Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnVòng đàm phán Doha và những thách thức đối với đàm phán thương mại đa phương

Vòng đàm phán Doha và những thách thức đối với đàm phán thương mại đa phương

OSAN-realestate

Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Hội nghị các Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali, Indonesia đã thống nhất đưa ra được những thỏa thuận đầu tiên sau 12 năm đàm phán dai dẳng.

Gói thỏa thuận Bali bao phủ bốn lĩnh vực bao quát nhất: tạo thuận lợi thương mại, nông nghiệp, bông và phát triển. Nếu không đạt được những tiến bộ ở Bali, thì nhiều ý kiến ​​cho thể chế thương mại đa phương có thể sẽ trở nên không phù hợp. Ví dụ, trước khi đến với hội nghị Bali, Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo đã phải rào đón rằng trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, thì coi như thế giới sẽ "đẩy" WTO vào một "tòa nhà trống" với những chiếc "ghế trống" (Kanth 2014). Bởi vậy, gói thỏa thuận Bali đã trở thành liều thuốc hồi sinh cho WTO. Sau hội nghị, các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự: Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ca ngợi thỏa thuận như là một liều thuốc giúp "trẻ hóa hệ thống thương mại đa phương", trong khi đó Chủ tịch Ủy ban EU Jose Manuel Barroso nói rằng "WTO đang hồi sinh và đổi mới". Tuy nhiên, các nhà phê bình về gói thỏa thuận Bali, và quá trình đàm phán gia nhập WTO nói chung, tỏ ra hoài nghi rằng các văn bản thỏa thuận về các vấn đề khó khăn, chẳng hạn như trợ cấp nông nghiệp, có làm cho thỏa thuận trở nên có ý nghĩa nhiều hơn trong tương lai hay không. Hơn nữa, nổi bật trong các thỏa thuận này là sự lỏng lẻo về ngôn ngữ. Bài viết này sẽ sử dụng các giả định về mặt lý thuyết, thực tế để phân tích những thách thức về cấu trúc mà các nhà đàm phán phải đối mặt tại WTO.

Đàm phán thương mại quốc tế

Người theo chủ nghĩa thực dụng xem các bất đồng quốc tế giữa các quốc gia là kết quả hợp lý của sự theo đuổi quyền lực (Waltz 1989, 40). Lý thuyết hợp lý cho rằng nhà nước đóng vai là công cụ hợp lý; họ tìm cách tối đa hóa lợi ích và hành động dựa trên cơ sở bài toán chi phí-lợi ích. Thương mại là một cơ hội để bảo đảm tài sản từ nước ngoài thông qua cán cân thương mại dương. Do đó, các cuộc đàm phán thương mại là một diễn đàn nhằm cố gắng có được các ưu đãi cạnh tranh vì lợi ích quốc gia chứ không phải là sự hợp tác và cùng có lợi. Bởi vậy, những người theo chủ nghĩa thực dụng có quan điểm xem thương mại quốc tế như là sự phân phối, một trò chơi tổng bằng không, nơi mà hạnh phúc của quốc gia này chính là sự mất mát của quốc gia khác. Trong hệ thống này, các quốc gia phải đi theo các chính sách thực dụng trong quan hệ kinh tế: có khả năng tự phục vụ và tối đa hóa sự giàu có và có được các quan hệ (Doyle 1997, 18). Nếu không làm như vậy, nhà nước đó sẽ bị đe dọa vì một sự tích lũy của cải vật chất không cân xứng của một nhà nước khác mà có thể  trở thành cơ sở cho quyền lực chính trị. Các quốc gia phải thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược quan trọng và thúc đẩy nền kinh tế trong nước, thậm chí là phải sử dụng đến các biện pháp bóp méo thương mại như trợ giá hoặc thuế. Những thực dụng cũng xem các hệ thống quốc tế như một khu rừng tự nhiên mà mỗi nhà nước là đối tượng bị đe dọa từ những nước khác và phải làm tất cả những gì cần thiết để tồn tại (Waltz 1989, 45). Quan hệ quốc tế giữa các quốc gia không giống quan hệ chính trị trong nước bởi vì không tồn tại một chính quyền trung ương quốc tế để điều chỉnh các hành động của các quốc gia tìm kiếm quyền lực. Hệ thống này được xem như vô chính phủ.Xung đột và sự bất lực của các quốc gia trong hợp tác quốc tế là một triệu chứng rõ ràng của tình trạng hỗn loạn. Tình trạng vô chính phủ còn đẩy các nước vào một trạng thái luôn luôn phải tự co mình và chỉ nghĩ đến lợi ích riêng. Các quốc gia quyền lực nhất tự xác định các luật chơi trong hợp tác kinh tế theo cách có lợi nhất cho mình. Các tổ chức quốc tế như WTO, chỉ là một thể chế gia tăng quyền lực của các quốc gia chi phối.

Hành vi Nhà nước trong đàm phán thương mại đa phương

Lý thuyết đàm phán có phân biệt giữa các cuộc đàm phán quốc tế phân phối và hội nhập: đàm phán phân phối là cố gắng để giải quyết xung đột lợi ích và lợi thế. Các chiến lược vị trí đặc trưng và khó mặc cả trong khi đàm phán tích hợp cố gắng tìm lợi ích chung hoặc bổ sung và giải quyết các vấn đề đối đầu giữa hai bên. Hầu hết các cuộc đàm phán quốc tế đều có đầy đủ các yếu tố đặc trưng của cả đàm phán phân phối và tích hợp. Tuy nhiên, trong một số vấn đề, chẳng hạn như xung đột về lợi ích một mất một còn, ít có khả năng đàm phán hội nhập và không có lợi cho sự hợp tác. Các cuộc đàm phán về các vấn đề kinh tế là ít có khả năng tạo ra những hành vi hội nhập bởi vì những vấn đề này vốn đã là phân phối hoặc là cuộc chiến được-mất trong tự nhiên: một bên thu thêm lợi từ sự mất mát nhiều hơn của bên kia. Như vậy, trong điều kiện này, các giả thuyết thực dụng cho rằng về bản chất các cuộc đàm phán quốc tế là các cuộc chơi tổng bằng không (zero-sum). Như vậy, theo như dự đoán, cuộc đàm phán trong Vòng đàm phán Doha có nhiều xung đột về chiến lược định vị, khó thương lượng giữa các quốc gia, nhưng không có nghĩa là không có cơ hội đem lại lợi ích cho nhau. Ví dụ, trong ngày thứ hai của cuộc hội đàm, Ấn Độ, thay mặt cho nhóm G33 - nhóm 46 nước có dân số nông nghiệp lớn –đã gây xôn xao khi tuyên bố chấp nhận mọi điều kiện thỏa thuận đối với các nước đang phát triển miễn là được phép tiếp tục chương trình trợ cấp lương thực của mình. Ấn Độ đang thực hiện một phương pháp tiếp cận vị trí hiệu quả và sử dụng chiến thuật cứng rắn. Thật vậy, với việc áp dụng quy tắc đồng thuận, các mối đe dọa lớn đến sự thành công của thỏa thuận là vấn đề phân chia lợi ích (Odell 2009, 625). Hơn nữa, do bản chất đoàn kết của G33, quy mô và sức mạnh tương đối của Ấn Độ trong cuộc đàm phán thương mại đã thể hiện rất rõ nét. Ấn Độ tìm cách giảm thiểu các tác động từ các hiệp định đa phương đối với chương trình an ninh lương thực của mình và xoa dịu các tổ chức, đảng phái trong nước, đặc biệt là trước cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Việc thương lượng căng thẳng đã diễn ra và kết quả là Ấn Độ được phép áp dụng tạm thời các biện pháp bóp méo thương mại của mình vì lợi ích của các ngành công nghiệp trong nước. Do đó, chính sách bảo hộ và chiến thuật phân phối đang và sẽ vẫn là vật cản trở sự tiến bộ trong WTO.

Thương mại quốc tế từ lâu đã thể hiện được vai trò góp phần tăng phúc lợi cho các nước liên quan. Lý thuyết về kinh tế cho rằng sự bóp méo thị trường là để tưởng thưởng cho các doanh nghiệp kém hiệu quả và chuyển các nguồn lực (lao động, vốn, vv) cho các quá trình sản xuất phi kinh tế mà đáng ra chúng sẽ được sử dụng cho sản xuất hàng hóa hiệu quả hơn. Trong ý nghĩa này, mặc dù nó có ảnh hưởng xấu đến một số ngành sản xuất trong nước nhất định, nhưng tự do thương mại là phương tiện tối ưu vì nó giúp tăng tổng  sản lượng chung. Các ngành công nghiệp trong nước có thể chuyên về các lĩnh vực mà họ có lợi thế so sánh quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thì các vòng đàm phán Doha đã chứng minh, các tiềm năng tạo ra lợi ích lẫn nhau đã được nhượng bộ đa phương một cách có ý nghĩa hoặc bằng các thỏa thuận cụ thể về các vấn đề gây tranh cãi. Rất nhiều quốc gia tiếp tục bảo vệ chính sách bảo hộ thương mại mạnh mẽ của mình. Ví dụ châu Âu sẽ tiếp tục bỏ ra khoảng 50 tỉ Euros mỗi năm cho đến năm 2020, để trợ cấp nông nghiệp –chiếm phần lớn nhất của ngân sách EU. Dù đã có suy giảm trợ về cấp nông nghiệp của EU trong những năm gần đây, các nước như Pháp tiếp tục bảo hộ ngành nông nghiệp của nước mình một cách mạnh mẽ trước sự đe dọa bởi cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong thực tế, thương mại nông nghiệp là nền tảng của sự bế tắc tại WTO và những bất đồng thương mại nói chung. Ví dụ, trong quá trình đàm phán Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) - tiền thân của WTO - đa số các tranh chấp thương mại liên qua đến nông nghiệp. Nhà kinh tế học Paul Krugman đã nói, các biện pháp của chủ nghĩa bảo hộ là "không có ý nghĩa trên mọi cấp độ ... nhưng lại có với thực tế chính sách". Do đó, mặc dù hiệp định thương mại với bản chất là tạo ra lợi ích cho nhau và đồng nhất với chiến lược hội nhập mở rộng, các quốc gia tiếp tục theo đuổi lợi nhuận tương đối thông qua việc sử dụng các chiến thuật đàm phán phân phối. Những điều kiện này dường như làm tăng khả năng đóng băng các cuộc đàm phán, đặc biệt là trong bối cảnh đa cực.

Đàm phán đa phương và những ảnh hưởng về sự không chắc chắn và phức tạp

Năm 1947, 23 quốc gia đã tham gia vào cuộc đàm phán thương mại đa phương đầu tiên trên thế giới. Trong năm 2013, Lào và Tajikistan gia nhập WTO. Một năm trước đó, Nga, Montenegro, Samoa và Vanuatu gia nhập WTO. Tính đến nay, đã có tổng cộng 159 thành viên WTO và chiếm 97% thương mại toàn cầu. Số lượng và tầm ảnh hưởng của các nhân tố phi nhà nước cũng đã tăng lên, chẳng hạn như các tập đoàn đa quốc gia, cộng đồng tri thức và các tổ chức phi chính phủ. Số lượng tuyệt đối của các bên tham gia tăng ở mức độ không chắc chắn và cũng phức tạp như khả năng xung đột lợi ích và vị thế. Nhiều quốc gia đang phát triển đã gia nhập WTO. Những nước này đưa đến WTO các cuộc tấn công và phòng thủ liên quan đến các mối quan tâm riêng của họ. Một số muốn được tiếp cận thị trường dệt may, nông nghiệp của các quốc gia giàu có, trong khi những nước khác lại muốn duy trì các rào cản thương mại đối với các ngành sản xuất và dịch vụ trong nước. Mặt khác, không có gì ngạc nhiên khi các nước phát triển lại muốn điều ngược lại. Thật vậy, đây chỉ là một "trò chơi theo quy tắc trọng thương, trong đó sự gia tăng xuất khẩu - sản xuất bằng mọi giá để nắm bắt được cơ hội dự tính trước –đó là một chiến thắng, và sự gia tăng nhập khẩu –không quan tâm đến nguồn lực cho người khác sử dụng khác - là một thất bại".

Các mối quan tâm ngược chiều trong vòng đàm phán Doha phản ánh sự thay đổi quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Nói chung, các nước đang phát triển dồi dào về lực lượng lao động phổ thông và nguyên liệu, trong khi các nước giàu dồi dào về vốn, các dịch vụ và các ngành công nghiệp nặng tiên tiến hơn. Kết quả là, các nền kinh tế khác nhau tạo ra khác biệt ưu đãi quốc gia trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Các vòng đàm phán vốn có nhiều điểm tương đồng - không chỉ các ưu tiên khía cạnh về kinh tế mà còn về khía cạnh văn hóa - giữa các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu. Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác sẽ gắn kết hơn, bởi vậy "không thể tránh khỏi tình trạng vòng đàm phán hiện tại và trong tương lai sẽ phức tạp và khó khăn hơn so với các cuộc đàm phán trong quá khứ". Trong thực tế, các vòng đàm phán thương mại đa phương trong vòng 70 năm, vòng đám phán sau luôn tốn nhiều thời gian hơn so với vòng trước, và rằng càng nhiều người tham gia đàm phán, thì càng khó có khả năng đạt được một thỏa thuận mà hài hòa lợi ích của tất cả các bên. Hơn nữa, nếu tăng số lượng của các bên tham gia thì sẽ giảm khả năng thống nhất được một thỏa thuận có lợi cho tất cả.Sau đó là bản chất vốn có của các cuộc đàm phán thương mại đó là có một bên chiến thắng và một bên kẻ thua hoặc không có thỏa thuận nào cả. Như vậy, các nước phải theo đuổi chiến thuật tự lực cánh sinh và xác định vị thế của mình trong các Vòng đàm phán Doha, như việc đưa ra quyết định các ngành chấp nhận tự do hóa, các ngành cần được bảo hộ có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể trong việc phân phối của cải. Những điều này làm cho việc đạt được thỏa thuận gặp nhiều thách thức hơn.

Sự gia tăng về số lượng các bên tham gia cũng làm tăng khối lượng thông tin, và điều này ngày càng trở nên khó khăn hơn để các nhà đàm phán xác định các giải pháp, cân nhắc lựa chọn hay nhượng bộ để đạt được thỏa thuận. Mặt khác, các mối tương tác ngày càng tăng giữa các vấn đề và mối liên kết giữa các quốc gia và các liên minh dẫn đến việc thu thập  dữ liệu và xử lý thông tin hệ của thống thương mại đa phương đã trở nên thách thức lớn hiện nay, đặc biệt là đối với các quốc gia yếu hơn, ít có nguồn lực thương lượng hơn (về số lượng nhân viên hoặc truy cập thông tin). Truyền thông trở nên khó khăn phức tạp hơn và nguy cơ xảy ra sự hiểu lầm gia tăng, đặc biệt là các khác biệt trong văn hóa và ngôn ngữ. Thậm chí các bên đơn giản là có thể mất phương hướng trước các thông tin quan trọng. Vì vậy, thay vì coi đàm phán là quá trình hội tụ tới một thỏa thuận, đàm phán đa phương cần đảm nhận thêm vai trò giải quyết các vấn đề gai góc phát sinh. Trong thời kỳ trước đàm phán tại hội nghị Bộ trưởng ở Bali,  tổng giám đốc Azevedo đã tìm cách bảo đảm sự thống nhất các lĩnh vực trọng tâm trước khi tiến hành hội nghị Bali. Tuy nhiên, mặc dù các cuộc đàm phán quan trọng đã diễn ra, các bên vẫn không đạt được sự đồng thuận, và để lại nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp cho hội nghị Bộ trưởng  Bali. Bối cảnh nhiều gai góc phát sinh phải giải quyết này đã không có lợi cho thỏa thuận khi mà các quốc gia ít có khả năng ủng hộ một thỏa thuận mà có nhiều biểu hiện không chắc chắn. Ngoài ra, trong điều kiện phức tạp và bất ổn tăng cao, các chính phủ có nhiều khả năng áp dụng những ý thức hệ hoặc các mục tiêu đơn giản nhưng cứng rắn. Nước nhỏ hơn rất dễ trở nên tiêu cực vì họ có nguồn lực hơn, chẳng hạn như nhân lực hoặc truy cập thông tin, để đơn giản hóa các điều kiện phức tạp và không chắc chắn. Đàm phán trên cơ sở hệ tư tưởng làm tăng khả năng tiêu cực và ít có lợi cho cách tiếp cận giải quyết vấn đề hội nhập.

Nguyên tác đồng thuận và quyền lực

Không có chỗ cho quan niệm thực dụng về quyền lực và ích kỷ trong các hành vi của các quốc gia tham gia quá trình đàm phán. Trong ý nghĩa này, các quốc gia mạnh có thể không luôn luôn thuyết phục các quốc gia yếu hơn mở cửa thị trường. Trong WTO, nguyên tắc đồng thuận đã làm giảm sự ảnh hưởng của quyền lực và tăng tính ổn định trong đàm phán. Các bên yếu hơn thường bắt nguyên tắc này làm con tin và lôi kéo các nước khác trong trường hợp không cảm thấy bị thiệt thòi. Ví dụ, vào ngày 07 tháng 12 - một ngày sau khi các cuộc đàm phán ở Bali - Cuba, nền kinh tế có GDP bình quân đầu người đứng thứ 117 trên thế giới, đe dọa sẽ phản đối bất kỳ thỏa thuận nào nếu Mỹ không nới lỏng lệnh cấm vận đối với Cuba. Với sự hỗ trợ của đồng minh của mình ở Nam Mỹ (Bolivia, Nicaragua và Venezuela), Cuba đã thành công trong việc thêm cụm từ “không phân biệt đối xử” trong Tuyên bố chung của các Bộ trưởng. Trong ý nghĩa này, quyền lực được tập trung thông qua tổ chức.

Mặc dù nguyên tắc đồng thuận tăng cường vị thế mặc cả của các quốc gia yếu hơn, nó cũng trao quyền ngăn chặn các liên minh hay những người tìm cách trì hoãn, hoặc làm hỏng một thỏa thuận đa phương. Những điều kiện này càng được phóng đại khi số lượng tham gia tăng lên. Với sự gia tăng của các bên tham gia, không chỉ tạo tiềm năng gia tăng sự bất mãn mà nếu đạt được một thỏa thuận thỏa mãn với tất cả các bên thì thỏa thuận này cũng có hiệu quả thấp. Hơn thế nữa, các hiệp định xuất phát từ nguyên tắc đồng thuận thường là mơ hồ để che giấu những bất đồng cơ bản. Các nguyên tắc đồng thuận hoặc thủ tục hỗn hợp tạo nên xu hướng làm tăng nguy cơ kết quả tốt hơn cho các nhóm lớn, nơi mà liên quan đến một số loại hàng hóa được chọn. Thật vậy, trong khi gói thỏa thuận Bali là một thành tựu đáng chú ý, nó cũng nảy sinh nhiều tình huống bóp méo thị trường dưới mức tối ưu. Trừ phi một quốc gia có thể cản trở toàn bộ tiến trình thỏa thuận, khả năng đi đến một tiến trình có ý nghĩa về các vấn đề gây tranh cãi nhất thông qua WTO là thấp. Vì lý do này, các bên đã từ bỏ cách tiếp cận quyết định duy nhất - nguyên tắc là không có gì là đồng ý cho đến khi tất cả mọi thứ đều được đồng ý để xử lý các nhượng bộ khó khăn - và đã đi đến một thỏa thuận về các chương trình nghị sự ít tranh cãi. Điều này cũng làm cho thỏa thuận trong tương lai ít gặp phải các trở ngại.

Trong khi WTO giúp giảm ảnh hưởng của sức mạnh độc tôn, các nhà phê bình gói thỏa thuận Bali cho rằng thỏa thuận này dù sao cũng thiên vị các quốc gia phát triển. Trước tiên, các thỏa thuận thúc đẩy thương mại đòi hỏi các nước đang phát triển và các nước kém phát triển phải điều chỉnh lập pháp cũng như đổi cơ sở hạ tầng để đáp ứng thực tiễn phổ biến trong các nền kinh tế công nghiệp hóa và tạo thuận lợi tiếp cận thị trường cho các công ty nước ngoài. Hơn nữa, trong khi thỏa thuận này kêu gọi sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các quốc gia giàu có, nhưng lại không có điều khoản ràng buộc. Khi đề cập đến các vấn đề phát triển, đã có các cuộc đàm phán diễn ra giữa Nepal, đại diện cho các nước kém phát triển, với Mỹ và Tổng giám đốc WTO Azevedo. Mỹ đã thông qua nguyên tắc tiếp cận là một mất một còn và Nepal tham gia cuộc thảo luận mà không nhận được bất kỳ cam kết ràng buộc hoặc bất kỳ lời hứa cụ thể, hữu hình và lợi ích đo lường được. Các văn kiện chứa các câu từ chung chung giảm nhẹ, chẳng hạn như “nên cố gắng" hay “hầu hết các quyết định cơ bản đều tái khẳng định cam kết trước đó”. Các nước nghèo nhất chấp thuận kết quả một cách miễn cưỡng. Người ta cũng nhìn nhận vai trò của quyền lực ở đây: trong một cuộc đàm phán kín giữa Mỹ và Nepal, và không ngạc nhiên rằng Mỹ  đã có thể sử dụng chiến thuật quyền lực cứng rắn một cách hiệu quả. Như vậy, các quốc gia phát triển nhận được những gì họ đã vận động từ lâu –tạo thuận lợi thương mại - mà không cần phải có những nhượng bộ khó khăn trong nông nghiệp hoặc các vấn đề phát triển.

WTO đang chuyển động về phía trước

Nếu như theo lập luận của những người theo chủ nghĩa thực dụng, quyền lực không đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương, thì điều gì sẽ xảy ra đối với hệ thống thương mại đa phương, nếu cán cân quyền lực quốc tế thay đổi? Năm 2012, lần đầu tiên trong lịch sử kinh tế, GDP của các nước đang phát triển vượt qua các nền kinh tế phát triển. Trong một tuyên bố, WTO lưu ý rằng "bản chất của tăng trưởng thế giới trong tương lai sẽ đến từ các nước đang phát triển". Điều này đòi hỏi sự phân bổ quyền lực toàn cầu đang chuyển hướng sang các thị trường mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Nếu dấu hiện này đã được thể hiện trong 12 năm qua, thì khả năng sẽ có những thay đổi hơn nữa trong cán cân quyền lực mà có thể dẫn đến làm tê liệt các vòng đàm phán Doha. Wilkinson cho rằng sự đóng băng các vòng đàm phán Doha là một triệu chứng của sự gia tăng quyền lực ở các nước này cùng với sự phức tạp ngày càng tăng của các cuộc đàm phán thương mại và sự đồng thuận ngày càng tăng rằng các hệ thống kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có các cải cách quan trọng để giải quyết sự bất bình đẳng. Ông nói, "chỉ có cách là phải thoát ra khỏi các khuôn khổ hiện tại mới đủ để trả lời cho nhiều câu hỏi cơ bản về mục đích, chức năng, tương lai và giá trị của WTO". Tuy nhiên, thông qua các nền kinh tế thế giới tự do hiện nay, Mỹ tự cho mình là nhà lãnh đạo thế giới duy nhất. Và, nước này dường như không đầu hàng trước nhu cầu của các nền kinh tế mới nổi. Như một hệ quả tất yếu, xu hướng các hiệp định ưu đãi thương mại và chủ nghĩa khu vực sẽ tiếp tục, và sẽ làm tê liệt các tham vọng tại Vòng đàm phán Doha.

Theo http://www.e-ir.info –PT

Từ khóa: Vòng đàm phán Doha, những thách thức, đối với, đàm phán đa phương

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370348
Go to top