Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếQuy định ghi nhãn hàng hóa khiến doanh nghiệp tốn thêm thời và chi phí

Quy định ghi nhãn hàng hóa khiến doanh nghiệp tốn thêm thời và chi phí

29.09-01

Việc đưa thêm nhiều quy định về nhãn hàng hóa có thể làm tăng chi phí cho doanh nghiệp lại gây khó cho quản lý.

Còn nhớ, tháng 6 năm ngoái, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 43/2017/NĐ-CP (Nghị định 43) về nhãn hàng hoá.

Một năm sau, Bộ KH&CN lại đang có bản dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều ở Nghị định 43 với một số quy định về ghi nhãn hàng hoá mà doanh nghiệp phản ánh là có thể gây khó cho họ.

Doanh nghiệp tốn thời gian và chi phí

Bình luận về sự thay đổi nhanh chóng này, ông PGS-TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) nói rằng: “Tính ra trong vòng 4 năm qua cứ 2 năm một lần cơ quan nhà nước ra quy định thay đổi quy định nhãn hàng hóa, khổ cho doanh nghiệp quá. Mỗi lần như vậy các doanh nghiệp mất hàng ngàn tỉ đồng...

“Những quy định hiện hành về nhãn hàng hóa cơ bản đã đáp ứng công tác quản lý nhãn hàng hóa tại Việt Nam, nhất là nhãn của sữa và sản phẩm chế biến từ sữa. “Nếu phải sửa đổi bổ sung trong giai đoạn này chúng tôi thấy chưa cần thiết do việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý về nhãn hàng hóa thay đổi quá nhiều trong một thời gian ngắn (3 lần trong 4 năm), sẽ gây lãng phí về kinh phí, công sức của doanh nghiệp và gây bất ổn môi trường kinh doanh nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 như hiện nay”, đại diện VDA nhìn nhận.

Bên cạnh đó, ông Trung cũng đồng tình với việc bỏ cụm từ “hàng hóa xuất khẩu” ra khỏi phạm vi điều chỉnh của dự thảo nghị định. “Nếu giữ lại thì nên có một điều riêng về nhãn cho hàng xuất khẩu phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế, không để lẫn với nhãn hàng bán trong nước. Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông ở thị trường nội địa mới phải tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa của Việt Nam” – ông Trung đề xuất.

Có cùng nỗi lo với Vasep, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bày tỏ quan ngại khi dự thảo đề xuất đưa “hàng xuất khẩu” vào phạm vi điều chỉnh của Nghị định về nhãn hàng hóa.

Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa mà phải ghi nhãn theo cả quy định pháp luật Việt Nam lẫn nước nhập khẩu là rất bất hợp lý, gây tốn kém mà không có lợi gì cho người tiêu dùng. Thậm chí là bất khả thi khi pháp luật Việt Nam và nước xuất khẩu có điểm khác biệt. Từ trước đến nay, hàng xuất khẩu không phải tuân theo quy định về ghi nhãn hàng hóa trong nước, chưa thấy có báo cáo đánh giá tác động nào khẳng định việc “không quy định” đã ảnh hưởng và gây hệ lụy đến giao thương, đến kinh tế và sự hội nhập.

Theo VASEP, nếu phải thực hiện ghi nhãn theo quy định của Việt Nam sẽ gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp. Như ngành thủy sản mỗi năm xuất khẩu hàng triệu tấn thành phẩm hay ngành da giày mỗi năm xuất hơn 1 tỉ đôi giày, dép các loại, nếu phải thay đổi nhãn, mỗi đôi chỉ cần tốn thêm 100 đồng để làm nhãn mới là đã tốn hơn 100 tỉ đồng. Nếu tất cả các ngành sản xuất đều phải thay nhãn, tổng thiệt hại có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.

“Đối với hàng xuất khẩu dạng gia công thường chỉ ghi tên của chủ sở hữu (như Cotsco,Walmart, AquaStar….) theo luật của Mỹ và châu Âu, dự thảo bắt ghi tên nhà sản xuất theo luật Việt Nam chắc chắn nhiều đối tác không chấp nhận” – VASEP lo lắng.

Nhiều chỉ tiêu hơn cả Nhật Bản

Đại diện nhóm thực phẩm dinh dưỡng thuộc EuroCham lại đưa ra một bất hợp lý khác tại Nghị định 43 sửa đổi.

Đó là điều 17 khoản 5A quy định "Đối với thực phẩm được công bố là thực phẩm dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng, trên nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện thông tin về các thành phần dinh dưỡng tối thiểu gồm: tổng năng lượng; hàm lượng chất béo bao gồm chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa; hàm lượng protein; hàm lượng carbonhydrate, bao gồm cả đường; hàm lượng muối".

Quy định này gây tốn kém, quá nhiều chỉ tiêu và khó khả thi. Ngay như Nhật Bản, có yêu cầu rất cao về an toàn thực phẩm, cũng chỉ yêu cầu nhãn thực phẩm ghi 5 chỉ tiêu: năng lượng, đạm, chất béo, bột đường, natri (muối), và có loại trừ chứ không phải là 8 chỉ tiêu cho tất cả thực phẩm bao gói sẵn như dự thảo.

Để chống gian lân thương mại, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng nếu cần ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu thì Nghị định 43 hiện hành đã có sẵn các điều quy định rất phù hợp rồi. Như khoản 1 Điều 9 yêu cầu bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa; khoản 1 Điều 15 về xuất xứ hàng hóa. Do đó, chỉ cần quy định hàng hóa xuất khẩu phải tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu là đủ.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp

Từ khóa: quy định, ghi nhãn, hàng hóa, doanh nghiệp, tốn, thời, chi phí

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394661
Go to top