Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnViễn cảnh tương lai Châu Á

Viễn cảnh tương lai Châu Á

Nikkei

Hội nghị Tương lai Châu Á lần thứ 23 đã được tổ chức bởi Tập đoàn truyền thông Nikkei vào hôm 05/06, đã tập trung bàn về viễn cảnh của khu vực châu Á, trong khi sự hiện diện của Mỹ đang suy yếu.

Châu Á thiếu vắng Mỹ: ASEAN thay đổi chiến lược

Không khí căng thẳng diễn ra giữa các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế của châu Á cũng như các đại biểu tham gia tại hội nghị. Những tuyên bố và thái độ của lãnh đạo các nước về Tương lai của Châu Á kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức đã phần nào cho thấy nỗ lực thúc đẩy Mỹ tham gia vào khu vực Châu Á đang dần biến mất.

Phó Tổng thống Indonesia - ông Jusuf Kalla nhấn mạnh rằng tình hình chính trị tại khu vực châu Á hiện nay đang thay đổi đáng kể.

Đối với hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Nikkei, ông Kalla đã cho biết:“Không có Mỹ, lợi ích thương mại mà Indonesia nhận được là rất ít”.

Indonesia có 200 triệu dân, là nước có dân số lớn nhất trong số các quốc gia khu vực Đông Nam Á, khi Tổng thống của Indonesia – ông Joko Widodo, đến thăm Mỹ vào tháng 10 năm 2015,ông nói với Cựu Tổng thống Mỹ - Barack Obama rằng Jakarta sẽ tham gia vào hiệp định TPP. Tuy nhiên, theo ông Kalla, “Indonesia có dự định tham gia vào hiệp định TPP là vì Mỹ là một phần của thỏa thuận này”.

Thủ tướng Malaysia, ông Mahathir Mohamad, người duy trì quan điểm phê bình Mỹ, nói rằng: “Hầu hết các tổ chức thương mại tự do mà Mỹ tham gia đều có khuynh hướng buộc các nước khác phải đi theo quan điểm của Mỹ.Giờ đây, Mỹ sẽ không thể làm được điều này”.

Ông Mahathir ủng hộ sự suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với châu Á. “Nếu không có nước Mỹ, các nước có thể tìm cách hợp tác với nhau một cách công bằng”.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đang phải đối mặt với thách thức lớn.

Việc ASEAN thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 đã đánh dấu cột mốc quan trọng, hoàn tất nội dung đã đề ra trong chương trình nghị sự hội nhập kinh tế khu vực.

10 nước thành viên có tổng cộng 620 triệu dân, lớn hơn so với dân số của Liên minh châu Âu (EU), tổng GDP đạt khoảng 2,5 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, ASEAN đã không thành công trong việc giải quyết vấn đề an ninh hàng hải như sự phát triển quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Hơn nữa, chỉ 4 quốc gia trong ASEAN tham gia vào hiệp định TPP.

Một cuộc thảo luận về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được trông chờ tại cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 11 sắp tới nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN. Theo nhận định của Tổng thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh, ASEAN giữ vai trò lãnh đạo trong hiệp định RCEP. Tuy nhiên, hiệp định RCEP chỉ mang lại mức độ tự do hóa giới hạn.

Kể từ khi Mỹ chính thức rút khỏi TPP vào ngày 23/01, các nước thành viên ASEAN hiện đang mơ hồ về hiệp định TPP 11 với sự dẫn dắt của Nhật Bản.

Mối quan hệ giữa ASEAN với Mỹ được ví như giữa mặt trăng và mặt trời - ASEAN chỉ thực sự tỏa sáng khi nó nắm giữ vai trò lãnh đạo khu vực.

ASEAN đã được thành lập cách đây nửa thế kỷ, trong suốt quá trình, ASEAN đã phải đối mặt với các quốc gia lớn trong các cuộc đàm phán. Không thể phủ nhận, tuy nhiên, ASEAN đã đánh mất mục tiêu được đặt ra từ ban đầu khi ASEAN thành lập.

Với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam đã quyết định tham gia vào hiệp định TPP. Sau khi ông Trump nhậm chức và chính thức rút Mỹ khỏi thỏa thuận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ông hoan nghênh sáng kiến ​​TPP 11, hiệp định TPP rất quan trọng đối với hội nhập kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review bên lề hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các Bộ trưởng Thương mại Việt Nam sẽ thảo luận để tìm hướng đi tốt nhất cho hiệp định TPP.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm, Việt Nam sẽ đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục thúc đẩy tái đàm phán hiệp định TPP hay không.

Sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường”làm thay đổi vai trò dẫn dắt của Mỹ

Sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc thay thế cho Mỹ và hiệp định TPP. Hầu như tất cả các diễn giả tại hội nghị đã đề cập đến kế hoạch về cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc. Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak của Thái Lan cho rằng kế hoạch của Trung Quốc sẽ trở thành một nền tảng mới hỗ trợ thương mại tự do toàn cầu.

Quan điểm của chính phủ Thái Lan trong việc thu hẹp khoảng cách chính trị với Trung Quốc, không phải là sai. Nếu Trung Quốc phát triển các cảng biển, đường bộ, đường sắt và các nhà máy nhiệt điện giữa Trung Quốc và châu Âu, Trung Quốc sẽ đạt được thặng dư thương mại lớn và nâng cao nguồn dự trữ ngoại hối. Chính vì thế, ASEAN cũng sẽ có lợi, khi hàng hoá và dịch vụ được trao đổi.

Sáng kiến ​​này sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc, khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng sản xuất dư thừa tại một số ngành công nghiệp. Các sản phẩm thép, xi măng, nguyên vật liệu, thiết bị điện, máy móc và các sản phẩm khác của Trung Quốc  sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu của thế giới.

Một lợi ích khác: Sáng kiến ​​này sẽ đóng góp vào việc quốc tế hoá đồng nhân dân tệ, làm cho nhân dân tệ trở thành đồng tiền thanh toán.

Ngoài ra, nếu nguyên vật liệu và con người được chuyển giao nhằm để thực hiện các công việc xây dựng theo sáng kiến đã đề ra, Trung Quốc có thể dẫn đầu trong việc thiết lập các quy tắc thương mại và đầu tư thông thoáng như chuẩn hoá thuế quan, thủ tục hải quan, các tiêu chuẩn công nghệ và hệ thống pháp lý.

Ông Somkid đã nói, “Sáng kiến của Trung Quốc là một ý tưởng sáng tạo và sáng kiến này khuyến khích các nước hợp tác”.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhìn nhận về sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, ông đã giành nhiều lời khen ngợi cho sáng kiến này, ông nói: “sáng kiến này giúpkết nối phía Đông và phía Tây cũng như các khu vực khác lại với nhau”.

Tokyo thông báo rằng họ đang đàm phán với Bắc Kinh để lãnh đạo hai nước sẽ có chuyến thăm lẫn nhau.

Trong khi đó, sự kêu gọi Nhật Bản tham gia vào Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ Tầng Châu Á do Trung Quốc thành lập đang ngày càng gia tăng.

Các nhà sử học sẽ xem Hội nghị Tương lai Châu Á năm 2017 như là một cột mốc quan trọng trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc.

Ông Ngô Tác Đống - Thủ tướng thứ hai của Singapore, quốc gia được xem là đi đầu trong tự do thương mại cùng với Nhật và Mỹ - đã so sánh Mỹvới Trung Quốc và thúc đẩy các nhà lãnh đạo ASEAN tiến lên phía sau Trung Quốc. “Sáng kiếnvành đai và con đường có khác gì so với chiến lược Trục và nan hoa?”, ông Ngô Tác Đống đã đặt câu hỏi. “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rõ rằng đó không phải là ý định của họ”.

Ông Ngô Tác Đống đã trích dẫn lời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi trả lời các câu hỏi và kiềm chế việc bộc lộ lập trường rõ ràng của mình. Cách tiếp cận đã cho thấy ông đặt kỳ vọng vào Trung Quốc nhưng vẫn lo ngại rằng quốc gia này có thể kiểm soát Châu Á.

Các nhà lãnh đạo quốc gia tham gia hội nghị phải hiểu rằng ASEAN có thể nắm giữ vai trò của mình nếu ASEAN hợp tác kinh tế tốt với Trung Quốcnhưng cũng cần cảnh báo Trung Quốc trước việc gia tăng sức mạnhở Biển Đông.

Nhật Bản cũng có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, thay vì đối đầu với Trung Quốc và mơ ước giành chiến thắng thông qua việc cạnh tranh, Nhật Bản cần phải đảm bảo Trung Quốc sẽ phát triển Châu Á theo cách công bằng nhất.

Nguồn: asia.nikkei.com – XM

Từ khóa: viễn cảnh, tương lai, Châu Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397015
Go to top