Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnNhật Bản mở đường cho hợp tác về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Nhật Bản mở đường cho hợp tác về Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

TQ-Nhat

Mối quan hệ Trung Quốc -Nhật Bản là mối quan hệ đáng lưu ý nhất ở châu Á, tuy vậy cũng có một vài vấn đề rắc rối trong lịch sử. Hai quốc gia này phát sinh mâu thuẫn từ việc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực Biển Hoa Đông. Trung Quốc không muốn Nhật Bản đóng một vai trò chiến lược trên biển bởi điều đó sẽ ảnh hưởng tới quyền lực tương lai của Trung Quốc trong khu vực.

Ông Yoichi Funabashi và Harry Dempsey cho rằng chúng ta có thể chứng kiến ​​sự thay đổi trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong một bài phát biểu tại Tokyo vào ngày 5 tháng 6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố rằng “Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI)”. Điều này cho thấy sự thay đổi đáng kể trong chính sách của Nhật Bản. Kể từ năm 2014, Nhật Bản cùng với Hoa Kỳ đã kiên quyết phản đối việc Trung Quốc ký kết thành lập các tổ chức kinh tế quốc tế mới như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) hoặc BRI. Nhật Bản cho rằng những sáng kiến ​​này là một thách thức đối với sự lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói riêng và đối với nền kinh tế quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo nói chung, cũng như đã chỉ trích AIIB về các quy trình quản trị và thiếu minh bạch.

Tháng 5/2017, chính phủ Abe đã quyết định cử Toshihiro Nikai, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, tới tham dự diễn đàn BRI ở Bắc Kinh. Đây là một quyết định được chính phủ Trung Quốc ca ngợi. Trong các phát biểu sau cuộc gặp với Nikai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản đối với sáng kiến ​​này, đồng thời giải thích rằng "Sáng kiến BRI có thể là một nền tảng mới, một kinh nghiệm mới cho Trung Quốc và Nhật Bản để đạt được sự hợp tác phát triển mà đôi bên cùng có lợi”.

Sau đó, ông Abe đã có một bài phát biểu quan trọng, trong đó vẽ ra viễn cảnh mới cho tương lai của Châu Á. Ông lập luận rằng thế giới đang đứng trước một viễn cảnh: một hướng là trật tự kinh tế khép kín, được bảo hộ và ngày càng suy giảm, trong khi đó hướng khác lại là "một khu vực kinh tế tự do, cởi mở và công bằng", trong đó "các quy tắc chất lượng cao" có thể kết nối Thái Bình Dương và lục địa Á-Âu. Ông Abe cho rằng các Hiệp định TPP hay RCEP và FTA Liên minh Châu Âu - Nhật Bản có thể được sử dụng để xây dựng trật tự kinh tế tự do, cởi mở, công bằng và chất lượng cao.

Tầm quan trọng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Ông Abe không chỉ dừng lại ở đó. Ông đã chứng minh được tầm quan trọng của BRI không chỉ đối với Trung Quốc mà còn đối với việc tăng cường vai trò của châu Á như là một trung tâm kinh tế toàn cầu kết nối hai khu vực Đông và Tây. Ông Abe lập luận: “Năm nay đánh dấu lần đầu tiên thành phố Yiwu, Trung Quốc và Vương quốc Anh kết nối giao thương bằng một đoàn tàu chở hàng. BRI có tiềm năng kết nối Đông và Tây cũng như các vùng khác nhau”.

Funabashi và Dempsey cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã giúp thúc đẩy sự thay đổi trong chính sách của Nhật theo hai cách. Thứ nhất, kể từ sau cuộc bầu cử của Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã "tấn công vào một hình thức tái cấu trúc nguy hiểm và dễ bị tổn thương, chủ yếu vì Trump đang ưu tiên giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên thông qua Bắc Kinh". Tuy nhiên, Tokyo nhận thức rõ rằng về lâu dài, vấn đề của bán đảo Triều Tiên không chỉ được giải quyết bởi Mỹ và Trung Quốc. Thay vào đó, nó sẽ đòi hỏi sự phối hợp cao độ giữa Tokyo và Bắc Kinh, và như vậy sẽ cải thiện mối quan hệ song phương.

Thứ hai, chính sách và hành vi của ông Trump cho đến nay cho thấy sự không chắc chắn về vai trò của Mỹ trong tương lai ở Châu Á và các cam kết về an ninh, kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực. Funabashi và Dempsey giải thích rằng: "Tokyo đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về một chính sách đối ngoại rõ ràng, không có ưu tiên cho Hoa Kỳ. Trong trường hợp tái điều chỉnh các chính sách như thế này, không có mối quan tâm nào quan trọng bằng việc ổn định quan hệ với Trung Quốc.”

Sẽ là quá sớm để nói liệu Tokyo có tiếp tục chính sách đối ngoại của mình hay không. Nhưng Nhật Bản dự tính sự vắng mặt của Mỹ ở châu Á sẽ là bước đi quan trọng nhất trong khu vực kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Những thách thức quan trọng quanh mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản

Funabashi và Dempsey nói rõ rằng có những thách thức quan trọng vẫn phải đối mặt quanh mối quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản.

Thứ nhất, đề nghị của ông Abe về hợp tác với BRI vẫn còn ở mức “dự kiến, không chính thức". Sự cam kết của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào việc cơ sở hạ tầng được tài trợ thông qua BRI, mua sắm thông qua các quy trình minh bạch và công bằng, có khả năng kinh tế và không gây tổn hại đến tài chính của các khoản nợ quốc gia. Nhật Bản sẽ xem xét liệu những tầm nhìn kinh tế đang được theo đuổi bởi Tokyo và Bắc Kinh có tương thích lẫn nhau hay không.

Thứ hai, mặc dù sự hợp tác Trung-Nhật về các vấn đề kinh tế là một điểm khởi đầu quan trọng nhưng vẫn chưa rõ liệu hợp tác kinh tế có thể biến thành một sự hợp tác giữa an ninh song phương và khu vực trong tình hình căng thẳng hay không. Thái độ an ninh của Nhật Bản được đặt ưu tiên hàng đầu trên cơ sở nền móng của Mỹ ở Châu Á, và điều này giải thích rất nhiều sự khó chịu của Trung Quốc đối với việc hiện đại hóa quân sự của Nhật Bản. Hai nước đang phải đối mặt với các tranh chấp lãnh hải chưa được giải quyết, đồng thời Nhật Bản cũng quan tâm sâu sắc về hành vi của Trung Quốc trên biển Đông. Bản chất của thỏa thuận Hoa Kỳ-Trung Quốc đối với Triều Tiên sẽ có ý nghĩa lớn đối với Nhật Bản. Như Funabashi và Dempsey lập luận: "Nếu hợp tác đổ vỡ sẽ làm tăng khả năng xung đột quân sự và có thể làm phức tạp thêm quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản”.

Cuối cùng, sự hợp tác giữa chính phủ hay doanh nghiệp thông qua BRI không có khả năng biến đổi phong trào chống Nhật và chống Trung Quốc tiêu cực trong các tầng lớp nhân dân hai nước. Funabashi và Dempsey cho rằng việc hòa giải giữa Trung Quốc và Nhật Bản đòi hỏi phải có "một quá trình dài lâu để có sự liên kết chiến lược và thỏa hiệp, chứ không phải chỉ là chơi trò chơi bất hợp pháp một cách thiếu cơ sở”.

Bất chấp những thách thức to lớn này, quyết định của ông Abe về cam kết với BRI là một bước ngoặt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự không chắc chắn về vai trò của Hoa Kỳ ở Châu Á đang thúc đẩy các cuộc tái phân tích chiến lược cơ bản trong khu vực.

Nguồn: Eastasiaforum – TN

Từ khóa: Nhật Bản, mở đường, hợp tác, sáng kiến, ​​vành đai và con đường, Trung Quốc

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412940
Go to top