Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnPhán quyết về FTA giữa EU và Singapore có ý nghĩa gì đối với quá trình Brexit

Phán quyết về FTA giữa EU và Singapore có ý nghĩa gì đối với quá trình Brexit

brexit 1605

Liên quan đến một trong những phán quyết quan trọng nhất của mình trong lịch sử, Tòa án Công lý châu Âu hôm thứ Ba đã trao cho Ủy ban châu Âu thẩm quyền đặc biệt trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại mà không cần có sự phê chuẩn cuối cùng từ các quốc gia thành viên. Điều này đã khiến cho quá trình đàm phán Brexit trở nên dễ dàng hơn dự đoán, tuy vậy thỏa thuận đạt được cuối cùng, nếu có, sẽ khá bất lợi cho nước Anh.

Về lý thuyết, phán quyết vừa nêu cũng có tác động đến thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Singapore được ký kết vào năm 2013.

Tòa án đã phán quyết rằng chỉ những điều khoản liên quan đến danh mục đầu tư và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư là nằm ngoài thẩm quyền ra quyết định cuối cùng của Ủy ban châu Âu - cơ quan thay mặt các thành viên của Liên minh trực tiếp đàm phán các Hiệp định thương mại. Bởi vì những điều khoản liên quan đến đầu tư đã trở thành một phần của thỏa thuận thương mại giữa Liên minh châu Âu và Singapore do đó Hiệp định này cần sự phê chuẩn của các nước thành viên của khối để có hiệu lực toàn bộ. Ủy ban châu Âu có thẩm quyền đàm phán tất cả vấn đề - di chuyển của hàng hóa và dịch vụ, giao thông, đầu tư trực tiếp, sở hữu trí tuệ và các vấn đề về chống độc quyền.

Qua phán quyết không được mong đợi này, tòa án đã đi ngược lại ý kiến của nhiều cá nhân vì sự tác động của văn bản này chỉ có ảnh hưởng cụ thể lên một phần ba số  hiệp định thương mại mà Ủy ban châu Âu đã đàm phán, đồng thời mở ra một cơ hội đầy tiềm năng đối với nước Anh đối với tiến trình Brexit.

Trước khi có phán quyết của Tòa án, thỏa thuận đạt được về Brexit giữa Anh và Ủy ban châu Âu có thể mất vài năm để có hiệu lực toàn bộ, đồng thời bất kỳ một quốc gia EU nào cũng có quyền khước từ thỏa thuận này. Các quốc gia thành viên của khối có những thủ tục phê chuẩn khác nhau, một số quốc gia còn áp dụng quy trình trưng cầu dân ý đối với vấn đề này.

Vào tháng 8/2014, EU kết thúc đàm phán CETA, hiệp định Thương mại toàn diện giữa khối này với Canada. Thỏa thuận này vẫn chưa có hiệu lực. Năm ngoái, Nghị viện vùng Wallonia thuộc Bỉ đã tiến gần đến việc hủy hoại CETA vì các nhà làm luật cho rằng các điều khoản của Hiệp định gây hại cho người nông dân. Tình huống này sẽ không xảy ra với thỏa thuận Brexit nếu các bên đồng ý đưa các điều khoản về danh mục đầu tư và giải quyết tranh chấp ra khỏi các cuộc đàm phán về Brexit. Điều này cũng chỉ là một sự hy sinh nhỏ bé nhằm đạt được lợi ích lơn – đó là tương lai mối quan hệ Anh và Liên minh châu Âu sau này.

Các cuộc đàm phán về CETA bắt đầu vào năm 2009 và nó mất 5 năm để đạt được thỏa thuận cuối cùng thỏa mãn lợi ích của các bên – tuy nhiên vào thời điểm hiện nay Anh vẫn là thành viên EU và những nỗ lực hài hóa các quan điểm khác biệt của Anh liên quan đến Hiệp định này cũng không phải là quá trình quá quan trọng và tốn thời gian.

Vậy, phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu có mang lại lợi ích cho nước Anh? Điều này vẫn còn một số điểm đáng bàn.

Ủy ban châu Âu có một số lượng vừa đủ các nhà đàm phán lão luyện để tham gia quá trình đàm phán Brexit, do đó với phán quyết nêu trên, cơ quan này không cần quá quan tâm đến lợi ích và quan điểm của các quốc gia thành viên khi bắt đầu quá trình đàm phán với Anh. Điều này cũng tạo sự thuận lợi cho Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Trưởng đoàn đàm phán Brexit Michel Barnier, những người đã tuyên bố sẽ khiến nước Anh phải trả những hóa đơn ly dị khổng lồ và gánh chịu những hệ quả khắc nghiệt trong cuộc chia tay với Liên minh.

Trong Liên minh châu Âu, một số quốc gia như Ai – len, Đan Mạch, Síp và Ba Lan muốn quá trình đàm phán Brexit với Anh không quá gay gắt nhưng những quốc gia này lại không phải là những nước có ảnh hưởng lớn đến cuộc đàm phán này nếu so sánh với Pháp và Đức.

Dường như ECJ đã trao một món quà giá trị đến Ủy ban châu Âu và những quốc gia tỏ thái độ cứng rắn đối với quá trình đàm phán Brexit. Phán quyết này, có lẽ, cũng đặt ra câu hỏi là nó có buộc Anh phải xem xét lại những ưu tiên đàm phán của mình như việc đưa mình ra khỏi tầm tác động của phán quyết của ECJ hay không?

Tuy nhiên với sự tồn tại của phán quyết của ECJ, một khi quá trình Brexit qua đi với kết quả là có hay không có sự ra đời của một thỏa thuận giữa hai bên thì điều này cũng khiến thủ tục đàm phán và thông qua các thỏa thuận thương mại sau này giữa Liên minh châu Âu với các nước đối tác trở nên dễ dàng hơn. Điều này cũng cho phép Liên minh, một ngày nào đó có thể thông qua một thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, điều mà Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã từng mơ đến, trước khi những những biến động chính trị tại hai quốc gia này hủy hoại việc triển khai nó.

Nguồn: Thestraitstimes – LA

Từ khóa: Phán quyết, về FTA, giữa EU và Singapore, có ý nghĩa gì, đối với, quá trình Brexit

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371679
Go to top