Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCó nền kinh tế 'mở' hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam kiếm được rất ít trong chuỗi giá trị

Có nền kinh tế 'mở' hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam kiếm được rất ít trong chuỗi giá trị

29.09-37

Các chuyên gia thế giới có chung lời khuyên rằng những cải cách kinh tế tới đây của Việt Nam nên tập trung vào “chất” thay vì nhìn vào “lượng”.

Sáng nay (29-9), trong khuôn khổ Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển Việt Nam với chủ đề Việt Nam hành động để phục hồi tăng trưởng nhanh theo hướng bền vững và bao trùm trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có cuộc thảo luận với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

"Cú sốc lớn nhất" từ sau Chiến tranh thế giới 2

Phát biểu trực tuyến qua mạng Internet, bà Victoria Kwakwa, phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, chúc mừng Việt Nam vì "đã làm đặc biệt tốt trong việc nhanh chóng ngăn chặn đại dịch, giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế".

Dù vậy, bà Kwakwa cho rằng vẫn còn quá sớm để hiểu tác động đầy đủ của loại virus này đối với nền kinh tế toàn cầu. Các ước tính sơ bộ của chuyên gia WB cho thấy đây là cuộc suy thoái toàn cầu sâu hơn nhiều so với đại suy thoái trước đây, là cú sốc lớn nhất kể từ sau Thế chiến 2.

"GDP toàn cầu được dự báo giảm 5,2% trong năm 2020, mức suy thoái toàn cầu sâu nhất trong vòng tám thập kỷ. Các dòng tài chính tư nhân bên ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển có thể giảm đi 700 tỉ USD vào năm 2020 so với năm 2019, vượt quá tác động tức thì của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 tới 60%. Tháng 4-2020, số lượng hành khách bay chỉ bằng chưa đầy 1/7 tháng 4-2019" - bà Kwakwa dẫn chứng các con số.

Vị nữ phó chủ tịch WB cũng cho rằng đại dịch đã làm cho mạng sản xuất toàn cầu đang bị đứt gãy trên quy mô chưa từng thấy. Tất cả những trung tâm quan trọng nhất của mạng lưới toàn cầu này đều bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus.

Có khoảng 1.000 công ti, nhà cung cấp trên thế giới sở hữu 12.000 cơ sở tại các khu vực phải cách ly do dịch, hầu hết ở Trung Quốc. Mức tập trung cao về chuỗi cung ứng này giải thích mức độ nghiêm trọng của đứt gãy, đặc biệt là khi các chuỗi giá trị toàn cầu chiếm tới 50% thương mại quốc tế.

"Nhưng trong thách thức có cơ hội, thách thức tạo ra các cơ hội mới. Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phục hồi kinh tế mạnh mẽ và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu" - bà Kwakwa nói.

Cải thiện năng lực trong nước để được "chia miếng bánh" to hơn

"Đại dịch COVID-19 có thể khởi phát những thay đổi lâu dài về tổ chức và công nghệ đối với cách thức hoạt động của doanh nghiệp, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tự động hóa sản xuất, phát triển thương mại điện tử..." - bà Kwakwa nhận định.

Bà cho rằng việc tái phân bổ các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các công ty đa quốc gia theo hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và việc hình thành các liên minh kinh tế mới chính là cơ hội cho các nước đang phát triển, Việt Nam nên nắm bắt tốt cơ hội này. 

"Việt Nam có nhiều dư địa để cải thiện và phát triển các chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và thu hẹp khoảng cách đối với các quốc gia phát triển" - bà nói.

Từng là giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, bà Kwakwa cũng chỉ ra rằng mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực còn hạn chế dù là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới.

Năm 2018, Việt Nam chỉ tạo ra được 20,4 tỉ USD thông qua việc tham gia vào các chuỗi giá trị, xếp thứ 55/174 quốc gia. Con số này chưa bằng ¼ của Philippine (84,4 tỉ USD), quốc gia cùng khu vực Đông Nam Á và đứng trên Việt Nam  trong bảng xếp hạng (34/174).

Bà khuyên Việt Nam cần chuẩn bị tốt để tham gia các chuỗi giá trị, thu hút các nguồn vốn đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Thực hiện các biện pháp để tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, Việt Nam cần chiến lược về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất.

"Chúng ta sắp đến Tết Trung thu truyền thống, tôi muốn đưa ra một công thức bánh (P.I.E) cho thành công, trong đó P là chữ viết tắt của khu vực tư nhân (private sector), một khu vực sôi động, sáng tạo có mối liên kết chặt chẽ với FDI. Và chữ I là chữ viết tắt của thể chế tốt (Institutions) và chữ E là chữ viết tắt của giáo dục có chất lượng (Education)" - Kwakwa nói.

TS Jacques Morrset, chuyên gia kinh tế trưởng của WB, cũng dẫn chứng so sánh: "Độ mở của nền kinh tế Việt Nam gấp 1,5 lần Thái Lan và gấp 5 lần Trung Quốc, Việt Nam có lợi thế thu hút FDI, nhưng hàm lượng nội địa trong hàng hoá lại rất thấp".

Ông cho rằng Việt Nam muốn tham gia sâu vào chuỗi giá trị thì cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, hạ tầng phát triển, phát triển công nghệ mới, mở cửa dịch vụ. Trong đó phát triển dịch vụ sẽ là động lực cho các ngành kinh tế khác.

Tham gia thảo luận trực tuyến từ Indonesia, TS Jonathan Pincus, cố vấn cao cấp của WB, nhận định rằng Việt Nam vẫn là một đất nước có lợi thế thu hút FDI, đặc biệt khi thu nhập bình quân tăng lên, Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

"Việt Nam nên tập trung phát triển các ngành sản xuất ít thâm dụng lao động, các ngành kinh tế xanh, hướng đến tính hiệu quả thay vì số lượng. Cần thu hút FDI hiệu quả theo hướng các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Thách thức của Việt Nam không phải là thu hút thêm FDI mà là tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước để kết nối với FDI, gia tăng hàm lượng công nghệ, công nghiệp" - ông nói.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Từ khóa: nền kinh tế mở, hàng đầu thế giới, Việt Nam, kiếm, chuỗi giá trị

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007418876
Go to top