Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLiệu hội nhập kinh tế châu Á cuối cùng có được thực hiện rộng rãi thông qua AIIB?

Liệu hội nhập kinh tế châu Á cuối cùng có được thực hiện rộng rãi thông qua AIIB?

14.08-12

Những lời kêu gọi hội nhập kinh tế khu vực ở châu Á không phải là mới, nhưng lời kêu gọi gần đây nhất của Tập Cận Bình yêu cầu Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đảm nhiệm vai trò dẫn dắt hội nhập khu vực được đưa ra vào một thời điểm thuận lợi hơn, khi mà Mỹ rút lui khỏi các tổ chức toàn cầu và đồng USD đang giảm dần sức ảnh hưởng.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi AIIB “thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực” ở Châu Á. Đó là một ý kiến đáng trân trọng (một hy vọng có thể đạt được) và đã được các nhà lãnh đạo châu Á khác đưa ra trước đây, tuy nhiên lời kêu gọi của ông Tập lại hợp thời hơn.

Việc nhà lãnh đạo Trung Quốc đề nghị AIIB đóng vai trò dẫn đầu trong việc thúc đẩy hội nhập khu vực dường như có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Vì với hơn 100 quốc gia thành viên (ở châu Á, châu Phi và nhiều khu vực khác), AIIB sẽ giúp củng cố và hợp thức hóa sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực.

Lời kêu gọi của Tập Cận Bình được thực hiện trong cuộc họp gần đây của AIIB - cuộc họp thường niên lần thứ năm ở Bắc Kinh, diễn ra khi thế giới đang chia rẽ thành các khối địa chính trị đối đầu nhau, khi thương mại toàn cầu đang thu hẹp, chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy, chủ nghĩa đa phương không còn được ủng hộ và các quốc gia thể hiện thái độ cứng rắn trước diễn biến phức tạp của thế giới.

Có vẻ như đây không phải là một thời điểm tốt để thúc giục hội nhập khu vực, nhưng có một logic nghịch lý đằng sau lời kêu gọi của Tập Cận Bình. Những lời kêu gọi đoàn kết thống nhất trước đây không thành công là do động lực để tiến tới hội nhập khu vực chưa đủ mạnh mẽ, tuy nhiên mọi thứ đang thay đổi một cách đáng kể.

Trước đây, các nước trong khu vực, ví dụ như Malaysia và Nhật Bản, đã đưa ra các lời kêu gọi hội nhập kinh tế khu vực ở châu Á khi Hoa Kỳ tham gia sâu hơn vào thương mại nơi đây, và khi các cam kết duy trì các liên minh an ninh của Washington tại khu vực được bảo đảm.

Vào thời điểm đó, vai trò quan trọng của đồng USD không có gì phải bàn cãi (ngay cả khi có một số phản đối về vệ thế thống trị của nó) và Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của các nước châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc chỉ là một điểm sáng mới nổi, trong khi đó, các tổng thống Mỹ được bầu nhìn chung là những người hành xử có trách nhiệm.

Tuy nhiên, tất cả điều này đang dần thay đổi. Tổng thống Donald Trump giáng một đòn chí mạng vào thương mại châu Á và toàn cầu thông qua việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), phát động cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc, và phá hoại chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Mặt khác, đồng đô la USD gần như đi vào thời kỳ sụt giảm chưa từng có so với hầu hết các loại tiền tệ phổ biến khác, điều này đã đặt ra các vấn đề nghi ngờ về vị thế trong thời gian sắp tới của đồng USD - đồng tiền dự trữ và giao dịch chính của thế giới, và Washington gần như sẽ rút lại các liên minh an ninh quan trọng.

Nói tóm lại, Mỹ sắp trở thành kẻ thù, hay đúng hơn là một người bạn và người đồng minh không đáng tin cậy. Do đó, những lời kêu gọi mới về hội nhập khu vực do Trung Quốc lãnh đạo dường như gặp thời cơ thuận lợi hơn trước đây.

Vây tại sao AIIB được xem như một công cụ của sự hợp tác khu vực? Trước hết, Bắc Kinh đã đạt được sức mạnh kinh tế đáng gờm ở châu Á và ở các khu vực khác, thêm vào đó sự ảnh hưởng ngoại giao của Bắc Kinh ngày càng tăng, và Trung Quốc cũng đang tăng sự hiện diện quân sự ở các khu vực của Đông Á.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc chủ yếu thể hiện ở cấp độ song phương chứ không phải đa phương; sự hiện diện và ảnh hưởng thể chế của nước này ở châu Á đã bị hạn chế phần nào.

Điều này có liên quan đến việc triển khai chiến lược Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, do ông Tập đã khởi xướng vào năm 2013 cùng thời điểm đề xuất AIIB. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường không được thiết lập để cung cấp “quyền sở hữu” các dự án cho các nước tham gia.

Do đó, một số chuyên gia dự đoán AIIB đóng một vai trò quan trọng hơn trong vấn đề này. Xing Yuqing, trước đây là giáo sư kinh tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách sau đại học của Tokyo, nhận định rằng sau khi ngân hàng chính thức thành lập thì Trung Quốc “có thể đạt được các mục tiêu chính sách rộng lớn hơn thông qua AIIB”.

Ông nói, Trung Quốc có thể "sử dụng AIIB để đạt được các mục tiêu ngoại giao, kinh tế và chính trị như cung cấp viện trợ đa phương, nuôi dưỡng thị trường mới, phát triển 'quyền lực mềm' và thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực châu Á" đồng thời hỗ trợ cho chiến lược Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.

Một thể chế đa phương do Trung Quốc lãnh đạo có thể đảm bảo rằng viện trợ đa phương của Trung Quốc “phục vụ lợi ích quốc gia và phát triển vai trò lãnh đạo khu vực của Trung Quốc”.

Điều này cộng hưởng với những gì ông Tập phát biểu tại cuộc họp thường niên AIIB vào ngày 28 tháng 7. AIIB được thiết kế để phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án kết nối ở châu Á, đồng thời làm sâu sắc hơn sự hợp tác khu vực.

So với những mục tiêu đầy tham vọng trên, cách tiếp cận của AIIB cho đến nay vẫn còn khá thận trọng, tập trung vào việc xây dựng một hồ sơ theo dõi cho vay, ít gây tranh cãi hơn so với chiến lược Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, ông Tập hiện đã kêu gọi ngân hàng “thực hiện đúng sứ mệnh và kỳ vọng của Trung Quốc”.

Một thể chế đa phương do Trung Quốc lãnh đạo hiện tại có thể có nhiều sức hấp dẫn hơn so với khi cựu thủ tướng Malaysia- ông Mahathir Mohamad đưa ra ý tưởng của mình vào năm 1990 cho một nhóm kinh tế Đông Á, hoặc khi “Mr Yen”- Eisuke Sakakibara- cựu thứ trưởng Bộ tài chính Nhật Bản đề xuất Quỹ Tiền tệ Châu Á vào năm 1997 .

Ngân hàng phát triển châu Á từng ủng hộ mạnh mẽ hội nhập kinh tế khu vực dưới thời cựu chủ tịch Haruhiko Kuroda và thậm chí đã thành lập một văn phòng đặc biệt để thúc đẩy ý tưởng này. Nhưng ý tưởng đó dần rơi vào quên lãng và Trung Quốc hiện nay dần trở thành trụ cột của sự hợp tác khu vực.

Các cường quốc khác trong và ngoài châu Á có thể cảm thấy thoải mái hơn với ý tưởng về một tổ chức nhiều bên tham gia, qua đó dẫn dắt định hướng nổ lực của Trung Quốc trong việc tăng cường ảnh hưởng kinh tế ở châu Á, ngay cả khi Bắc Kinh vẫn duy trì tác động chi phối đối với AIIB.

Nguồn:

https://www.scmp.com

Từ khóa: hội nhập kinh tế, châu Á, cuối cùng, thực hiện rộng rãi, thông qua, AIIB

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387289
Go to top