Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnQuan hệ Asean & Nhật Bản -Từ quá khứ đến hiện tại

Quan hệ Asean & Nhật Bản -Từ quá khứ đến hiện tại

asean-japan

Tôi rất vui mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập khu vực các quốc gia Asean! Quan hệ hợp tác giữa Asean và Nhật Bản chính thức được thiết lập vào năm 1973, thông qua Diễn đàn Asean-Nhật Bản trong lĩnh vực cao su. Năm 1977, Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda trong chuyến viếng thăm chính thức Đông Nam Á lần đầu tiên đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Asean-Nhật Bản và làm cơ sở nền móng cho việc phát triển mối quan hệ tương lai của Asean-Nhật Bản, với "Học thuyết Fukuda",Nhật Bản đã đưa ra những nguyên tắc ngoại giao giữa 2 đối tác, dựa trên "Mối quan hệ hữu nghị".

Năm nay, đánh dấu kỷ niệm 40 năm của "Học thuyết Fukuda" và là năm của nhiều cột mốc quan trọng trongmối quan hệ Asean-Nhật Bản. Nhật Bản là đối tác lâu đời nhất của Asean. Vào đầu năm 2017, Thủ tướng Shinzo Abe đã thăm Asean và một lần nữakhẳng định những cam kết của ông với khu vực Asean

Mối quan hệ Asean - Nhật Bản 50 năm qua

Trong 50 năm qua, Asean đã đạt được những tiến bộ to lớn kể từ khi thành lập. Với một thị trường khổng lồ,GDP khoảng 2.000 tỷ USD và có hơn 600 triệu dân số, Asean sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao như là một khu vực phát triển của toàn cầu. Sau khi chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản đã tham gia vào việc giúp đỡ xây dựng đất nước các quốc giatrong khu vực Asean thông qua Chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA). Sau nhiều thập kỷ, Nhật Bản & Singapore đã có được cam kết với nhau về Hiệp định Đối tác Kinh tế (JSEPA) đầu tiên vào năm 2002. Kể từ đó, Nhật Bản và các quốc gia thành viên Asean đã tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư thông qua Hiệp định song phương EPAs và các hình thức hợp tác thương mại khác như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực Asean-Nhật Bản (AJCEP). Nhật Bản và Asean là hai đối tác thương mại lớn, và Nhật Bản cũng là nhà đầu tư lớn thứ hai, sau Liên minh Châu Âu ở khu vực Asean.

Hàng năm, các quốc gia Asean đón hơn 4 triệu du khách Nhật Bản, trong khi đó, số lượng du khách du lịch đến Nhật Bản từ các quốc gia thành viên Asean cũng đã tăng hơn 2 triệu người vào năm 2015, tăng gần gấp 3 lần so với 2014. Ngoài ra, Asean có hơn 9.000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh doanh. Những hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh tế đã góp phần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Asean -Nhật Bản.

Hợp tác Asean – Nhật Bản hiện nay

Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 40 năm quan hệ chính thức giữa Nhật Bản-Asean. Tại hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo, Nhật Bản và Asean khẳng định sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác đối tác dựa trên bốn trụ cột: "hòa bình - ổn định", "thịnh vượng", "nâng cao chất lượng cuộc sống" và "tình hữu nghị". Nhật Bản cũng tuyên bố sẽcung cấp gói hỗ trợ trị giá 2 nghìn tỷ yên bằng hình thức ODA trong vòng 5 năm để xây dựng AC cho Asean và hỗ trợ Aseanhội nhập thông qua Quỹ hội nhập Nhật Bản-Asean (JAIF) trị giá 100 triệu USD.

Ngoài ra, về trao đổi nguồn nhân lực, Nhật Bản đã đưa ra chính sách trao đổi văn hoá Châu Á mới với tên gọi "Dự án WA". Dự án thúc đẩy việc đối thoại và trao đổi giữa những người làm nghệ thuật, các nhà văn hoávà hỗ trợ cho việc học tiếng Nhật. Bên cạnh đó, một sáng kiến trao đổi nguồn nhân lực với tên gọi là “JENESYS” được đưa ra với mục tiêu có khoảng 30.000 thanh niên từ khu vực Châu Á/ Châu Đại Dương bao gồm cả Asean sẽ tham gia vào “Mạng lưới trao đổi sinh viên và thanh niên Nhật Bản-Đông Á". Ngoài ra, chúng ta cũng còn nhớ chương trình SSEAYP trước đây (Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á) đã giúp cho thanh niên Asean và Nhật Bản gần gũi nhau hơn trong bốn thập kỷ qua.

Cùng với "Tầm nhìn AC năm 2025", được các nước thành viên Asean thông qua vào năm 2015, Nhật Bản đã dành nhiều khoảng hỗ trợ để thực hiện tầm nhìn này, trong đó đặc biệt là cải thiện sự kết nối trong khu vực Asean. Vào tháng 6 năm 2016, tại Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản ông Fumio Kishida đã tuyên bố rằng Nhật Bản sẽ thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, cả về chất lượng và số lượng trong sáng kiến "Mở rộng Quan hệ Đối tác về Chất lượng Cơ sở hạ tầng", đặc biệt là hành lang Kinh tế Đông Tây (kéo dài từ Đà Nẵng đến Mawlamyine) và hành lang kinh tế phía Nam trên đất liền (kết nốiThành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkokvà Dawei). Ngoài ra, Nhật Bản cũng tin rằng việc thông qua hệ thống Shinkansen cho dự án đường sắt cao tốc kết nối Singapore và Malaysia sẽ có những đóng góp to lớn cho sự kết nối của Asean.

Hiện nay, Asean và các đối tác, bao gồm cả Nhật Bản, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức, bao gồm khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và những vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải. Sự ổn định và thịnh vượng của Asean ý nghĩa quan trọng trong chiến lượccủa các quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,nó không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định và thịnh vượng của Đông Á mà còn ảnh hưởng đến toàn cầu. Tại cuộc Đối thoại Shangri-la vào năm 2014, Thủ tướng Abe của Nhật Bản đã đưa ra ba nguyên tắc về pháp luật trên biển, bao gồm :(1) các quốc gia được quyền đưa ra yêu sách của mình nhưngphải làm rõ các yêu sách của mình dựa trên luật pháp quốc tế, (2) Các quốc gia không được sử dụng vũ lực hoặc ép buộc các nước khác trong việc thuân theo các yêu sách của mình, và (3) các quốc gia cần tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình có thể. Để giữ hòa bình và ổn định trong khu vực, cần phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc của "luật pháp". Nhật Bản sẽ đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực thông qua chính sách "Tiên phong trong việc đóng góp vì hòa bình" dựa trên các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế có liên quan và "Pháp luật vì hòa bình và an ninh"

Nhật Bản – Asean tiến tới kỉ niệm quan hệ 50 năm

Vào 40 năm trước, năm 1977, Thủ tướng Nhật Bản Takeo Fukuda đã tuyên bố "Học thuyết Fukuda". 40 năm qua, Asean đã trải qua sự phát triển nhanh chóng, và ngày nay Nhật Bản cùng với Asean là những đối tác không thể tách rời. Có thể nói, mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Asean không chỉ dừng lại ở các vấn đề liên quan Chính phủ mà còn mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh, văn hoá và các mối quan hệ tư nhân. Các mối quan hệ này ngày càng lan rộng trong khu vực Asean thông qua tìnhhữu nghị giữa 2 đối tác và các mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản vớitừng quốc gia thành viên trong Asean.

Chúng ta hãy nhìn vào Quan hệ đối tác Singapore - Nhật Bản.

Tháng 10 năm ngoái, Singapore đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 50 năm Nhật Bản và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao (SJ50) và quan hệ hợp tác giữa Hiệp hội Nhật Bản ở Singapore (JAS) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ở Singapore (JCCI) và các đối tác khác.

Về lĩnh vực kinh tế, ở cấp Chính phủ,vào năm ngoái Thủ tướng Lý Hiển Long và Thủ tướng Shinzo Abe đã đạt được thỏa thuận với nhau; và các cuộc đàm phán song phương cấp cao giữa Nhật Bản-Singapore về Giao thông hàng không và Hợp tác cơ sở hạ tầng cũng mới được đưa ra với mong muốn tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực này trên phạm vi toàn cầu của 2 quốc gia.

Hiện ngày càng có nhiều công ty Nhật Bản đặt trụ sở của mình tại Singapore. Theo các doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore là một “Trung tâm”có nhiều thuận lợi cho việcmở rộng kinh doanh trong khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và thậm chí là toàn cầu. Do vậy, tôi cho rằng ngày càng có nhiều tiềm năng cho sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Singapore với nhau để cùng phát triển ở các nước thứ ba và các thị trường đang phát triển, hay bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đấy có thể là cơ sở cho việc tiến tới quan hệ "Đối tác Kinh doanh Toàn cầu giữa Singapore-Nhật Bản".

Trong lĩnh vực văn hoá, vào năm 2007, Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Lý Hiển Long đã đồng ý thành lập "Trung tâm Sáng tạo Nhật Bản (JCC)" cótrụ sở đặt tại Singapore để phổ biến các thông tin về văn hoá Nhật Bản và những sáng tạo mà Nhật Bản đang thực hiện. Tôi tin rằng JCC đang trở thành một "cửa ngõ thông tin", và là "chất xúc tác" cho việc trao đổi nguồn nhân lực và kết nối Nhật Bản -Asean mà khởi nguồn từ Singapore.

Trong 50 năm qua, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Asean đã biến đổi từ mối quan hệ giữa 2 đối tác đơn thuần trở sang ngày càng đa dạng hơn. Nhật Bản tôn trọng "sự đa dạng" của các nước thành viên Asean, và đảm bảo rằng nó sẽ góp phần vào sự thống nhất của Asean. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ này trong dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Asean-Nhật năm 2023 và kỷ niệm 100 năm của ASEAN trong 50 năm tới.

Tôi mong muốn Asean sẽ tiếp tục duy trì được sự thành công và thịnh vượng của mình; chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với các bạn!

Xin trân trọng cảm ơn.

Kenji Shinoda
Đại sứ Nhật Bản tại Singapore

Nguồn: businesstimes.com – KT

Từ khóa: Quan hệ, Asean & Nhật Bản, Từ quá khứ, đến hiện tại

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007428964
Go to top