Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnSự lãnh đạo của Hoa Kỳ tác động đến thương mại toàn cầu như thế nào?

Sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tác động đến thương mại toàn cầu như thế nào?

donald-trump-trade-pact

Nhiều hiệp định thương mại trên thế giới có thể sẽ không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Nhiều cuộc trao đổi đã diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 để bàn về chính sách bảo hộ thương mại của Donald Trump và vai trò lãnh đạo đang dần bị mất đi của Hoa Kỳ. Điều này có ý nghĩa gì cho tương lai của thương mại toàn cầu?

Câu trả lời phần lớn nằm ở chính nền thương mại thế giới và ở các quốc gia giữ vai trò thiết lập quy tắc thương mại toàn cầu. Chúng ta đã nhìn thấy tín hiệu khởi sắc khi EU và Nhật Bản đạt được một “thỏa thuận chính trị” chung.

Chính quyền Trump chủ yếu quan tâm đến những hiệp định thương mại đã tồn tại hơn là tìm kiếm một hiệp định thương mại mới. Nói cách khác, trong tương lai chúng ta sẽ nhìn thấy những hiệp định thương mại không có sự tham gia của Hoa Kỳ. Điển hình, Trung Quốc muốn hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 10 nước thành viên ASEAN và các nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản vào cuối năm 2017. Tuần trước, New Zealand đã công bố kế hoạch đàm phán một hiệp định thương mại với 4 thành viên liên minh Thái Bình Dương - khối thương mại tự do tiên tiến nhất khu vực Mỹ Latinh. Một hiệp định giữa EU và Canada sẽ có hiệu lực tạm thời vào tháng 9. Trong khi đó, EU đang thúc đẩy các hiệp định mới với Australia và Mercosur, một khối thương mại bao gồm Argentina và Brazil, cũng như tiếp tục phát triển một hiệp định sẵn có với Mexico.

Chính quyền của Trump cũng có các kế hoạch riêng. Ông Trump hoan nghênh một thỏa thuận thương mại với Anh ngay khi Anh rời khỏi EU. Các quan chức chính quyền cũng đang thúc đẩy thỏa thuận với Tokyo sau khi ông Trump quyết định rời khỏi TPP, mặc dù các quan chức Nhật Bản vẫn chưa vội vã đề cập vấn đề trên.

Thỏa thuận thương mại giữa EU – Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nói với các nhà lãnh đạo G20 rằng hiệp định EU - Nhật Bản “sẽ là mô hình trật tự kinh tế thế kỷ 21”. Về cơ bản, Nhật Bản đã đồng ý cắt giảm rào cản đối với các sản phẩm nông nghiệp của EU như phô mai và rượu vang để đổi lấy việc EU loại bỏ 10% thuế suất đối với ôtô chở khách được nhập khẩu từ Nhật Bản trong vòng 7 năm.

Tokyo cũng đã đồng ý hạ thấp nhiều rào cản phi thuế quan và tạo điều kiện cho xe hơi nhập khẩu từ châu Âu có thể tiêu thụ tại Nhật Bản. Nếu tất cả theo kế hoạch, người tiêu dùng Nhật Bản sẽ mua nhiều xe hơi thương hiệu BMW, còn người châu Âu sẽ mua nhiều xe hơi thương hiệu Toyota.

Kế hoạch này cũng giúp tăng cường các quy định của Châu Âu, Nhật Bản và thúc đẩy các tiêu chuẩn khác trong nền kinh tế toàn cầu.

Những vấn đề mà FTA EU-Nhật Bản chưa giải quyết

Tuy nhiên có hai lĩnh vực vẫn chưa được giải quyết. Thứ nhất là vấn đề bảo hộ đầu tư. Nhiều hiệp định đầu tư quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài, chính vì thế, điều này gây ra phản ứng dữ dội nhằm chống lại phán quyết theo hình thức không công khai của trọng tài. Vì vậy, Ủy ban châu Âu đã quyết định đi theo con đường mới và thúc đẩy việc thành lập một tòa án đầu tư quốc tế.

Nhật Bản chưa tham gia và vẫn chưa rõ khi nào Nhật Bản sẽ tham gia (Canada không chấp nhận ý tưởng này trong một thỏa thuận gần đây với EU). Tuy nhiên, nếu Tokyo nhất trí, điều này sẽ tạo dấu ấn quan trọng cho bất cứ một thỏa thuận thương mại nào của EU trong tương lai, bao gồm cả với Hoa Kỳ và sẽ là điềm báo kết thúc hệ thống mà các tập đoàn kinh doanh toàn cầu đang theo đuổi trong nhiều thập kỷ qua.

Thứ hai liên quan đến vấn đề bảo vệ dữ liệu. Dữ liệu đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và làm cho nền kinh tế của thế kỷ 21 trở nên thuận lợi hơn. Tất cả thông tin đều được đưa vào điện thoại thông minh thông qua mạng Internet. Dữ liệu cũng mang lại hình thức vận chuyển mới.

Đảm bảo dữ liệu được tự do lưu chuyển là một vấn đề cần được điều chỉnh trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Ngăn chặn luồng dữ liệu xuyên biên giới, không chỉ đơn giản là ngăn chặn thông tin mà còn ngăn chặn các sản phẩm công nghiệp trong tương lai.

EU và Nhật Bản sẽ tập trung vào việc tự do hóa thông tin và gọi đó là “nguyên tắc căn bản”. EU và Nhật Bản cũng chú trọng đến bảo mật thông tin cá nhân, tôn trọng sự riêng tư và khả năng xuất hiện những rào cản thương mại kỹ thuật số tiềm ẩn.

Điều đó trái ngược với các quy định về tự do hóa lưu chuyển thông tin, dữ liệu mà Nhật Bản đồng ý với Hoa Kỳ trong suốt các cuộc đàm phán hiệp định TPP. Điều này đã dẫn đến một cái nhìn khác về tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Sự dẫn dắt, lãnh đạo mang đến những đặc quyền, đánh mất nó sẽ gây ra hậu quả. Bất kỳ ngành kinh doanh nào phụ thuộc vào Hoa Kỳ cần học hỏi kinh nghiệm từ những vấn đề trên.

Nguồn: ft.com – XM

Từ khóa: sự lãnh đạo, Hoa Kỳ, tác động, thương mại toàn cầu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007413324
Go to top