Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCuộc đối đầu của các nước lớn đẩy Hàn Quốc và ASEAN sát lại gần nhau

Cuộc đối đầu của các nước lớn đẩy Hàn Quốc và ASEAN sát lại gần nhau

asean-korea

Trong phần lớn chiều dài lịch sử của mình, Hàn Quốc bị mắc kẹt trong các cuộc đối đầu giữa những nước lớn. Trung Quốc, Nhật, Nga và Mỹ đều góp phần hình thành nên tình hình địa chính trị hiện nay của Hàn Quốc. Hàn Quốc có thể vượt lên hoàn cảnh để đạt được thành tựu kinh tế như hiện nay là một việc ngoài sức tưởng tượng.

Cho đến hiện nay, Hàn Quốc vẫn tiếp tục vướng vào các cuộc tranh chấp với các nước lớn trong khu vực, cụ thể là Trung Quốc và Nhật Bản. Hận thù lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản bắt nguồn từ vấn đề bồi thường của Nhật Bản cho những lao động bị cưỡng bức của Hàn Quốc trong giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên. Còn quyết định của Hàn Quốc cho phép triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (TTAAD) cũng đã làm dấy lên lo ngại của Trung Quốc trong vấn đề an ninh quốc gia. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều đã thực thi các biện pháp trả đũa thương mại chống lại Hàn Quốc.

Trước tình hình trên, Hàn Quốc đã và đang tiến hành các bước đi nghiêm túc để tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại với các đối tác khác. Dưới thời Tổng thống Moon Jae-in, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Chính sách Hướng Nam mới (NSP) vào tháng 11/2017 – đây là một phần trong Chương trình ‘Cộng động Trách nhiệm Đông Bắc Á Cộng’. Chính sách NSP đặt tầm quan trọng của mối quan hệ Hàn Quốc - ASEAN lên ngang hàng với mối quan hệ Hàn Quốc - Mỹ, Trung Quốc, Nhật hay Nga.

Quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN còn khiêm tốn so với một số đối tác đối thoại khác của ASEAN, đặc biệt là Nhật và Trung Quốc. Mãi đến năm 1991, Hàn Quốc mới trở thành đối tác đối thoại toàn diện của ASEAN – ngược lại, Nhật Bản đã có được vinh dự này từ năm 1977. Nhưng dưới thời Tổng thống Moon, Hàn Quốc đang tiến hành nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực. Trong chuyến viếng thăm Thái Lan, Myanmar và Lào hồi tháng 9/2019, ông Moon đã ký một số thỏa thuận nổi bật, bao gồm gói viện trợ 1 tỷ USD cho Myanmar, hiệp định chia sẻ tin tức tình báo quân sự với Thái Lan, và một hiệp định đối tác kinh doanh với Lào.

Mặc dù hợp tác với ASEAN không phải là một ý tưởng mới, nhưng cách tiếp cận hiện nay của Hàn Quốc đã rất khác so với trước. Các đời tổng thống trước đây của nước này thông thường sẽ nhấn mạnh vào chính sách hợp tác với ASEAN từ đầu nhiệm kỳ - nhưng sau đó, nỗ lực này đã không kéo dài lâu, vì các vấn đề nổi cộm hơn như Bán đảo Triều Tiên và quan hệ của Hàn Quốc với các nước lớn khác đã khiến nước này xao nhãng chính sách liên quan đến ASEAN. Ví dụ, mặc dù nguyên tổng thống Lee Myung-bak đã mở màn để cân bằng chính sách ngoại giao của Hàn Quốc thông qua việc hợp tác với ASEAN trong “Sáng kiến châu Á mới”, thế nhưng, chính sách này vẫn chủ yếu tập trung vào một vài nước có tầm quan trọng địa chiến lược.

Không giống như người tiền nhiệm, đương kim tổng thống Moon đang không ngừng hợp tác với ASEAN. Việc thể chế hóa các cơ quan chính phủ như Ủy ban Tổng thống về Chính sách Hướng Nam mới thể hiện cam kết của Tổng thống đối với việc tăng cường hợp tác với ASEAN. Quan trọng hơn, Hàn Quốc tiếp tục đẩy mạnh mạng lưới nghiên cứu, giúp tạo thuận lợi cho các chính sách và sáng kiến bền vững trong khu vực. Mạng lưới này bao gồm Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc đã được thành lập và đi vào hoạt động, và các dự án kết nối con người chẳng hạn như Hội thảo Mạng lưới Thanh niên ASEAN-Hàn Quốc, Hội nghị Học thuật ASEAN-Hàn Quốc, và Hội đồng giáo sư ASEAN tại Hàn Quốc.

ASEAN là một cầu nối quan trọng để Hàn Quốc mở rộng sự hiện diện trên toàn bộ khu vực Đông Á. Nguyên tắc không can thiệp, không liên kết đã cho phép ASEAN tiếp tục hợp tác với cả Trung Quốc và Mỹ, bất chấp sự đối đầu của cả hai. Và các nước ASEAN đã đóng vai trò là hòa giải viên trung lập để thúc đẩy đối thoại, điển hình là việc Singapore và Việt Nam đứng ra chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Đối với Hàn Quốc, khắng khít với các nước ASEAN cũng giúp nước này tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với cách tiếp cận của mình trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai miền Nam Bắc. Mãi cho đến thập niên 1990, Bắc Triều Tiên vẫn còn thân thiết với ASEAN hơn Hàn Quốc. Một vài nước ASEAN vẫn còn duy trì các kênh đối thoại chính trị với Bắc Triều Tiên, hoặc thông qua quan hệ cấp nhà nước, hoặc thông qua các kênh khác, chẳng hạn như thương mại. Điều này là nhờ vào chính sách đề cao tính trung lập và bao trùm của ASEAN.

Cải thiện quan hệ với ASEAN cũng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc. Tranh chấp hiện nay của Hàn Quốc với Nhật và Trung Quốc đã làm nước này nhận ra rằng phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn là một việc làm nguy hiểm. Nền kinh tế đang tăng trưởng của Đông Nam Á cho thấy đây không chỉ là các thị trường thay thế, mà còn là một nguồn tiềm năng về tài nguyên và con người.

Mặc dù Hàn Quốc đã có quan hệ thương mại rất mạnh với một số nước ASEAN như Việt Nam, nhưng hoạt động thương mại và đầu tư của Hàn Quốc với các nước phát triển hơn trong khu vực như Singapore, Malaysia và Indonesia vẫn còn khiêm tốn. Các sáng kiến dưới thời Tổng thống Moon, như nỗ lực hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện với Indonesia, là nhằm tăng cường quan hệ thương mại song phương với các nước trong ASEAN nói riêng, và tăng cường quan hệ với toàn khối ASEAN nói chung.

Thậm chí là vậy, Hàn Quốc nên thận trọng khi triển khai chính sách Hướng Nam Mới của mình vì sự đa dạng bên trong ASEAN. Ví dụ, vụ việc chính phủ Myanmar đàn áp cộng đồng thiểu số Rohingya đã tạo ra sự bất mãn lớn giữa các nước thành viên ASEAN. Vì vậy, viện trợ của Hàn Quốc cho cộng đồng Rohingya, hay cho chính phủ Myanmar, cũng đều có thể kích hoạt làn sóng phản đối. ASEAN cũng cần xem xét tác động hai chiều của các sáng kiến như Hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự với Thái Lan, vì hiệp định này có thể bị xem là bệ phóng để tăng cường xuất khẩu vũ khí cho Thái Lan hơn là để thắt chặt hợp tác an ninh.

Tác giả: Nurliana Kamaruddin và Aaron Denison Deivasagayam, giảng viên cao cấp Viện Á-Âu, Đại học Malaya, Malaysia.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: ASEAN, Hàn Quốc, hợp tác.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386329
Go to top