Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnQuan điểm của ông Trump về NAFTA liệu có chính xác?

Quan điểm của ông Trump về NAFTA liệu có chính xác?

 ixta photos Nathaniel Parish Flannery 11

Gần đây, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ từ bỏ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Các ý kiến mang hàm ý dọa dẫm trên được ông công khai giữa bối cảnh Hoa Kỳ đang cùng Canada và Mexico nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận nhằm tìm phương án cải thiện hiệp định. Ngày 27/8/2017, trên trang cá nhân của mình, ông Trump nêu rõ, NAFTA là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất từng được đàm phán” và chính quyền Hoa Kỳ “có khả năng phải chấm dứt điều này”.

Trước đó không lâu, ông Trump cũng viết: “Hoa Kỳ cần dựng một bức tường ngăn cách với Mexico bởi nước này là một trong những nơi có tỉ lệ tội phạm cao nhất trên thế giới. Mexico phải chi trả tiền để xây bức tường đó”. Những tuyên bố của ông Trump khiến giới quan sát khó lòng nắm bắt khi họ vẫn luôn tin rằng hiệp định có thể được đổi mới và cải thiện tình hình thương mại trong khu vực. Quan hệ thương mại giữa Mexico và Hoa Kỳ ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà sản xuất lớn như Ford, General Motors, GE hay những người khổng lồ bán lẻ như Wal-Mart và Amazon. Để hiểu rõ thêm về những mối đe dọa cho tương lai của NAFTA, phóng viên đã liên hệ với ông Eric Farnsworth - Phó Chủ tịch Hội đồng châu Mỹ - nhà tham mưu của Washington D.C.

Nathaniel Parish Flannery: Theo ông, khi ba nước của NAFTA khởi động tái đàm phán, mục tiêu của các bên tham gia có gì khác nhau?

Eric Farnsworth: Những tuyên bố của Tổng thống Donald Trump sẽ đe dọa tới kết quả của cuộc đàm phán ở Washington vào ngày 16 tháng 8. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là, liệu cuối cùng Hoa Kỳ có mong muốn hiệp định được hiện đại hóa và cải tiến hơn không, hay sẽ tập trung vào các điều khoản mà Canada và Mexico khó lòng chấp nhận khi xét tới khía cạnh chính trị.

NAFTA đã thành công đáng kể trong việc thực hiện các mục tiêu ban đầu: thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Chỉ riêng thương mại đã tăng trưởng gấp ba lần. Khi thị trường mở cửa và các chuỗi cung ứng được tích hợp, các ngành sản xuất, dịch vụ và nông nghiệp cũng trở nên cạnh tranh hơn. Kể từ năm 1993, số lượng nhà máy sản xuất của Hoa Kỳ tăng gần gấp đôi; Canada và Mexico cũng mua về lượng hàng hóa nhiều hơn 10 quốc gia đứng sau cộng lại, trong khi hơn 2 triệu công nhân làm việc tại hơn 43,000 nhà máy của Hoa Kỳ phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu sang Canada và Mexico. Điều này vốn rất dễ hiểu, một khu vực Bắc Mỹ thống nhất về mặt kinh tế sẽ tạo nên một nền tảng cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với việc Hoa Kỳ đơn phương tìm cách giải quyết những thách thức của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả vấn đề về Trung Quốc.

Tương tự, NAFTA cũng góp phần tạo nên những thay đổi chính trị đáng kể ở Mexico, giúp tăng cường tính dân chủ, đồng thời khuyến khích việc hợp tác rộng rãi trong vấn đề chống ma túy và khủng bố, kiểm soát nhập cư cũng như vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã lên tiếng kêu gọi tái cấu trúc lại hiệp định NAFTA nhằm gia tăng lượng việc làm cho công nhân ở Hoa Kỳ. Đáp lại, các nhà lãnh đạo của Canada và Mexico cũng đồng ý nâng cấp NAFTA nếu cần thiết, tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng NAFTA hiện nay vẫn hoạt động hiệu quả. Các cuộc đàm phán bắt đầu từ ngày 16/8/2017 tại Washington. Sau đó, ba bên đã đưa ra tuyên bố chung đầy lạc quan, rằng việc tái đàm phán có thể gay gắt và phức tạp, tuy nhiên mục tiêu chung là kết thúc càng sớm càng tốt. Ba bên cũng đưa ra các phương án về cách tiếp cận của ba chính phủ.

Những điểm trở ngại của NAFTA

Parish Flannery: Theo ông, đâu là trở ngại hay điểm nghẽn lớn nhất?

Farnsworth: Phần lớn các vấn đề mà những nhà đàm phán phải đối mặt là về kỹ thuật cơ bản, hay việc cập nhật lại các chương để xem xét sự phát triển của ngành, cũng như điều chỉnh các quy định và giải quyết vấn đề liên quan tới việc sản xuất không hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có một số thỏa thuận nằm ngoài các vấn đề nêu trên. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, việc tập trung quá nhiều vào các quy tắc xuất xứ trong ngành ô tô như một cách tạo thêm việc làm ở Hoa Kỳ đã đe dọa tới tình trạng cân bằng của chuỗi cung ứng, trong khi vẫn khuyến khích các nhà sản xuất chuyển nhà máy ra bên ngoài khu vực Bắc Mỹ. Mức độ mất cân bằng sẽ phụ thuộc vào phạm vi bị hạn chế trong các điều kiện mới được thỏa thuận. Điều này có thể gây phản tác dụng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, việc thay đổi các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ, nơi tiếp nhận đầu tư, sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới tình hình đầu tư của Mexico hiện nay cũng như trong tương lai, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Trong quá khứ, năng lượng là một điểm nghẽn lớn. Tuy nhiên, với những cải cách gần đây của Mexico, ngành năng lượng trở thành một lĩnh vực có tiềm năng rất lớn và có nhiều khả năng đạt được sự đồng thuận hợp tác. Lao động và môi trường cũng là một vấn đề trở ngại mặc dù Mexico đã có những cải cách đáng kể kể từ khi NAFTA được thông qua, và những cải cách gần đây của Mexico cũng cho thấy thiện chí của nước này trong việc đưa các vấn đề lao động và môi trường vào Hiệp định lần này. Mexico cũng lên tiếng bày tỏ sự phản đối việc tăng thuế quan, đồng thời phản ứng gay gắt với khoản thuế điều chỉnh biên giới mà Hoa Kỳ đề xuất. Theo quan điểm của Canada, những nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ Chương 19, quy định về thuế chống bán phá giá và đối kháng, sẽ cản trở đàm phán. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Canada cũng kêu gọi bổ sung các quy định về giới tính và đảm bảo quyền lợi cho thổ dân địa phương. Đây là yếu tố mới trong khuôn khổ thảo luận, do đó chưa lấy gì làm chắc chắn.

Parish Flannery: Thưa ông, khả năng mà NAFTA sẽ quy định thêm các điều khoản về thương mại điện tử có lớn không? Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ các điều khoản này trong khuôn khổ NAFTA như thế nào?

Farnsworth: Lần đầu tiên sau khi NAFTA có hiệu lực, lúc đó Internet vẫn còn là một công cụ đầy hứa hẹn nhưng lại khá mới mẻ trong kinh doanh. Ngày nay, kinh doanh bị chi phối bởi nền kinh tế kỹ thuật số và các luồng dữ liệu, từ ngành sản xuất đến ngân hàng, ngành ô tô, hay trong nội bộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1994, chưa tới 1% dân số thế giới có nhu cầu truy cập Internet, trong khi ngày nay, con số này tăng lên tới gần 50%. Từ năm 2005 đến năm 2014, luồng dữ liệu toàn cầu tăng 45 lần. Chỉ riêng việc phát triển phần mềm cũng giúp Hoa Kỳ tạo thêm khoảng 10 triệu việc làm. Cũng chính những công nghệ hiện đại đã giúp Hoa Kỳ duy trì một khoảng thặng dư 42 tỷ USD về dịch vụ với Canada và Mexico. Bởi vì NAFTA cũ chưa đề cập đến các điều khoản quy định về những vấn đề trên, nên đã đe dọa đến khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu của Hoa Kỳ, ngay cả khi nước này dẫn đầu thế giới về kinh tế kỹ thuật số. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ thuật số và vấn đề an ninh mạng, đại diện cả ba chính phủ đều đồng ý việc bổ sung quy định về thương mại số vào NAFTA phiên bản 2.0. Phiên bản NAFTA mới này có thể là nền tảng cho một trật tự thế giới mới với các tiêu chuẩn cao hơn cho một nền thương mại số tự do toàn cầu.

Theo Nathaniel Parish Flannery

Nguồn: Forbes – DN

Từ khóa: quan điểm, ông Trump, NAFTA, chính xác

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409346
Go to top