Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnLàm rõ về RCEP - Hiệp định thương mại tự do gồm 16 nước mà Ấn Độ có thể sẽ ký kết

Làm rõ về RCEP - Hiệp định thương mại tự do gồm 16 nước mà Ấn Độ có thể sẽ ký kết

RCEP-1024x768

Mặc dù tiến trình đàm phán đã kéo dài từ năm 2013 đến nay, Ấn Độ vẫn đang đối mặt với sự phản đối đến từ nhiều ngành công nghiệp trong nước.

Ấn Độ sắp sửa ký kết một hiệp định thương mại tự do rộng lớn gồm 16 nước chiếm gần 50% dân số thế giới. Với tên gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, gọi tắt là RCEP, Hiệp định sẽ đặt Ấn Độ vào vị trí người chơi chính trong một khối thương mại khổng lồ.

Mặc dù Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal đã lên tiếng ủng hộ nước này tham gia RCEP, một số ngành công nghiệp trong nước vẫn kiên quyết phản đối hiệp định vì những thay đổi mà RCEP có thể đem lại cho thị trường Ấn Độ.

Dưới đây là một bài giải thích về RCEP, những rủi ro mà Ấn Độ có thể gặp phải khi tham gia RCEP, và lý do tại sao nhiều ngành công nghiệp của nước này lo ngại về hiệp định:

RCEP là một hiệp định thương mại tự do đang đàm phán giữa 10 nước thành viên ASEAN – gồm Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Brunei, Campuchia, Lào – và 6 nước có hiệp định thương mại tự do với ASEAN – gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Khối thương mại gồm 16 nước này chiếm 25% GDP, 30% kim ngạch thương mại và 26% FDI toàn cầu.

Một hiệp định thương mại tự do (FTA) là một hiệp định đạt được giữa hai quốc gia trở lên liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa. FTA hướng tới mục tiêu giảm bớt số lượng các quy trình, thủ tục hiện có. Và thông thường, một FTA cũng sẽ giảm bớt/xóa bỏ thuế quan, hạn ngạch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Theo ASEAN, RCEP sẽ cung cấp “một khuôn khổ để hạ thấp các rào cản thương mại và đảm bảo cải thiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp trong khu vực”.

Tiến trình đàm phán RCEP đã kéo dài từ năm 2013 đến nay, vì một vài nước, trong đó có Ấn Độ, vẫn chưa thể giải quyết khúc mắc với các nước khác liên quan đến thuế quan. Tổng cộng có 14 vấn đề mà các nước cần tìm ra giải pháp, 5 trong số đó có liên quan đến Ấn Độ.

Hiện nay, sau nhiều vòng đàm phán, RCEP cuối cùng cũng sắp hoàn tất. Nhưng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa các nước, và Ấn Độ có nhiều vấn đề nhất trong số đó. Hiện tại, Ấn Độ chỉ còn thời gian đến 22/10 để giải bài toán. Nếu vẫn không đạt được thống nhất, Thủ tướng Ấn Độ Modi sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Sau đó, đàm phán dự kiến hoàn tất vào tháng 11, và hiệp định sẽ được ký kết vào năm sau.

Ấn Độ cũng đang đối mặt với làn sóng phản đối từ một số ngành công nghiệp trong nước liên quan đến RCEP. Các ngành này lo sợ, RCEP sẽ giết chết một vài ngành công nghiệp trong nước.

Một số điều kiện mà Ấn Độ đặt ra cho RCEP là gì?

Năm cơ sở để giảm thuế: Theo RCEP, tất cả các nước tham gia đều phải giảm thuế quan cho nhau. Kể từ khi đàm phán bắt đầu năm 2013, hiệp định đã đề xuất rằng năm cơ sở sẽ là năm 2013 (mức giảm thuế sẽ tính trên thuế quan của năm cơ sở). Nhưng Ấn Độ muốn thay đổi năm cơ sở thành 2019.

Đó là bởi vì Ấn Độ đã tăng thuế đối với nhiều sản phẩm kể từ năm 2014. Ấn Độ sẽ có lợi hơn khi năm cơ sở là năm 2019, vì khi đó, mức thuế quan sau khi thực thi các cam kết giảm thuế sẽ cao hơn. Rõ ràng rằng, năm 2013 cách nay quá lâu, và mức thuế quan trung bình của Ấn Độ đã tăng từ 13% lên 17%, chủ yếu là sự tăng thuế trong một số ngành như dệt may, phụ tùng ô tô và đồ điện tử.

Cơ chế kích hoạt tự động: trong trường hợp hàng nhập khẩu tăng đột ngột do tác động từ RCEP, Ấn Độ muốn có một cơ chế kích hoạt tự động, cho phép Ấn Độ tùy ý quyết định những hàng hóa nào sẽ không tiếp tục được hưởng thuế quan ưu đãi.

Nghĩa vụ ratchet: Ấn Độ cũng muốn được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ “ratchet”. Cơ chế ratchet quy định, nếu một quốc gia ký kết hiệp định thương mại với một nước về việc giảm/xóa thuế quan, hạn ngạch, … cho hàng hóa xuất nhập khẩu, thì nước đó không thể áp dụng trở lại hoặc thực hiện các biện pháp hạn chế mới với mức độ lớn hơn.

Trong trường hợp này, muốn được miễn trừ nghĩa vụ ratchet nghĩa là Ấn Độ muốn được quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn xuất/nhập khẩu trong tương lai, nếu cần thiết. Nghĩa là, Ấn Độ muốn được quyền tăng thuế trong tương lai.

Nội địa hóa dữ liệu: Ấn Độ muốn tất cả các nước trong RCEP đều có quyền bảo hộ dữ liệu. Chính phủ Ấn Độ cho rằng, bằng cách đó, các nước mới có thể ngăn chặn được việc di chuyển thông tin qua biên giới, và rằng chỉ chia sẻ dữ liệu khi việc đó là “cần thiết để thực hiện một chính sách công hợp lý” hoặc “cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh và lợi ích quốc gia thiết yếu của nước đó”. Tuy nhiên, yêu cầu này bị 14 trong số 16 nước bác bỏ.

Làn sóng phản đối RCEP trong nước

Cũng đã có tin đồn rằng Ấn Độ sẽ không ký kết hiệp định. Nhiều ngành công nghiệp đã lớn tiếng phản đối RCEP. Tham gia RCEP, Ấn Độ sẽ phải xóa bỏ thuế quan cho 92% hàng hóa với lộ trình 15 năm. Hầu hết các nước đều mong muốn Ấn Độ phải cắt giảm thuế quan hiện tại đối với 90% hàng hóa trở lên.

Mặc dù có chân trong RCEP chắc chắn sẽ đem lại cho Ấn Độ một lợi thế chiến lược quan trọng, nhưng cũng có lo ngại cho rằng, với việc hầu hết thuế quan bị cắt giảm hoặc xóa bỏ, các ngành công nghiệp của Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt khi hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào thị trường trong nước.

Sự dè dặt của các ngành công nghiệp không phải là không có cơ sở, trong bối cảnh Ấn Độ đang có thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại có nghĩa là kim ngạch nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc vượt quá kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ sang Trung Quốc. Vì vậy, Ấn Độ lo ngại khi thuế quan bị xóa bỏ, thị trường nước này có thể ngập tràn hàng hóa Trung Quốc. Theo các báo cáo, Ấn Độ đã đồng ý xóa bỏ thuế quan cho 74% hàng hóa của Trung Quốc trong suốt 20 năm. Tuy nhiên, Trung Quốc không sẵn lòng “đáp lại các yêu cầu của Ấn Độ với mức độ tương xứng”, một quan chức Ấn Độ cho biết.

Nhưng đấy không phải tất cả những gì mà Ấn Độ lo lắng.

Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa là ngành công nghiệp quan trọng của Ấn Độ, vì đây là nghề sinh nhai của các hộ gia đình Ấn Độ. Chi nhánh RSS của tổ chức chính trị và văn hóa Swadeshi Jagaran Manch thậm chí nói rằng, mở cửa thị trường sữa sẽ là “bước đi mang tính tự sát nhất của chính phủ Ấn Độ kể từ khi giành độc lập”.

New Zealand là nước xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, và nước này sẽ để mắt đến thị trường Ấn Độ cho các sản phẩm bột sữa và các sữa béo của mình. Ấn Độ, một trong những nước tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới, từ trước đến nay luôn tự cung tự cấp mặt hàng này và đôi khi còn sản xuất có dư, nhưng nếu New Zealand thâm nhập được thị trường Ấn Độ, tình hình có thể sẽ thay đổi. Theo tờ Indian Express, 93.4% bột sữa, 94.5% bơ, và 83.6% phô mát mà New Zealand sản xuất trong năm 2018 được dùng để xuất khẩu. Trong khi quy mô xuất khẩu các sản phẩm sữa của Ấn Độ khiêm tốn hơn nhiều.

Theo Swadeshi Jagaran Manch, RCEP có thể khiến cho 50 triệu lao động nông thôn mất việc làm, điều này sẽ càng khiến nhu cầu nhập khẩu tăng cao.

Bộ trưởng phụ trách Chăn nuôi, Sữa và Thủy sản, ông Giriraj Singh, thậm chí còn yêu cầu chính phủ phải loại ngành sữa ra khỏi phạm vi giảm thuế trong RCEP.

Công nghiệp ô tô: Hiệp hội sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM) và Hiệp hội sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ (ACMA) đều bày tỏ sự e dè dành cho RCEP. Tháng 7/2019, ACMA đã phát biểu rằng, RCEP sẽ cho phép hàng Trung Quốc “vào Ấn Độ bằng cửa sau”. Đầu tháng này, chủ tịch SIAM Rajan Wadhera cũng cho biết, RCEP không nên dẫn tới tình trạng mất việc làm, và không nên làm tổn hại đến chương trình Make In India của chính phủ.

Dệt may: RCEP sẽ cho phép vải polyester từ Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và các nước khác nhập khẩu tự do vào Ấn Độ, điều này có thể khiến cho hàng dệt may rẻ hơn, ảnh hưởng đến ngành hàng vốn đã khó khăn này. “Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc trong ngành dệt may và quần áo có khả năng sẽ còn mở rộng thêm một khi RCEP được thực thi, và điều này là có hại cho các công ty dệt may trong nước”, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Ấn Độ cho biết hồi tháng Năm.

Thép: Ngành thép cũng lo ngại về Trung Quốc nếu thép cũng là mặt hàng được giảm thuế trong RCEP – vì khi đó, nhập khẩu thép sẽ tăng quá mức, gây hại cho thị trường trong nước. Liên đoàn thương nhân Ấn Độ cũng cho hay: “RCEP sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Ấn Độ bởi vì cán cân thương mại của Ấn Độ vốn dĩ đã bất cân xứng lớn. Vì vậy, sau khi cân nhắc thận trọng, chúng tôi cho rằng Ấn Độ không nên đưa thép và các sản phẩm liên quan vào trong hiệp định RCEP”.

Nông nghiệp: Một nghiên cứu bởi Hiệp hội Những người Trồng trọt phía Nam Ấn Độ, một tổ chức gồm những người trồng chè, cà phê, cao su, bạch đậu khấu và tiêu, nói rằng RCEP sẽ khiến tình hình của ngành trồng trọt vốn dĩ đang suy thoái trở nên tệ hơn. Theo nghiên cứu, các sản phẩm của ngành sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt, và các sản phẩm nhập khẩu vào Ấn Độ sẽ tăng theo thời gian.

Ủy ban Điều phối các Phong trào Nông dân của Ấn Độ (ICCFM) cũng tham gia phản đối, và nói rằng RCEP đe dọa đến sinh kế của họ.

Chính quyền bang Kerala giờ đây cũng can thiệp vào việc này, khi Thủ hiến Pinarayi Vijayan nói rằng RCEP sẽ ảnh hưởng đến khu vực công nghiệp và nông nghiệp của bang.

Các hiệp định thương mại tự do trong quá khứ đã được giải quyết như thế nào?

Một báo cáo bởi NITI Aayog cho thấy, nhập khẩu của Ấn Độ từ các nước mà Ấn Độ có hiệp định thương mại thì cao hơn xuất khẩu của Ấn Độ vào các nước đó, và các nhà xuất khẩu của Ấn Độ thường không tận dụng các hiệp định thương mại khu vực. Báo cáo cũng cho thấy sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc đi vào thực thi năm 2010, thương mại hàng hóa của các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Singapore với Trung Quốc chuyển từ thặng dư 53 tỷ USD thành thâm hụt 54 tỷ USD trong năm 2016.

“Trong bối cảnh Ấn Độ chưa đàm phán thành công một thỏa thuận thương mại dịch vụ nào trong quá khứ, đám phán RCEP, đặc biệt là đàm phán với Trung Quốc, cần phải được suy xét thận trọng. Ngành công nghiệp Ấn Độ sẽ lợi bất cập hại nếu nước này đồng ý một lộ trình cắt giảm thuế quan đặc biệt cho Trung Quốc”, báo cáo cho biết.

Lập trường của chính phủ Ấn Độ

Đầu tuần này, Thủ tướng Ấn Độ đã tổ chức một cuộc họp các bộ trưởng nội các để quyết định về lập trường cuối cùng của Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ được cho là đang nỗ lực để bảo vệ lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal vẫn ủng hộ RCEP, nói rằng Ấn Độ không thể đứng ngoài cuộc chơi trong một thế giới toàn cầu hóa, và Ấn Độ không thể ngừng hợp tác và giao thương với các nước còn lại”.

“Nếu Ấn Độ đứng ngoài RCEP, chúng ta sẽ bị cô lập khỏi khối thương mại lớn này. Kim ngạch thương mại giữa các quốc gia trong RCEP lên đến gần 2,8 nghìn tỷ USD. Nếu Ấn Độ từ bỏ RCEP, bất luận hiệp định này có lợi hay bất lợi cho lợi ích quốc gia, chính phủ vẫn là người phải chịu trách nhiệm. Mọi người sẽ muốn chúng tôi tham gia để tìm ra giải pháp có lợi cho quốc gia”, ông Goyal cho biết trong một sự kiện tuần trước. Tuy nhiên, ông Goyal nói rằng chính phủ sẽ đảm bảo thị trường Ấn Độ không rơi vào tình cảnh tràn lan hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.

Nguồn: The News Minute

Từ khóa: RCEP, Ấn Độ, các ngành công nghiệp, phản đối.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407457
Go to top