Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnMỹ cần đàm phán với Trung Quốc, chứ không phải trả đũa

Mỹ cần đàm phán với Trung Quốc, chứ không phải trả đũa

logistics 2206

Trung Quốc là thị trường lớn nhất của hãng General Motors (GM) của Mỹ. Nhưng ở Trung Quốc, GM không có tên là GM Trung Quốc, mà là SAIC-GM, công ty liên doanh giữa GM và một công ty ô tô vốn Nhà nước lớn nhất Trung Quốc.Tất cả các công ty ô tô hoạt động ở Trung Quốc đều phải liên doanh như vậy, ví dụ như SAIC-Volkswagen, GAC-Toyota và Changan-Ford. Và đương nhiên, đối tác liên doanh phải là doanh nghiệp Nhà nước và tên các doanh nghiệp nhà nước đó luôn được đặt trước trong tên công ty liên doanh.

Hình thức liên doanh này không phải chỉ diễn ra trong ngành ô tô, mà còn trong một số ngành khác, bao gồm tài chính và viễn thông. Thậm chí, cho dù luật pháp Trung Quốc không quy định, các công ty nước ngoài cũng phải liên doanh nếu muốn có chỗ đứng trong môi trường kinh doanh đầy phức tạp của Trung Quốc. Các rào cản gia nhập thị trường buộc các công ty nước ngoài phải lựa chọn: một là chấp nhận chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ công nghệ với các đối tác trong liên doanh, đôi khi còn phải chia sẻ với chính phủ Trung Quốc; hai là phải từ bỏ thị trường lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới này.

Tuy nhiên, mặc cho rào cản gia nhập thị trường, các công ty nước ngoài vẫn đầu tư vào Trung Quốc, bởi triển vọng tăng trưởng không nước nào sánh nổi. Minh chứng rõ ràng là tốc độ tiêu thụ ô tô. Vào năm 2000, năm trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, chỉ không đến 2 triệu chiếc xe được bán ở Trung Quốc. Nhưng đến năm ngoái, con số này đã là 23.9 triệu chiếc, trong khi Mỹ chỉ bán được 17.5 triệu chiếc cộng gộp cả năm 2000 và năm 2016 lại.

Còn đối với Trung Quốc, lợi ích của việc tạo ra rào cản là Chính phủ và các công ty trong nước có thể được chia lợi nhuận lớn từ các liên doanh thay vì để cho công ty nước ngoài hưởng trọn. Nhưng ngược lại, bất lợi của việc tạo ra thị trường kém cạnh tranh chính là giá cả hàng hóa sẽ cao hơn và sản phẩm ít đa dạng hơn. Các sản phẩm mới cũng ít khi xuất hiện ở thị trường Trung Quốc bởi vì Mỹ cũng như các nước khác không muốn chia sẻ công nghệ với công ty Trung Quốc.

Vấn đề leo thang

Trong những năm 2000, khi kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng 2 con số, không ai phàn nàn về việc đó. Các công ty Mỹ vẫn vui vẻ vì được gia nhập thị trường đang tăng trưởng mạnh. Còn bây giờ, khi kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng chậm và Trung Quốc ngày càng tăng vị thế cạnh tranh, nước Mỹ mới ngừng tự mãn.

Điều mà các công ty nước ngoài lo ngại là quy định pháp luật của Trung Quốc, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều hướng đến việc chia sẻ công nghệ. Ví dụ, để đối phó ô nhiễm môi trường, Trung Quốc đặt ra mục tiêu trước năm 2018, 8% xe bán ra phải dùng điện và mục tiêu này trước năm 2020 là 12%. Từ góc độ môi trường, kế hoạch này rất ân tượng, nhưng từ góc nhìn của doanh nghiệp, kế hoạch này có ý đồrõ ràng. Bước đi này buộc các nhà sản xuất phải đem công nghệ sản xuất xe điện vào Trung Quốc nếu không muốn bị đánh thuế 25% nếu như nhập khẩu xe từ nước ngoài.

Quy định thậm chí còn ngặt nghèo hơn đối với các công ty công nghệ và máy tính. Ví dụ như Hãng IBM đã phải tiết lộ mã nguồn để đổi lấy sự hỗ trợ trong việc mở rộng thị phần tại Trung Quốc. Hãng Apple thì tạm thời bị cấm bán dòng điện thoại tương tự với dòng điện thoại mang thương hiệu Trung Quốc. Hãng Qualcomn, sau khi bị Trung Quốc phạt 975 triệu USD năm 2015 vì hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hiện nay đành phải liên doanh với Công ty Nhà nước để sản xuất chip vi tính công nghệ cao. Tất cả các công ty công nghệ Mỹ đang phải chật vật với các quy định địa phương hóa dữ liệu của Trung Quốc.

Trung Quốc đang thu “phí gia nhập” quá cao, đến mức tiền thu được đủ để phát triển đất nước. Đây quả là một chính sách khôn ngoan. Tuy nhiên,Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, vì vậy Trung Quốc cần hành động theo chuẩn mực chung để giúp củng cố quá trình toàn cầu hóa. Các nền kinh tế mới nổi cũng thường sử dụng các chính sách không đẹp kiểu như vậy, ví dụ như Mỹ trong những năm đầu phát triển cũng đã ăn cắp các bí quyết thương mại của Anh, buôn lậu lao động và công nghệ dệt may từ nước Anh về Mỹ (vi phạm luật xuất khẩu và di cư của Anh). Nhưng với một nền kinh tế phát triển, những chính sách kiểu nay nên được loại bỏ. Ở Trung Quốc, việc cải cách các chính sách đầu tư vẫn còn chậm.

Trả đũa hay Đàm phán?

Mối quan ngại của chính phủ Mỹ và các công ty Mỹở Trung Quốc là chính đáng. Một trong những cách đáp trả là đánh thuế và hạn chế đầu tư đối với các công ty Trung Quốc đang hoạt động ở Mỹ. Và để có thể áp thuế trừng phạt lên Trung Quốc, Mỹ đã lợi dụng Điều khoản 301 của Luật Thương Mại Mỹ để phát động điều tra vấn đề sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc.

Biện pháp trừng phạt chỉ có thể hiệu quả nếu như Mỹ có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều hơn chiều ngược lại. Nhưng trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu đều phụ thuộc lẫn nhau, đẩy căng thẳng thương mại leo thang không phải là cách hay. Chính quyền Mỹ sẽ bị coi là đang vi phạm điều ước quốc tế. Điều này đẩy Mỹ vào tình thế bị xem là “kẻ sai”, mà đáng ra nên là Trung Quốc.

Khả năng cao là Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt. Năm 2015, khi Mỹ áp thuế chống phá giá lên tấm năng lượng mặt trời của Trung Quốc, Trung Quốc đã đáp trả bằng cách áp thuế chống phá giá lên sản phẩm tương tự của Mỹ xuất vào Trung Quốc. Thậm chí chỉ cần Mỹ đưa ra đe dọa (chưa áp thuế) cũng dẫn đến việc trả đũa của Trung Quốc. Quay lại năm 2011, khi Mỹ dọa đánh thuế tấm pin năng lượng mặt trời, Trung Quốc đã ngay lập tức áp thuế chống phá giá lên vài mẫu xe SUV của Mỹ. Nếu Mỹ đánh thuế trừng phạt lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc, Trung Quốc cũng sẽ đáp trả vào hàng xuất khẩu của Mỹ, như đậu nành hay máy bay, và càng làm khó các nhà đầu tư Mỹ muốn gia nhập thị trường Trung Quốc.

Thay vì đáp trả thương mại, một cách khác tốt hơn là kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán. Chỉ khi các quốc gia phát triển cùng hợp sức mới có thể khiến Trung Quốc mở cửa thị trường. Còn hành động đơn phương chỉ càng phản tác dụng. Mỹ không nên hành động đơn phương, mà nên thông qua WTO và nhóm G-20, nhưng cách tốt vẫn là lập ra quy tắc thương mại mới thông qua các hiệp định khu vực, như Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TIIP), Hiệp định EU-Nhật Bản và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Các hiệp định thương mại lớn trên sẽ bao gồm các quy tắc rất nghiêm ngặt về sở hữu trí tuệ, về công ty nhà nước và về đầu tư nước ngoài. Khi đó, các công ty Trung Quốc sẽ bị bất lợi nếu Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản có quyền ưu tiên hơn khi tiếp cận các thị trường khác. Cách duy nhất để Trung Quốc lấy lại thế cân bằng là tham gia các hiệp định mới, đồng nghĩa với việc Trung Quốc phải tuân thủ luật chơi.

Chiến thuật này sẽ có nhiều lợi thế hơn là áp đặt lệnh trừng phạt. Thứ nhất nó không dẫn đến chiến tranh thương mại, vừa tốn kém lại vừa đẩy các doanh nghiệp Mỹ vào thế nguy hiểm. Ngoài ra, chiến lược này giúp các doanh nghiệp Mỹ tiếp cận với nhiều thị trường lớn trên thế giới. Thứ hai, chiến lược cũng giúp Mỹ trở thành quốc gia dẫn dắt thương mại toàn cầu và là nước đặt ra luật chơi, đối lập với hình ảnh "kẻ tội đồ của thế giới” như cách Mỹ làm hiện nay.

Trong khi Mỹ càng tỏ ra ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc ngày nay rất chuộng thương mại tự do. Trung Quốc không ngừng đàm phán các Hiệp định thương mại khu vực và sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia giảm thiểu chi phí giao dịch thông qua sáng kiến “Vàng đai, Con đường” với nội dung trọng tâm là Trung Quốc sẽ tài trợ cho các nước nằm trên vành đai xuyên Á-Âu xây dựng cơ sở hạ tầng. Nếu như Mỹ là kẻ dẫn dắt thương mại toàn cầu, Trung Quốc đã không thể hành động như vậy, nhưng tình hình hiện nay không phải vậy. Và Mỹ sẽ sớm nhận ra rằng mình đang đơn độc trong hành động đơn phương trừng phạt Trung Quốc của mình.

Caroline Freund

Nguồn: Bloomberg

Từ khóa: Mỹ, cần, đàm phán, Trung Quốc, trả đũa

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007397866
Go to top