực và hợp tác hơn nữa để đảm bảo tính minh bạch như cam kết trong WTO. Về ngắn hạn, kết quả đàm phán bước đầu liên quan tới vấn đề trợ cấp khá quan trọng. Hội nghị tại Buenos Aires chính là một sự khẳng định chắc chắn về tầm quan trọng của các cuộc đàm phán cũng như việc tái cấu trúc nhằm thúc đẩy các quốc gia phát triển. Các chính phủ tiếp tục hướng tới mục tiêu xác định được phương hướng chung rõ ràng hơn, tiến bộ hơn, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đảm bảo thành công cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Nguồn: Eurasiareview – TN

Từ khóa: phân tích, đàm phán đa phương, thương mại, nông nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391964
Go to top