Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNhật Bản trợ cấp cho doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Đông Nam Á hưởng lợi

Nhật Bản trợ cấp cho doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, Đông Nam Á hưởng lợi

13.08-13

Sự thúc đẩy âm thầm của Nhật Bản nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng của mình trong kỉ nguyên Covid-19 có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia Đông Nam Á, các nước đang hưởng lợi từ làn sóng phản đối Trung Quốc.

Chính phủ Nhật Bản sẽ chi khoảng 12 tỉ yên (114 triệu USD) cho 30 công ty để đẩy mạnh sản xuất tại Đông Nam Á. Đây là đợt đầu tiên trong chương trình trị giá hàng tỉ USD nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng sau sự bùng phát của virus corona chủng mới và sau khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi.

Nhật Bản muốn cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào, và khoản trợ cấp này góp phần đẩy mạnh thêm xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước láng giềng có chi phí rẻ hơn như Việt Nam hoặc Thái Lan.

Fujikin Inc., công ty sản xuất các bộ phận sử dụng trong sản xuất chất bán dẫn, nằm trong số các công ty được hưởng lợi từ ưu đãi trên. Nhà sản xuất có trụ sở tại Osaka này sẽ nhận được khoản trợ cấp có giá trị tương đương 2/3 chi phí dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sang Việt Nam.

Chủ tịch công ty, Shinya Nojima cho biết “Chúng tôi đã suy nghĩ về việc đẩy mạnh sản xuất tại Việt Nam trước khi khoản trợ cấp được công bố và khoản trợ cấp này đến thật đúng lúc”

Khi dịch bệnh làm cho các nhà cung cấp của Fujikin tại Trung Quốc đóng cửa vào đầu năm nay, khách hàng của Fujikin đã rất lo lắng về các lô hàng linh kiện. “Khách hàng hỏi chúng tôi: Liệu các hoạt động mua hàng tại Trung Quốc có đang diễn ra không? Và chúng tôi có thể đáp ứng kỳ hạn giao hàng?” Nojima cho biết hôm 10/8.

Suy nghĩ lại về Trung Quốc

Sự bùng phát của virus corona chủng mới, kéo theo các lệnh đóng cửa, đã buộc doanh nghiệp và quan chức chính phủ trên toàn thế giới phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của mình để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nơi được xem như là nguồn cung đầu vào cho sản xuất.

Nhật Bản đã từng đóng vai trò quan trọng tại Đông Nam Á, khu vực có những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trước khi đại dịch ập đến với một lực lượng dân số trẻ tăng nhanh. Đầu tư của Nhật Bản vào 5 nền kinh tế trong khu vực gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã tăng gần gấp đôi so với tốc độ đầu tư vào Trung Quốc trong thập kỉ qua.

Phần lớn các khoản đầu tư của Nhật Bản là về phát triển cơ sở hạ tầng, và các công ty Nhật Bản phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc trong các gói thầu xây dựng đường sắt và bệnh viện tại các nước như Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những lo ngại về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc tại Đông Nam Á đã làm cho mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực càng bền chặt hơn.

Theo khảo sát hàng năm của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore công bố vào tháng 1 năm nay, các quốc gia Đông Nam Á xem Nhật Bản là cường quốc đáng tin cậy nhất. Trong số 1.308 người được khảo sát trong 5 lĩnh vực chuyên môn, có đến 61,2% cho biết họ tin tưởng Nhật Bản sẽ “làm điều đúng” trong các gói thầu cung cấp hàng hóa công.

Niềm tin này ở cả hai hướng, với việc Nhật Bản đầu tư ròng 139 tỉ USD vào Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines trong thập kỉ qua.

“Thậm chí trước khi đại dịch virus corona và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu,” theo Satoshi Kitashima, phó giám đốc Tổ chức Ngoại Thương Nhật Bản cho biết.

Trong những năm qua, Việt Nam nổi lên là nơi yêu thích của nhiều nhà sản xuất nhờ chi phí nhân công rẻ và giá điện tương đối thấp, có vị trị địa lý gần với Trung Quốc và tính cởi mở đối với đầu tư nước ngoài. Ông Kitajima, người đã dành 9 năm ở Việt Nam để hỗ trợ kinh doanh giữa hai nước, cho biết đã có những chuyển biến rõ ràng trong đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam kể từ khi đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào hơn mười năm trước.

Bùng nổ tại Việt Nam

Chủ tịch Fujikin là Nojima cho biết, mức lương của Việt Nam chỉ bằng 1/10 Nhật Bản và thấp hơn Trung Quốc, trong khi đó, Kitajima cho biết nhiều công ty hiện đang di chuyển đến Việt Nam với mục tiêu tập trung vào thị trường nội địa trẻ và đang phát triển nhanh chóng tại đây.

Các nhà đầu tư cũng đánh giá cao Việt Nam về ổn định chính trị và khả năng kiểm soát dịch Covid-19, mặc dù số ca mắc mới ở Việt Nam tăng trở lại trong thời gian gần đây.

Trong số 30 công ty nhận được trợ cấp của chính phủ Nhật Bản để mở rộng sản xuất ra nước ngoài nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng, một nửa trong số này đã sử dụng nguồn tiền đó tại Việt Nam.

Phần lớn trong số 30 công ty được chọn trong đợt đầu tiên của chương trình trợ cấp là đẩy mạnh sản xuất vật tư y tế, trong đó bao gồm nhà sản xuất quần áo Showa International Co.

Doanh nghiệp có trụ sở tại Tokyo đã sản xuất quần áo tại Việt Nam trong 25 năm qua, tuy nhiên đại dịch đã khiến họ đẩy mạnh sản xuất áo choàng y tế và khẩu trang. Kazuo Nishizawa, người đứng đầu công ty cho biết họ có thể sản xuất tới 150.000 chiếc áo choàng mỗi tháng.

Hiện vẫn còn sự thiếu hụt lớn áo choàng và khẩu trang. Với nhu cầu tăng cao trên toàn thế giới, chúng tôi có nhiệm vụ trước tiên là cung cấp nguồn cung ổn định cho Nhật Bản, ông nói.

Trong đợt đầu tiên của chương trình trợ cấp mới, 57 công ty chia sẻ 57,4 tỉ yên để đẩy mạnh sản xuất tại Nhật Bản, trong khi đó 30 công ty chia sẻ khoảng 12 tỉ yên để gia tăng sản xuất tại các quốc gia khác. Con số còn lại khoảng 174 tỉ yên để các công ty đăng kí trong các đợt tiếp theo.

Đầu tư tại Indonesia

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là nước đông dân thứ 4 thế giới, cũng là nước được hưởng lợi từ việc gia tăng đầu tư của Nhật Bản, bao gồm mạng lưới đường sắt ngầm đầu tiên tại Jakarta.

Vào tháng 6, Indonesia thông báo có 7 công ty nước ngoài đã dịch chuyển các nhà máy từ Trung Quốc sang Indonesia với tổng giá trị đầu tư là 850 triệu USD. Ba trong số đó đến từ Nhật Bản, trong đó có tập đoàn điện tử Panasonic và nhà sản xuất phụ tùng ô tô Denso.

Theo Yuliot, phó chủ tịch Ban điều phối Đầu tư Indonsia, FDI từ Nhật Bản sẽ vẫn còn cao và thậm chí tăng thêm, đặc biệt khi giai đoạn 2 của hàng loạt dự án xây dựng giao thông ở thủ đô Jakarta sẽ sớm bắt đầu. Một lý do khác nữa khiến đầu tư của Nhật Bản vào Indonesia tăng chính là xu hướng dịch chuyển các nhà máy của Nhật Bản từ Trung Quốc sang Indonesia.

Về phía Nhật Bản, nước này đang đối mặt áp lực ngày càng lớn để đảm bảo chuỗi cung ứng.

Akira Amari, người thân tín của Thủ tướng Shinzo Abe và là quan chức cấp cao của đảng cầm quyền cho biết, trong quá khứ, các chuỗi cung ứng được xây dựng chỉ dựa trên góc độ hiệu quả kinh tế. Nhưng khi dịch corona nổ ra, lối tư duy đang dần thay đổi, đó là xây dựng chuỗi cung ứng còn phải dựa trên sự đa dạng hóa rủi ro từ quan điểm an ninh kinh tế quốc gia.

Nguồn: Japan Times

Từ khóa: Nhật Bản, trợ cấp, doanh nghiệp, giảm, phụ thuộc, Trung Quốc, Đông Nam Á, hưởng lợi

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402175
Go to top