Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnCông nghệ Blockchain có thể đưa thương mại châu Á qua cơn khủng hoảng lòng tin

Công nghệ Blockchain có thể đưa thương mại châu Á qua cơn khủng hoảng lòng tin

Blockchain

Sử dụng công nghệ sổ cái chống gian lận có thể thúc đẩy các giao dịch và hoạt động.

Nhiều cuộc thảo luận đã tập trung vào việc sử dụng blockchain (công nghệ đã được sử dụng cho loại tiền tệ kỹ thuật số Bitcoin) như là một công cụ để cải thiện tính minh bạch và hiệu quả trong các dịch vụ tài chính. Tuy nhiên tiềm năng lớn nhất của nó là cung cấp một yếu tố then chốt làm cơ sở cho tất cả các giao dịch kinh tế: đó là sự tin tưởng.

Một cách cơ bản nhất, blockchain là một sổ cái kỹ thuật số của các giao dịch được ghi lại qua mạng của những người tham gia vào chuỗi chống gian lận mà bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy. Nếu tất cả các loại thông tin về tài chính, pháp lý và sản phẩm có thể được bảo vệ để chống lại sự thao túng hoặc giả mạo, điều này sẽ cung cấp mức độ tin tưởng chưa từng có và cho phép hoạt động kinh tế phát triển hơn.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã dự đoán rằng đến năm 2027, khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu sẽ được lưu trữ bằng blockchain. Cả ngành công nghiệp truyền thống và kỹ thuật số đều sẽ được hưởng lợi.

Tháng 9/2016, Barclays, nhà cho vay của Anh, đã thông báo thỏa thuận tài chính thương mại dựa trên blockchain đầu tiên, nó đã bảo lãnh cho thỏa thuận thương mại về phomai và bơ trị giá 100.000 USD. Năm ngoái, Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia và Wells Fargo của Mỹ đã sử dụng blockchain để tự động chuyển quyền sở hữu và thanh toán cho 88 kiện bông được vận chuyển từ Houston đến Thanh Đảo, Trung Quốc.

Trong bối cảnh nền kinh tế chia sẻ thông tin đang phát triển, Goldman Sachs ước tính rằng việc lưu trữ an toàn các “thông tin về xã hội và sự tin cậy” vào blockchain có thể đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống nhà nghỉ ngang hàng như Airbnb, đến năm 2020 có tiềm năng tạo ra các cơ hội tăng doanh thu từ 3 đến 9 tỷ USD.

Quá trình suy xét lại

Tại thời điểm toàn cầu hóa đang thoái trào, minh chứng là sự sụp đổ rõ ràng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Vòng đàm phán Doha của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), blockchain có thể vớt vát phần nào sự thiếu hụt lòng tin. Châu Á, trung tâm năng động của nền kinh tế thế giới, là nơi hoàn hảo để blockchain khơi dậy thương mại toàn cầu.

Các nền kinh tế mới nổi của Đông Á hiện chiếm tới một phần tư tổng thương mại và 21% GDP toàn cầu. Mặc dù xu hướng chống toàn cầu hóa đang gia tăng, hội nhập khu vực vẫn có chiều hướng phát triển mạnh mẽ hơn. Tính đến tháng 02/2016, có đến 133 Hiệp định thương mại tự do ở Đông Á. Do sự lu mờ của TPP, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực do Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á thúc đẩy, hiện nay là Hiệp định dẫn đầu cho thương mại tự do toàn cầu. Sáng kiến “Một Vành đai – Một Con đường” của Trung Quốc dự kiến gồm hơn 60 quốc gia tham gia, hứa hẹn sẽ làm sống lại các mối liên kết thương mại giữa châu Á và châu Âu.

Tất cả những nỗ lực này cho chúng ta nhiều cơ hội để suy nghĩ lại về các hệ thống và các quy trình làm cơ sở củng cố các dòng chảy thương mại. Một trong những trở ngại lớn nhất đối với thương mại trong khu vực châu Á là mức độ tin cậy thấp trong cả chế độ thương mại và chính trị. Điều này khiến các doanh nghiệp không thích rủi ro sẽ có xu hướng duy trì chuỗi cung ứng với các đối tác cũ. Các mối quan hệ kinh doanh mới sẽ chậm được thiết lập và thường dựa trên quan hệ gia đình hoặc do được giới thiệu bởi các bên tin cậy.

Một hệ thống blockchain đáng tin cậy và chống được gian lận, dĩ nhiên sẽ cho phép ngay cả những bên ít tin cậy nhất được thoải mái tiến hành kinh doanh. Trường hợp điển hình là sự phổ biến của hàng nhái trong chuỗi cung ứng sản xuất. Hiệp hội Các nhà cung cấp Phụ tùng ôtô đã ước tính rằng ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất khoảng 12 tỷ USD hàng năm do hậu quả của việc làm giả các bộ phận. Một phần lớn các bộ phận giả mạo được báo cáo là đến từ Trung Quốc.

Frost & Sullivan, một công ty chuyên về nghiên cứu và tư vấn đã đề nghị các nhà sản xuất trang thiết bị ô tô áp dụng lợi ích của công nghệ blockchain để kiểm tra sự sẵn sàng và khả năng mở rộng thời gian thực. Frost & Sullivan dự đoán rằng đến năm 2025, tỷ lệ thâm nhập của blockchain trong các khu chức năng như hậu cần chuỗi cung ứng và sản xuất thông minh sẽ là trên 37%.

Nhận thấy tiềm năng của công nghệ mới

Tin tốt lành là châu Á đang nhận ra tiềm năng của công nghệ mới. Các trung tâm tài chính đã giới thiệu các chương trình ươm tạo khác nhau, các khuôn khổ quy định và ưu đãi về thuế nhằm thúc đẩy đổi mới. Với việc đầu tư vào công nghệ tài chính ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng từ 5,2 tỷ USD vào năm 2015 lên 11,2 tỷ USD vào năm 2016 và lần đầu tiên vượt qua Bắc Mỹ, thì việc thử nghiệm blockchain đang nổi lên mạnh mẽ.

Tháng 8/2016, Cơ quan phát triển Infocommore của Singapore đã hợp tác với Ngân hàng America và HSBC đưa ra một ứng dụng blockchain nhằm cải thiện quy trình giao dịch thư tín của các ngân hàng, nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Tháng 3/2017, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông đã công bố một nền tảng tài chính thương mại dựa trên công nghệ blockchain với công ty kế toán Deloitte và 5 ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thông báo việc mong muốn các ngân hàng chấp nhận blockchain để giúp chống gian lận kinh doanh về giao dịch tài chính thương mại giả mạo. Theo một cuộc điều tra vào năm 2016, 86% các nhà điều hành Trung Quốc cho biết họ đã gặp phải gian lận cao hơn so với mức trung bình toàn cầu.

Sự phát triển của blockchain không phải là không có những thách thức của nó. Các ngành công nghiệp khác nhau trong toàn bộ chuỗi cung ứng cần phải chấp nhận công nghệ mới và hợp tác chặt chẽ với nhau. Blockchain vượt qua ranh giới quốc gia một cách tự nhiên, vì vậy sự hợp tác xuyên biên giới giữa các cơ quan quản lý là rất quan trọng. Các tiêu chuẩn quốc tế mới là cần thiết để hỗ trợ triển khai công nghệ blockchain. Quan trọng hơn, dữ liệu số là cốt lõi để triển khai blockchain. Châu Á cần các định mức và các giao thức để đảm bảo luồng dữ liệu tự do và đối mặt với các thách thức của chủ quyền dữ liệu và chủ nghĩa bảo hộ kỹ thuật số.

Những nhà hoạch định chính sách muốn thúc đẩy nền kinh tế của họ sẽ nhớ lại tầm nhìn của nhà kinh tế học Adam Smith về tiến bộ của nhân loại: sự tin tưởng đóng một vai trò trung tâm trong việc làm cho tiến trình đó xảy ra. Bối cảnh địa chính trị của châu Á lạ đời ở chỗ những quốc gia này đang mong muốn hợp tác thương mại với nhau, tuy nhiên mức độ tin tưởng giữa họ lại thấp hơn mức cần thiết. Đưa ra các điều kiện đúng đắn sẽ đảm bảo rằng Châu Á có thể nhận thức đầy đủ tiềm năng của Blockchain, như một công nghệ của lòng tin tưởng, để thúc đẩy các dòng thương mại và tăng trưởng kinh tế.

Nguồn: asia.nikkei.com-HY

Dịch giả: Ngọc Thành

Từ khóa: công nghệ, Blockchain, thương mại châu Á, cơn khủng hoảng, lòng tin

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412326
Go to top