Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNắm bắt cơ hội đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam

Nắm bắt cơ hội đầu tư trong ngành dệt may Việt Nam

14.08-04

Ngành dệt may một trong những lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam, đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu trong nhóm những nhóm hàng giao thương của đất nước hình chữ S. Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu may mặc chiếm 16% tổng GDP. Trong vòng 5 năm qua, ngành này cũng chứng kiến mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 17%.

Năm 2019, theo Tổng cục thống kê, ngành may mặc Việt thu được 39 tỷ USD giá trị xuất khẩu, với mức tăng hàng năm là 8.3%. Lĩnh vực gia công may chiếm phần lớn giá trị ngoại thương toàn ngành, chiếm 70%. Những tiêu chí ảnh thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực may mặc tại đất nước hình chữ S đó là giá nhân công rẻ và tăng trưởng xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Khái quát chung về ngành công nghiệp: gồm 3 cấu phần

Ngành dệt may Việt Nam gồm 3 cấu phần: cấu phần nguồn (sản xuất sợi), cấu phần trung gian (sản xuất vải, và nhuộm), cấu phần hoàn thành (gia công may mặc)

Cấu phần nguồn chỉ có thể sản xuất sợi và vải với chất lượng thấp do vậy không thể xuất khẩu. Cấu phần hoàn thành chiếm đến 70% giá trị toàn ngành dệt may Việt Nam, trong đó cắt-may (CMT) là hoạt động chính. Năm 2019, hoạt động cắt may chiếm 65% giá trị xuất khẩu, trong khi đó những lĩnh vực nâng cao như sản xuất máy móc ngành may (OEM) và thiết kế (ODM) chỉ chiếm 35%.

Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm may mặc có xuất xứ Việt Nam. Mặc dù đất nước hơn 90 triệu dân có tiềm năng lớn về trồng và sản xuất sợi bông; ngành sợi Việt Nam vẫn phải nhập phần lớn vải cotton. Năm 2019, đất nước hình chữ S nhập hơn 89% nhu cầu vải, trong đó 55% đến từ Trung Quốc, 16% từ Hàn Quốc, 12% từ Đài Loan, và 6% từ Nhật Bản.

Các nhân tố quyết định tăng trưởng – tiếp cận thị trường dễ dàng và chi phí lao động thấp

Thị trường xuất khẩu rộng mở thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng sự phát triển của công nghệ là những nhân tố thúc đẩy phát triển ngành dệt may. Các Hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương tiếp tục mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam tiếp cận những thị thị trường mới, đồng thời hạn chế tác động từ làn sóng chủ nghĩa bảo hộ giao thương. Với việc nhiều FTA như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, hàng loạt thị trường tiêu thụ mới xuất hiện sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cũng như tạo động lực để cộng đồng doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng công nghiệp, qua đó họ có thể tận dụng được lợi thế về thuế quan ưu đãi và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.

Hơn thế, hoạt động dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam do lợi thế chi phí lao động cùng sự phát triển của đội ngũ nhân công lành nghề tại đất nước hình chữ S cũng sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp dệt may.

Nhìn về tương lai, thị trường xuất khẩu mở rộng chưa phải là yếu quan trọng nhất để tạo ra tăng trưởng; các doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào công nghệ - đặc biệt là công nghệ 4.0 – nhằm tăng nâng cao năng suất, chất lượng, qua đó đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD), trong 11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam đã thu hút 184 dự án đầu tư vào ngành dệt may với tổng số vốn 1.55 tỷ USD. Các nhà đầu tư lớn nhất đến từ Hong Kong (447 triệu USD), Singapore (370 triệu USD), Trung Quốc (270 triệu USD), và Hàn Quốc (165 triệu USD).

Nhờ vào chính sách ưu đãi và vị trí địa lý gần những trung tâm kinh tế lớn tại miền Trung và miền Nam, năm 2019, nhiều địa phương thu hút được vốn lớn, cụ thể: Tây Ninh (464 triệu USD, 16 dự án), Quảng Nam (107 triệu USD, 10 dự án), Nghệ An (210 triệu USD, 3 dự án), và Thừa Thiên Huế (213 triệu USD, 2 dự án).

Các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 70% giá trị xuất khẩu dệt may trong năm 2019. Trong thời gian gần đây, đầu tư từ nước ngoài đã chuyển từ hoạt động gia công may sang những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn như sản xuất vải và nhuộm. Cụ thể, giai đoạn 2019, hơn 80% lượng vốn đầu tư vào dệt may tập trung vào những dự án về sản xuất vải và nguyên liệu thô..

Bên cạnh nguồn vốn, các doanh nghiệp nước ngoài đã tạo ra sức ép cạnh tranh và lợi ích bao trùm – qua đó khuyến khích sáng tạo và sự phát triển của các công ty nội địa đồng thời tăng cường năng lực của toàn ngành công nghiệp trong suốt 3 thập niên qua.

COVID-19 và ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Với chuỗi cung ứng dựa nhiều vào một số đối tác thương mại quan trọng, Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành dệt may bị tác động mạnh bởi dịch COVID-19.

Từ tháng 1/2020, việc ngành sản xuất cung ứng dệt may tại Trung Quốc tạm dừng họat động đã dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhu cầu từ Hoa Kỳ và EU giảm là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hủy đơn hàng, doanh thu doanh nghiệp giảm và mất việc làm.

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may trong 4 tháng đầu năm giảm 6.6%, xuống còn 10.64 tỷ USD. Cùng thời điểm, giá trị nhập khẩu của toàn ngành là 6.39 tỷ USD, giảm 8.67% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sợi, quần áo và sản phẩm dệt may khác giảm từ 6% đến 22% trong 4 tháng đầu năm 2020, so với cùng thời điểm năm ngoái.

Cũng theo VITAS, 80% doanh nghiệp dệt may bắt đầu giảm thời gian làm việc của công nhân từ tháng 3/2020. Tháng 6/2020, tổng thiệt hại toàn ngành là khoảng 508 triệu USD.

Mặc dù nhiều thiệt hại nghiêm trọng, đây chỉ là những hạn chế tạm thời, phản ứng nhanh chóng của ngành dệt may cùng các chính sách hỗ trợ của chính phủ sẽ là những nhân tố khiến cộng đồng nhà đầu tư có cái nhìn tích cực về tương lai của toàn ngành khi đại dịch qua đi.

Triển vọng lạc quan về sự phục hồi sau đại dịch của ngành

Phản ứng của toàn ngành: Chuyển sản xuất từ quần áo thông thường sang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE)

Nhiều nhà sản xuất hàng may mặc trong nước đã chuyển sang sản xuất khẩu trang như một giải pháp để đối phó với tình trạng đơn hàng bị đình trệ và tận dụng cơ hội từ nhu cầu tăng cao ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Tính đến hết tháng 4/2020, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 415 triệu khẩu trang. Theo Bộ Công Thương, các nhà sản xuất trong nước đã sản xuất 40 triệu khẩu trang mỗi ngày, tương đương khoảng 1,2 tỷ chiếc mỗi tháng. Với công suất tối đa, toàn bộ ngành dệt may có thể sản xuất 100 triệu khẩu trang mỗi ngày, tương đương khoảng 3 tỷ chiếc mỗi tháng.

Chính sách hỗ trợ của chính phủ

Trước đại dịch, chính phủ đã tập trung hỗ trợ ngành dệt may bằng cách mở rộng các khu công nghiệp dành cho ngành hàng này, đồng thời kích thích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Theo kế hoạch, đóng góp của các ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế biến và chế tạo của các địa phương sẽ lên đến 18% vào cuối năm 2020. Chính quyền tỉnh, thành phố cũng được khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ và đổi mới.

Để giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng đã đề xuất gia hạn danh mục miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu.

Nhìn về phía trước

Mặc dù ngành dệt may bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch, nhưng về tổng thể, dựa trên phản ứng của ngành và các chính sách hỗ trợ của chính phủ, lĩnh vực dệt may vẫn có triển vọng lạc quan về khả năng phục hồi nhanh và mạnh,

Theo chương trình xúc tiến của Bộ Công Thương, sau đại dịch, Việt Nam sẽ tập trung vào việc nâng cao chuỗi giá trị và xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia có tính cạnh tranh và chất lượng. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đa dạng hóa các đối tác thương mại và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô để tận dụng tối đa các FTA, chẳng hạn như EVFTA, với các điều kiện xuất xứ nghiêm ngặt.

Nguồn: Vietnam Briefing

Từ khóa: Dệt may, COVID-19, đầu tư nước ngoài, thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386838
Go to top