Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnASEAN vẫn đang trong quá trình hội nhập kinh tế?

ASEAN vẫn đang trong quá trình hội nhập kinh tế?

asean 1

“ASEAN sẽ mất đi cơ hội nếu không làm sâu sắc thêm các mối quan hệ thương mại trong khu vực” đây là lập luận của ông Andrew Delios, chuyên gia kinh tế của Đại học Quốc gia Singapore (NUS).

ASEAN được cho là một mô hình thành công theo nhiều cách. Số nước thành viên ASEAN đã tăng gấp đôi kể từ khi được thành lập cách đây 50 năm. Khu vực này cũng đã có sự hòa bình và thịnh vượng từ lâu do không có các xung đột cùng với đó là mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Tổng thương mại của các quốc gia ASEAN đã tăng hơn 6 lần, từ 400 tỷ USD lên 2500 tỷ USD kể từ năm 1993.

Tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống ở mười quốc gia thành viên ASEAN, chỉ một số ít trong 600 triệu người trong khu vực sống trong đói nghèo hoặc có thu nhập thấp. Dần dần nhưng chắc chắn, mỗi quốc gia đều cho thấy có sự chuyển đổi từ người nghèo, người có thu nhập thấp sang mức thu nhập trung bình.

Các quốc gia như Singapore là một trong những nước giàu có nhất thế giới. Các quốc gia khác như Việt Nam, đang phát triển nhanh nhất, trong khi Indonesia, Thái Lan, Philippines và Malaysia được coi là những nền kinh tế có thu nhập trung bình cao.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thiết lập Tầm nhìn ASEAN 2020 để tạo ra một khu vực hòa bình và thịnh vượng. Một trong những mục tiêu quan trọng của tầm nhìn này là tăng trưởng kinh tế, tăng cường các mối quan hệ thương mại trong khu vực và cho phép tự do dịch chuyển con người, hàng hoá, dịch vụ và vốn đầu tư trong một thị trường chung ASEAN.

Nhưng có vẻ ASEAN vẫn chưa đạt được một tầm nhìn như vậy.

Mối quan hệ thương mại khu vực và hội nhập kinh tế vùng của ASEAN vẫn còn yếu

Hiện nay, mối quan hệ thương mại nội khối ASEAN vẫn còn khá yếu. Ngoại trừ Lào, thương mại của các nước ASEAN với các nền kinh tế bên ngoài ASEAN vẫn lớn hơn thương mại nội khối. Để dẫn chứng, có thể thấy thương mại nội khối Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã vượt qua mức thương mại ngoại khối chỉ sau 5 năm sau khi NAFTA có hiệu lực.

Ngay cả nền kinh tế mở nhất khu vực là Singapore, thương mại với các quốc gia ASEAN cũng chỉ chiếm một phần tư. Hay như Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập vào thị trường quốc tế thì thương mại nội khối trong ASEAN cũng chỉ chiếm 13%. Một trong những mục tiêu chính sách của ASEAN là cải thiện quan hệ thương mại nội khối ASEAN đã không đạt được.

Thương mại nội khối ASEAN tỏ ra không hấp dẫn với các quốc gia thành viên so với thương mại ngoại khối. Theo một cách hiểu khác, điều này có nghĩa là mối liên kết kinh tế giữa các nước ASEAN không thực sự sâu sắc. Các mối liên kết như vậy là cần thiết và là động lực để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho các doanh nghiệp ASEAN.

Thương mại nội khối ở mức độ thấp có nghĩa là các nước ASEAN phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các thị trường khổng lồ như Mỹ và Trung Quốc nhiề u hơn so với thị trường ASEAN. Có rất nhiều cách để thúc đẩy các mối quan hệ thương mại trong nội khối ASEAN với điều kiện là các nhà hoạch định chính sách của ASEAN phải thực hiện như là việc cắt giảm các hàng rào thuế và phi thuế.

Các ý kiến cho rằng các nước ASEAN đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau và cần phải bảo hộ là hoàn toàn không chính xác. Các quốc gia có thu nhập thấp và các quốc gia có thu nhập cao hoàn toàn có thể hưởng lợi từ thương mại với nhau. Các công ty và các quốc gia luôn luôn cạnh tranh với nhau, nhưng cạnh tranh không phải là một điều tồi tệ. Cạnh tranh là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

ASEAN sẽ mất đi cơ hội nếu không làm sâu sắc thêm các mối quan hệ thương mại trong khu vực

Tăng trưởng tại Trung Quốc là một thách thức cho ASEAN

Kinh tế Trung Quốc bùng nổ trong giai đoạn những năm 1990. Rất nhanh chóng, Trung Quốc trở thành điểm đến thu hút giới kinh doanh trên toàn thế giới, tại đây thương mại quốc tế nở rộ và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài gia tăng với tốc độ chóng mặt. Trung Quốc đã thiết lập mạng lưới sản xuất rộng lớn, điều này cũng có thể đã được xây dựng trong ASEAN, cộng đồng đầu tư thế giới đã nhìn nhận ASEAN như một thực thể duy nhất.

Trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã dẫn đến việc tiền lương lao động tăng lên khiến chi phí sản xuất trong nước tăng cao hơn, các cơ hội mới đã xuất hiện trong việc đoạt lại các ngành công nghiệp quy mô lớn đã dịch chuyển sang Trung Quốc. Mạng lưới sản xuất khu vực có thể sẽ dịch chuyển ra khỏi miền đông Trung Quốc. Nhưng họ sẽ chuyển sâu vào nội địa của Trung Quốc, Ấn Độ hay các nước ASEAN?

Một ASEAN mở, cạnh tranh và tích hợp là cơ hội tuyệt vời để thu hút các ngành công nghiệp mới.

Nhưng để điều này xảy ra, cần thực hiện các bước để đạt được Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - một sáng kiến ​​được chờ đợi từ lâu để kết hợp các nền kinh tế đa dạng của khu vực vào một thị trường đơn nhất, một thị trường cân bằng về cơ hội và quyền lợi. Khi được nhìn nhận là một thị trường đơn nhất ASEAN là một thực thể kinh tế đáng gờm, có chính sách đối nội và đối ngoại cởi mở hơn các cường quốc kinh tế khác như Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, dường như có rất ít dấu hiệu cho thấy sự hành động của các quốc gia ASEAN trong vòng đàm phán gần đây nhất. Thay vào đó, các cuộc hội đàm tập trung vào những lời hứa hẹn không xác định và mơ hồ về hợp tác và hội nhập. Thông cáo báo chí dường như tập trung chủ yếu vào các vấn đề an ninh, đặc biệt là những vấn đề nổi cộm như nguy cơ gây hấn của Bắc Triều Tiên, các phản ứng tập thể đối với các hành vi bành trướng ở Biển Đông, và các khẳng định lại sự độc lập về chính sách của các quốc gia. Các vấn đề an ninh khu vực thường chiếm ưu thế trong các chương trình nghị sự.

Thật là không may bởi vì điều đó để lại những câu hỏi chưa được giải đáp về tiến trình hội nhập kinh tế ASEAN đang diễn ra như thế nào. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhiều lần kêu gọi hội nhập kinh tế, nhưng hành động cụ thể để thể hiện dường như không theo kịp. Hành động cụ thể sẽ thúc đẩy sự tin tưởng của nhà đầu tư và thu hút thêm nhiều doanh nghiệp trong khu vực. Nhưng điều này đã không xảy ra.

Vậy ASEAN có thể làm gì? Một số người nói rằng nó có thể được khích lệ hơn nếu cuộc đàm phán mang lại một trong hai kết quả.

Kết quả thứ nhất: Tập trung hợp tác với các khu vực khác.

Tuyên bố của lãnh đạo ASEAN về việc thành lập AEC là rất ấn tượng tuy nhiên thực tế đạt được thì ít hơn mong đợi.

Các nhà lãnh đạo ASEAN thường tuyên bố khối này đạt đạt được thành công bởi vì các quốc gia thành viên đang phát triển tốt, nhưng khu vực này không thể hiện đúng tiềm năng của nó.

Các chính sách và các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN thường rất thận trọng. Họ đã không hành động để tối đa hoá cơ hội phát triển về thương mại kinh tế và liên kết với nhau.

Thực tế cho thấy hầu hết các nước ASEAN có tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ các hiệp định FTA song phương, các sáng kiến về đầu tư ngoài ASEAN và các sáng kiến trong nước. Đây có thể là kết quả của việc thiếu hội nhập kinh tế, nhưng cũng có thể là lý do giải thích tại sao hội nhập kinh tế trong khối ASEAN lại có vẻ mờ nhạt. Các đối tác thương mại nước ngoài hiểu rõ thực tế rằng ASEAN không phải là một thị trường chung, điều này khiến cho các nước như Mỹ dễ dàng rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ít có khả năng cho thấy sẽ có bất kỳ cuộc thảo luận nào về một Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) được thực hiện.

Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách nên thừa nhận rằng AEC chủ yếu là một diễn đàn để ổn định quan hệ giữa các quốc gia thành viên. Họ nên thừa nhận rằng AEC thống nhất các quốc gia thành viên trên mặt trận chính trị khi đối mặt với những thách thức từ các đối thủ lớn của khu vực như Trung Quốc hay Ấn Độ. Họ nên khẳng định lại rằng AEC khuyến khích hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia có sự khác biệt về xã hội và văn hoá.

Nếu ASEAN không đưa ra những biện minh rằng đã có những tiến bộ hướng tới AEC, thì các nhà hoạch định chính sách phải thực sự bắt đầu công việc làm cho AEC trở thành hiện thực. Điều này bắt đầu với kết quả thứ 2.

Kết quả thứ hai: Thiết lập chỉ dẫn và mục tiêu rõ ràng về hôi nhập kinh tế

Không ai mong đợi AEC xuất hiện ngay lập tức vào ngày hôm sau. Nhưng cũng không ai cho rằng AEC sẽ thành hiện thực nếu các cuộc họp của ASEAN kết thúc chủ yếu bằng tuyên bố về tầm nhìn và các hướng dẫn chung cho phát triển.

Thay vào đó, nếu AEC là để dẫn đến hội nhập kinh tế khu vực và là tiền thân của RCEP như là sứ mệnh của nó, thì các nhà hoạch định chính sách phải hướng dẫn và đo lường sự hội nhập với các thước đo hữu hình. Các chính trị gia cá nhân có thể nhảy múa xung quanh hùng biện. Nhưng một khi các mục tiêu và đường chỉ dẫn rõ ràng đã được thiết lập, thì các nước và ASEAN sẽ phải hành động như họ đã tuyên bố.

Các nhà lãnh đạo ASEAN cần thiết lập các thước đo rõ ràng để đo lường sức khoẻ tổng thể của hội nhập kinh tế ASEAN cũng như thương mại và đầu tư bên ngoài. Cần phải có những bước quyết định cuối cùng để tạo thuận lợi thương mại cùng với đó là  việc loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế. Đầu tư qua biên giới phải được tự do hóa. Các doanh nghiệp hàng đầu của quốc gia phải được tiếp cận với môi trường cạnh tranh hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vượt ra ngoài biên giới của mình. Cơ sở hạ tầng phải được cải thiện để vấn đề hậu cần trong ASEAN được tốt hơn.

Đây là những mục tiêu khá cao nhưng nếu ASEAN hướng tới mục tiêu cao và sẵn sàng làm việc để đạt được những mục tiêu đó, thì có thể tiến tới tiến trình hội nhập kinh tế.

Khi các cuộc đàm phán tiếp theo diễn ra, các nhà lãnh đạo có thể đánh giá sự hình thành của AEC là đúng đắn hay không. Thay vì ban hành các tuyên bố về quá rộng và tổng hợp nhiều vấn đề kinh tế, các nhà lãnh đạo có thể tập trung vào các mục tiêu cụ thể có thể đo lường để bảo vệ những thành tựu của ASEAN.

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra hai lần mỗi năm là quá lãnh phí. Một số lượng lớn nhân lực được huy động để điều phối và bảo vệ. Các phái đoàn phụ tá hùng hậu cần phải lên kế hoạch hội nghị thượng đỉnh và đi đến đó. Thời gian quý báu của các nhà lãnh đạo bị tiêu tốn bởi những cuộc hội nghị này.

Những chi phí và hy vọng của người dân ASEAN gắn liền với các hội nghị thượng đỉnh, vì vậy họ mong đợi chúng được sử dụng một cách hợp lý hơn. Nếu ASEAN đang nghiêm túc trong việc theo đuổi hội nhập khu vực, thì đã đến lúc phải gieo các hạt mầm và gắn những chiếc bu lông để làm cho nó thành hiện thực

Giáo sư Andrew Delios là Trưởng khoa Chiến lược và Chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

Nguồn: channelnewsasia.com - HY

Từ khóa: ASEAN, vẫn đang, trong quá trình, hội nhập kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407442
Go to top