Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnWTO gắng sức để duy trì vai trò thiết lập quy tắc thương mại toàn cầu

WTO gắng sức để duy trì vai trò thiết lập quy tắc thương mại toàn cầu

WTO

Những người ủng hộ Brexit thường tuyên bố rằng, nếu rốt cuột Anh phải rời EU mà không có thỏa thuận, cũng chẳng có gì phải lo sợ, bởi vì Anh có thể dựa vào các quy tắc của WTO để bảo lưu các quyền lợi thương mại của mình và vẫn có thể tiếp cận các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, họ đã sai lầm ở hai điểm.

Đầu tiên, chỉ dựa vào quy định của WTO sẽ khiến Anh Quốc phải giao thương với các điều khoản bất lợi hơn bất kỳ một quốc gia thành viên nào khác trong tổ chức. Tất cả 164 thành viên còn lại của WTO đều có cho mình các hiệp định thương mại ưu đãi với các điều khoản tiếp cận thị trường tốt hơn điều khoản của WTO.

Thứ hai, bản thân WTO cũng đang có nguy cơ sụp đổ trước các vấn đề thương mại nghiêm trọng cần phải được giải quyết. Nhiều chuyên gia chính sách thương mại cho rằng, WTO đang ở trong một cuộc khủng hoảng sâu sắc, đe dọa đánh mất vai trò là cơ quan thiết lập và thực thi các quy tắc thương mại toàn cầu.

Kể từ khi Donald Trump lên làm tổng thống, nước Mỹ đã thách thức các quy tắc của WTO đến mức tối đa khi đơn phương đánh thuế trừng phạt lên hàng xuất khẩu Trung Quốc với lý lẽ hết sức mơ hồ là đe dọa an ninh quốc gia. Washington cũng đã đẩy bộ máy giải quyết tranh chấp thương mại của WTO – hòn đá tảng của tổ chức - vào thế nguy hiểm, bằng cách chặn đứng quá trình bổ nhiệm thẩm phán cho cơ quan phúc thẩm. Nếu tình trạng đình trệ tiếp tục, cơ quan xét xử của WTO sẽ phải dừng hoạt động vào đầu tháng 12.

Chính phủ các nước khác đang hối hả tìm cách cải tổ WTO, hoặc chí ít là hạn chế thiệt hại cho tổ chức này. Tuy nhiên, nhiệm vụ đó không chỉ phức tạp về mặt kỹ thuật và chính trị, mà còn đối mặt với thái độ thù địch và sự phá rối không dứt từ Tổng thống Mỹ, người mà nhiều người tin rằng không muốn cải cách mà chỉ muốn đánh đổ WTO – một tổ chức mà ông cho rằng đã đối xử bất công với nước Mỹ, dù dựa trên các bằng chứng ít ỏi.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi đổ lỗi hết cho Donald Trump về tình trạng của WTO hiện nay. Thật ra, có nhiều nguyên nhân sâu xa khác dẫn đến tình cảnh khốn khổ của tổ chức này. Thất bại của hai cuộc họp bộ trưởng vào năm 1999 và 2003, cũng như thất bại liền sau đó của vòng đàm phán thương mại Doha, đều là những dấu hiệu cảnh báo sớm về một điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra.

Đúng vậy, WTO đã gặt hái được những thành công hết sức khiêm tốn trong tiến trình đàm phán, đáng chú ý nhất cũng chỉ có một hiệp định được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng tại Bali năm 2013, có hiệu lực vào năm 2017, để khơi thông cho dòng chảy thương mại hàng hóa. Còn tiến trình đàm phán các hiệp định khác đã bị chìm xuồng hoặc vẫn chưa gặt hái được thành quả. Trước đó, có hy vọng cho rằng WTO sẽ phát triển thành một diễn đàn đàm phán thường trực có mục đích. Nhưng giờ đây, hi vọng đó gần như bị tiêu tan.

Hầu hết các rắc rối của WTO được tích tụ từ nhiều năm nay. Một trong số đó là sự rút lui của Mỹ khỏi vai trò truyền thống của mình là lãnh đạo hệ thống thương mại đa phương, nghĩa là vai trò kiến trúc sư trưởng đồng thời là người bảo trợ cho hệ thống. Mặc dù Washington vẫn chưa đe dọa rút khỏi WTO cho đến khi Trump xuất hiện, nhưng sự sẵn sàng và khả năng của Mỹ trong việc gánh vác các chi phí kinh tế và chính trị như là người lãnh đạo đã dần suy giảm kể từ đầu những năm 1970, và các cam kết của Mỹ dành cho hệ thống cũng đã phân mảnh, rời rạc và tư lợi hơn. Tuy nhiên, dường như chưa một thế lực thương mại nào khác sẵn sàng thay thế vai trò của Mỹ, hoặc không đủ năng lực để làm điều đó.

Một vấn đề nữa là phần lớn các phần việc dễ dàng của tiến trình tự do hóa thương mại đã hoàn thành. Trong quá khứ, tự do hóa thương mại tập trung vào nhiệm vụ xóa bỏ các rào cản tại biên giới như thuế quan và hạn ngạch. Còn ngày nay, những trở ngại lớn nhất là các quy tắc và quy định quốc gia. Bản thân các quy tắc và quy định này vốn dĩ đã phức tạp. Và những nỗ lực để giải quyết chúng lại xâm phạm đến các lĩnh vực nhạy cảm chính trị mà chính phủ và người dân các nước từ lâu xem là khu vực bất khả xâm phạm của chính sách quốc gia. Các vụ đụng độ thương mại giữa Mỹ và EU liên quan đến vấn đề thực phẩm biến đổi gen và gà rửa bằng clo cho thấy các vấn đề nhạy cảm này có thể dễ dàng bùng phát thành mâu thuẫn.

Để tự do hóa thương mại thành công đòi hỏi chính phủ các nước phải có thiện chí cải cách nền kinh tế của nước mình –thông thường bởi vì khủng hoảng kinh tế buộc họ phải làm vậy. Xung lực đó đã thúc đẩy phong trào cải cách theo định hướng thị trường ở khắp nơi trên thế giới bắt đầu từ những năm 1980. Tuy nhiên, làn sóng đó đã lắng xuống khoảng 20 năm về trước. Giờ đây, tình hình đã chuyển sang một thái cực khác, đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc kinh tế quá khích ở khắp nơi trên thế giới. Sự chuyển dịch đó không ủng hộ các nhượng bộ và thỏa hiệp – điều kiện cần thiết để dẫn tới thành công cho các cuộc đàm phán quốc tế.

Tìm kiếm sự hòa hợp trong WTO cũng là một nhiệm vụ khó thực hiện, do số lượng thành viên gia tăng nhanh. Trong Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – hiệp định tiền thân của WTO, các quy tắc được xây dựng và thống nhất giữa một số ít các nước giàu, dẫn đầu và Mỹ và châu Âu. WTO, ngược lại, đã vất vả hơn trong việc đạt được đồng thuận giữa một số lượng các thành viên nhiều hơn, mà phần lớn trong số họ là các nước đang phát triển, mỗi nước này lại nhiệt tình xúc tiến hoặc bảo vệ cho lợi ích quốc gia của mình, và được trang bị vũ khí là quyền phủ quyết. Việc mở rộng số lượng thành viên, với dự định ban đầu đã để nâng cao tính hợp pháp về mặt tổ chức cho WTO, đã giúp tăng tính bao trùm cho tổ chức, nhưng đổi lại, làm giảm hiệu quả ra quyết định.

Cuối cùng, Trung Quốc đang đặt ra một thách thức mang tính sống còn cho WTO. Mỹ và hầu hết các nước phương Tây từng tin tưởng rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 sẽ đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Trung Quốc với nền kinh tế toàn cầu, khuyến khích nước này ủng hộ chủ nghĩa tư bản thị trường, và dần dà, khuyến khích Trung Quốc tự do hóa về mặt chính trị.

Nhưng mọi chuyện đã không diễn ra như mong muốn. Mặc dù Trung Quốc nhìn chung là một thành viên sẵn sàng hợp tác, nhưng nước này đã không thay đổi mô hình kinh tế của mình. Trái lại, kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhận nhiệm sở vào năm 2013, Trung Quốc đã quay ngược thời gian, ngày càng mở rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với nhiều ngành trong nền kinh tế, trợ cấp cho các ngành công nghiệp quan trọng của quốc gia, và phân biệt đối xử với các doanh nghiệp nước ngoài, những người mà Trung Quốc từng dang rộng vòng tay chào đón. Sự thất bại của WTO trong việc kiềm chế các tập quán trên của Trung Quốc chính là nguyên nhân khiến Trump mất kiên nhẫn với tổ chức và buộc phải sử dụng đến các phương sách nặng nề với Trung Quốc.

Khi WTO được thành lập năm 1995, Tổng giám đốc đầu tiên của WTO, Peter Sutherland, đã từng mô tả WTO là “thể chế vượt trội để quản lý quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu”. Cụm từ đó thể hiện một ý nghĩa lạc quan tại thời điểm đó rằng WTO sẽ là người hỗ trợ cho một trật tự thế giới hòa hợp hơn dựa trên việc tăng cường hợp tác, chia sẻ giá trị và các quy tắc chung.

25 năm sau, tinh thần lạc quan đó đã bốc hơi giữa sự gia tăng các căng thẳng và bất ổn trên toàn cầu. Ngày nay, WTO không còn giống một dấu hiệu cho một kỷ nguyên mới tươi sáng, mà lại giống một tượng đài kỷ niệm cho một tầm nhìn chóng phai về một tương lai sẽ không bao giờ thành hiện thực.

Nguồn: Prospect Magazine

Từ khóa: WTO, thách thức, cải cách.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409294
Go to top