Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnRCEP có thể đi xa đến đâu ?

RCEP có thể đi xa đến đâu ?

RCEP

Khác với ‘những tiêu chuẩn vàng’ của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mang định hướng thị trường, thiếu gắn kết với các quy định của WTO và chịu dẫn dắt bởi Trung Quốc. Quan điểm này nhận được sự đồng thuận bởi giới chuyên gia nằm ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 nước đối tác.

Giờ đây, khi mà TPP đang bế tắc, đã có nhiều sự chú ý hơn dành cho thỏa thuận của ASEAN, hứa hẹn sẽ giành lấy vai trò quan trọng trong khu vực nhằm đối trọng với TPP. Dẫu sao, những lời hứa là vẫn chưa đủ và cần có những nỗ lực lớn lao từ các bên để tạo ra thỏa thuận thương mại nhiều ý nghĩa.

RCEP là siêu thỏa thuận thương mại duy nhất còn lại trong khu vực, mặc dù vẫn đang trong quá trình đàm phán. Tương lai của TPP có thể được quyết định vào cuối tháng này, nhưng nếu không có Mỹ, khả năng hồi sinh TPP là rất thấp.

Tuy nhiên, vẫn có những quốc gia đặt kỳ vọng vào TPP-1 được dẫn dắt bởi Nhật Bản hay Australia, với các điều khoản sửa đổi và điều chỉnh lại nhằm bù đắp cho tổn thất từ thị trường Mỹ. Trong quá khứ, thất bại của Tổ chức Thương mại Quốc tế đã chuyển hóa thành việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới mà chúng ta biết ngày nay, nguyên nhân cũng do Quốc hội Mỹ lúc bấy giờ không chấp thuận. Đấy là một chỉ dẫn thú vị trong lúc Tổng thống Mỹ hiện nay liên tục phát đi thông điệp phản đối toàn cầu hóa.

Bất kể số phận của TPP mà không có Mỹ, TPP đã tác động đến cơ chế luật lệ của từng nước ký kết và thúc đẩy những thay đổi trong quản trị kinh tế toàn cầu, đến mức RCEP phải thay đổi ở mức độ khả thi nhất nhằm theo kịp những tiêu chuẩn vàng trong TPP.  

RCEP hội tụ tính năng động của nền kinh tế 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 nước đối tác. Do đó, tập hợp các tương tác của RCEP khá phong phú, dựa trên lợi ích phức tạp của từng nước và giữa các nhóm nước.

Cắt giảm thuế quan, quy tắc xuất xứ, thương mại dịch vụ và đầu tư là những vấn đề mà các nhà thương thuyết gặp khó khăn nhất định, nếu muốn kéo Trung Quốc và Ấn Độ về một phía, Nhật Bản, Australia và New Zealand phía còn lại, trong khi đặt AEC vào trung tâm.

Thỏa thuận RCEP nên tăng cường đối thoại giữa các nước thành viên, tạo ra tự do hóa thương mại sâu hơn, gia tăng phạm vi của thương mại dịch vụ, làm tăng tổng thể các quy tắc hiện có của WTO, đồng thời tinh giản và cải thiện quy tắc xuất xứ.

Bằng cách thảo luận chặt chẽ trước khi kết thúc đàm phán, và tập trung vào các vấn đề nổi bật như lao động, môi trường, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước, RCEP hiện đang thu hút sự chú ý của một số tổ chức quốc tế, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). APEC hiện đang xây dựng một số sáng kiến khu vực dựa trên nền tảng từ RCEP. Để quá trình này thực sự hữu hiệu, không gì khác ngoài việc chính bản thân thỏa thuận RCEP phải thực sự hấp dẫn các nước đối tác như Nga, Canada hoặc Peru.

Ngoài ra, bên cạnh áp lực từ phía các nước thành viên APEC, RCEP còn chịu áp lực khi năm nay ASEAN tiến hành kỷ niệm 50 năm thành lập.

Cho dù có đạt được thành công vào cuối năm 2017 hay không, RCEP luôn là mong ước của tất cả các bên liên quan.

Nguồn: thestandard.com.ph - HT

Từ khóa: RCEP, có thể, đi xa, đến đâu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407461
Go to top