Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMalaysia: Toàn cầu hóa và Hiệp định thương mại tạo ra việc làm

Malaysia: Toàn cầu hóa và Hiệp định thương mại tạo ra việc làm

11.09-09

Trong thời gian vừa qua có một số ý kiến phản đối toàn cầu hóa và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thậm chí, một trong những hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu ở Malaysia đã phản đối hiệp định này vì lo sợ sự lấn át của các nhà đầu tư nước ngoài và những tranh chấp có thể xảy ra giữa nhà đầu tư với chính phủ.

Bất chấp các yếu tố chính trị, Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định CPTPP.

Việt Nam được xem là nền kinh tế năng động và tiến bộ khi ghi nhận mức tăng trưởng GDP ấn tượng là 0,3% trong quý II, trong khi hầu hết các nước ASEAN đều tăng trưởng âm.

Một số nhà kinh tế cũng đã lên tiếng phản đối CPTPP.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến ​​phản đối, các nhà kinh tế này không đưa ra phản hồi về cách có thể tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy nền kinh tế trong thời kỳ khó khăn hiện nay.

Giải pháp thông thường là phát triển khu vực công để tiếp tục tạo ra việc làm.

Nhưng đây có thực sự là giải pháp hiệu quả khi tỷ lệ công chức tính trên dân số đã rất cao?

Dù chính phủ Malaysia muốn kích thích và khuyến khích đầu tư trong nước nhưng không thể phủ nhận những đóng góp đến từ đầu tư nước ngoài, như các nước phương Tây và Trung Quốc.

Chính phủ có thể thúc đẩy cả đầu tư trong nước và nước ngoài, và đối xử một cách công bằng giữa các nhà đầu tư.

Nhờ vào quy mô vốn lớn, các doanh nghiệp FDI sẽ cần rất nhiều lao động, từ đó giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Khi tình trạng thất nghiệp được cải thiện, các chỉ số kinh tế khác cũng sẽ đi lên, nhờ vào hiệu ứng lan tỏa và hiệu ứng cấp số nhân lên. Tất nhiên sẽ có một số tác động tiêu cực từ bên ngoài, nhưng điều quan trọng là sự gia tăng phúc lợi kinh tế ròng.

Đối với những người phản đối FDI, họ thường lập luận rằng việc làm có thể được tạo ra thông qua Gig Economy (Nền kinh tế việc làm tự do, trong đó người đi làm không gắn kết lâu dài với một tổ chức nào mà chỉ làm thuê ngắn hạn, thời vụ).

Đúng là có nhiều giải pháp khác nhau để gia tăng việc làm, nhưng những giải pháp đó có tạo ra số lượng việc làm đủ lớn? Sẽ có thêm bao nhiêu tài xế công nghệ hoặc người giao hàng mới khi nhu cầu tiêu dùng đang sụt giảm? Mở rộng thêm các dịch vụ khi nhu cầu giảm sẽ dẫn đến việc giảm tổng thu nhập ròng của các nhà cung cấp.

Tương tự, có bao nhiêu người có thể kiếm được thu nhập ổn định bằng cách trở thành người bán hàng thương mại điện tử hoặc người có ảnh hưởng? Tất nhiên không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của nền kinh tế số. Tuy nhiên, liệu kinh tế số có đủ để giảm bớt vấn đề thất nghiệp đang diễn ra phổ biến?

Thêm một vấn đề cần lưu ý là, trừ khi những điều kiện cấp vốn của ngân hàng được sửa đổi, bằng không những người có thu nhập không ổn định sẽ rất khó tiếp cận khoản vay.

Để thúc đẩy thành công đầu tư trong nước, yếu tố quan trọng là “cắt giảm chi phí kinh doanh” cho doanh nghiệp.

Muốn vậy, bên cạnh các ưu đãi thuế và các khoản trợ cấp, yếu tố cơ bản là loại bỏ các thủ tục và quy trình phê duyệt kéo dài để hoạt động kinh doanh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Thủ tục cấp phép phức tạp sẽ tạo cơ hội cho tham nhũng và làm tăng chi phí kinh doanh.

Các cơ quan chính phủ trong những thời điểm cấp bách như vậy, nên chung tay để tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Mặc dù Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia đưa ra các ưu đãi về tài chính và thuế để thúc đẩy đầu tư trong nước, các cơ quan thu thuế có thể có các KPIs của riêng mình. Điều này thậm chí càng đúng đắn hơn trong thời điểm dịch bệnh, khi lệnh kiểm soát di chuyển đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp địa phương.

Ở các cấp địa phương, tình hình cũng không khác.

Các nhà hoạch định chính sách ban hành chính sách một đằng, nhưng việc phê duyệt quy định lại đi một nẻo.

Nhanh chóng và hiệu quả là điều tối quan trọng cho sự thành công của doanh nghiệp. Sự chậm trễ trong việc phê duyệt sẽ dẫn đến bất ổn về kinh tế và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Một thành phần quan trọng khác trong sự phục hồi kinh tế là thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.

Chính phủ đã thực hiện tốt việc chuyển giao và trợ cấp trực tiếp cho người tiêu dùng. Hơn hết, chính phủ là người mua hàng hóa và dịch vụ lớn nhất. Ở đây, mua sắm của chính phủ nên được xây dựng để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp do nhóm dân tộc thiểu số làm chủ sở hữu.

Đầu tiên, 30% tổng số mua sắm của chính phủ nên được phân bổ cho nhóm mục tiêu này. Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc đấu thầu rộng rãi giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nơi mà họ có thể cạnh tranh với nhau và loại trừ các doanh nghiệp lớn.

Trường hợp không có nhà cung cấp nào từ nhóm đối tượng này, gói thầu mới được mở cho các nhà cung cấp lớn hơn. Điều này cho phép chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc sở hữu địa phương và các doanh nghiệp do nhóm dân tộc thiểu số làm chủ sở hữu.

Lúc này, việc định giá sẽ minh bạch vì các nhà thầu sẽ biết họ đứng ở đâu trong cuộc cạnh tranh. Tính bảo mật được đảm bảo vì tên của các nhà thầu sẽ không được tiết lộ.

Trong thời điểm cấp bách như vậy, các mục tiêu kinh tế vĩ mô về việc làm và tăng trưởng GDP là điều cực kỳ quan trọng. Chính phủ sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn khi cung cấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ hội kinh doanh.

Đối với các khoản đầu tư, câu hỏi quan trọng là: "Liệu chúng có hoàn thành hai mục tiêu trên không?

“Chúng ta đừng phóng đại những tiêu cực và bỏ qua những mặt tích cực của các khoản đầu tư mới”.

Nguồn: The Sun Daily

Từ khóa: Malaysia, toàn cầu hóa, hiệp định thương mại,tạo ra, việc làm

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394088
Go to top